Bộ GD-ĐT phản hồi về kiến nghị thống nhất 1 bộ sách giáo khoa

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri Hưng Yên về thống nhất một bộ sách giáo khoa, được gửi đến trước kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV.

Cụ thể, kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên là đề nghị xem xét để thống nhất 1 bộ sách giáo khoa chung cho học sinh cùng cấp học trong cả nước.

Đồng thời đề nghị không nên thường xuyên thay đổi sách giáo khoa bởi sẽ gây lãng phí vì sách không sử dụng lại được, khó khăn cho người bán cũng như nhân dân khi tìm mua sách cho con mình.

z5822430853216-9fec5a309d655fff515f674c79fbe014-9491.jpg
Cử tri Hưng Yên kiến nghị thống nhất một bộ sách giáo khoa chung cho học sinh cùng cấp học trong cả nước

Đặc biệt, khi xảy ra bão lụt, học sinh bị hỏng hết sách giáo khoa nhưng các cơ quan, đơn vị, nhân dân ủng hộ sách thì lại không đúng bộ sách các em đang học nên không sử dụng được.

Đối với kiến nghị này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28.11.2014 của Quốc hội quy định: “Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học”.

kim-son.jpg
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào Tạo Nguyễn Kim Sơn

Mỗi môn học, hoạt động giáo dục có nhiều sách giáo khoa và xã hội hóa sách giáo khoa là chủ trương có tính đột phá, thay đổi việc xuất bản sách giáo khoa theo cơ chế độc quyền.

Đồng thời, việc xã hội hóa tạo điều kiện cho nhiều cá nhân, tổ chức có khả năng, điều kiện tham gia biên soạn, xuất bản sách giáo khoa có sự cạnh tranh, tạo động lực cho các nhóm tác giả, các nhà xuất bản có được những bộ sách chất lượng tốt.

Bộ Chính trị đã có Kết luận 91-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4.11.2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong đó, Kết luận nêu rõ nhiệm vụ: “Tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới... Thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất cả nước, mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa và xã hội hoá việc biên soạn sách giáo khoa”.

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, việc tổ chức dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện thống nhất theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cùng với đó, sách giáo khoa triển khai Chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được thực hiện đến lớp 5 đối với cấp Tiểu học, đến lớp 9 đối với cấp Trung học Cơ sở và lớp 12 đối với cấp Trung học Phổ thông. Bên cạnh đó, công tác xã hội hóa sách giáo khoa đạt kết quả tốt, các môn học và hoạt động giáo dục đều có từ 3 đến 9 bộ sách giáo khoa; giáo viên và học sinh có cơ hội được lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục để tổ chức dạy học.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa đến nay đã bước sang năm thứ 5, các địa phương, cơ sở giáo dục đánh giá cao Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và triển khai thực hiện dần đi vào ổn định, nâng cao chất lượng.

Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang tổng kết việc biên soạn sách giáo khoa, trong đó sẽ đánh giá cụ thể về xã hội hóa sách giáo khoa, trên cơ sở đó sẽ nghiên cứu và báo cáo với Chính phủ, Quốc hội về sự cần thiết ban hành thống nhất, đồng bộ sách giáo khoa trên toàn quốc.

Giáo dục

Ủng hộ thành lập “Trường học Nga” tại Việt Nam
Giáo dục

Ủng hộ thành lập “Trường học Nga” tại Việt Nam

Trao đổi về dự án xây dựng “Trường học Nga” tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc chia sẻ sự ủng hộ việc thành lập cơ sở giáo dục theo các chương trình của Nga tại Việt Nam do Chính phủ Nga đầu tư, là cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Quảng Trị: Cử giáo viên sang Lào giảng dạy cho học sinh người Việt
Giáo dục

Quảng Trị: Cử giáo viên sang Lào giảng dạy cho học sinh người Việt

Hiện Sở GD-ĐT Quảng Trị đang tích cực phối hợp với Sở Nội vụ và các địa phương có liên quan để hoàn tất hồ sơ đưa 4 giáo viên (gồm 2 giáo viên mầm non, 2 giáo viên tiểu học) sang giảng dạy tiếng Việt và một số môn văn hóa cho học sinh tại các cơ sở giáo dục trong đó có Trường THPT Hữu Nghị Lào - Việt.

Các đại biểu thực hiện nghi thức Lễ bàn giao và đưa vào sử dụng Phòng thực hành ngân hàng và Sân thanh niên
Giáo dục

PVcomBank đồng hành cùng Trường Đại học Điện lực

Ngày 14.1, tại Trường Đại học Điện lực diễn ra Lễ bàn giao và đưa vào sử dụng Phòng thực hành ngân hàng và Sân thanh niên, được tài trợ bởi Ngân hàng PVcomBank. Đây là sự kiện rất ý nghĩa trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.