Bộ GD-ĐT phản hồi cử tri về kiến nghị xét tốt nghiệp cho học sinh THPT thay cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

Cử tri An Giang đề nghị Bộ GD-ĐT tổ chức xét tốt nghiệp cho học sinh THPT trên toàn quốc thay cho hình thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia hiện nay. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã phản hồi về kiến nghị này. 

Theo cử tri tỉnh An Giang, Bộ GD-ĐT nên tổ chức xét tốt nghiệp cho học sinh trên toàn quốc thay cho hình thức tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT như hiện nay.

Trả lời kiến nghị này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Khoản 3 Điều 34, Luật Giáo dục 2019 quy định: "Học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thì được dự thi, đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc UBND cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp THPT. Học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông".

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết thêm, việc tổ chức kỳ thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT đã được quy định trong Luật Giáo dục. Đồng thời kỳ thi cũng là một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của cơ sở giáo dục phổ thông và công tác chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục. Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

bo-truong-1769.jpg
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn

Nhấn mạnh mức độ cần thiết tổ chức một kỳ thi, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thông tin thêm, việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, được xã hội quan tâm. Đảng, Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều nghị quyết liên quan về công tác thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT, như: Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 4.11.2013 của Ban Chấp hành Trung ương; Nghị quyết 88/2014/QH13, ngày 28.11.2014 của Quốc hội; Nghị quyết 144/NQ-CP, ngày 10.9.2023 của Chính phủ. Bộ GD-ĐT luôn đưa ra phương án thi bảo đảm gọn nhẹ, giảm áp lực và không gây tốn kém cho xã hội.

Các thí sinh có đủ kết quả đại diện cho các khối ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ, nghệ thuật, ngoại ngữ, đồng thời bảo đảm quyền chủ động lựa chọn theo đúng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Cử tri tỉnh An Giang cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT giao Sở GD-ĐT địa phương được quyết định, lựa chọn bộ sách giáo khoa thống nhất theo cấp học.

Trong văn bản trả lời cử tri An Giang, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay, Nghị quyết 88/2014/QH13, ngày 28.11.2014 của Quốc hội quy định thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học. Sách giáo khoa biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xã hội hóa, tạo điều kiện cho nhiều cá nhân, tổ chức có khả năng, điều kiện tham gia vào việc biên soạn sách giáo khoa, tạo ra những bộ sách giáo khoa có chất lượng tốt của nhiều nhóm tác giả sách khác nhau; học sinh và giáo viên có cơ hội lựa chọn được các bộ sách phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tổ chức dạy học tại các cơ sở giáo dục phổ thông.

Thực hiện Luật Giáo dục 2019, Bộ GD-ĐT đã ban hành các Thông tư quy định về lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó có quy định mỗi cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn một sách giáo khoa trong danh mục sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt cho mỗi môn học, lớp học phù hợp điều kiện tổ chức dạy học và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

"Đối với việc dạy và học trong các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện thống nhất trên toàn quốc theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, việc mỗi nhà trường tổ chức giảng dạy với các bộ sách giáo khoa khác nhau không ảnh hưởng đến việc phụ huynh tham gia vào quá trình kiểm tra, hướng dẫn con em học tập", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Giáo dục

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair
Giáo dục

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair

Trường Đại học Ngoại thương vừa tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc tăng cường hợp tác học thuật và ngoại giao giữa hai khu vực kinh tế năng động hàng đầu thế giới là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục: Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên
Giáo dục

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục: Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên

Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục. Trong đó, bổ sung 3 loại hình phương tiện giao thông công cộng mà học sinh, sinh viên được giảm giá vé: tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, phà. 

GS Nguyễn Hữu Tú nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Chính phủ Pháp
Giáo dục

GS Nguyễn Hữu Tú nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Chính phủ Pháp

GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội vừa được trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm - một trong những phần thưởng cao quý của Chính phủ Pháp. Huân chương là sự ghi nhận những cống hiến của Giáo sư Nguyễn Hữu Tú đối với sự phát triển hợp tác Pháp ngữ tại Việt Nam, đặc biệt là hợp tác đào tạo Y khoa Pháp  - Việt.

 Bộ GD-ĐT trả lời về đề xuất miễn học phí con giáo viên
Giáo dục

Bộ GD-ĐT trả lời về đề xuất miễn học phí con giáo viên

TS Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết hiện Ban soạn thảo đang đánh giá tác động và sẽ cân nhắc việc điều chỉnh đề xuất miễn học phí cho con đẻ và con nuôi của nhà giáo trong dự thảo Luật Nhà giáo cho phù hợp.