Bộ GD-ĐT giảm 6 vụ sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, thay đổi nhiều nhân sự lãnh đạo

Ngày 5.3, Bộ GD-ĐT thông tin về việc sắp xếp, tổ chức bộ máy và bổ nhiệm nhân sự. Theo đó, Bộ GD-ĐT giảm 1 Tổng Cục thành Cục, giảm 6 Vụ.

Trước đó, thực hiện Kế hoạch của Ban Chỉ đạo về Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ, Bộ GD-ĐT đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2025/NĐ-CP ngày 26.2.2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GD-ĐT.

Cụ thể cơ cấu tổ chức của Bộ GD-ĐT gồm 18 đơn vị: Vụ Giáo dục Mầm non (giữ nguyên); Vụ Giáo dục Phổ thông (trên cơ sở hợp nhất Vụ Giáo dục Tiểu học và Vụ Giáo dục Trung học thành Vụ Giáo dục Phổ thông); Vụ Giáo dục Đại học (giữ nguyên); Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh (giữ nguyên);

Vụ Học sinh, sinh viên (trên cơ sở hợp nhất Vụ Giáo dục thể chất và Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên thành Vụ Học sinh, sinh viên); Vụ Pháp chế (giữ nguyên); Vụ Tổ chức cán bộ (giữ nguyên); Vụ Kế hoạch - Tài chính (trên cơ sở hợp nhất Vụ Kế hoạch - Tài chính và Vụ Cơ sở vật chất thành Vụ Kế hoạch - Tài chính);

Văn phòng (giữ nguyên); Thanh tra (giữ nguyên); Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (giữ nguyên); Cục Quản lý chất lượng (giữ nguyên); Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin (trên cơ sở hợp nhất Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Cục Công nghệ thông tin thành Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin).

Cục Hợp tác quốc tế (giữ nguyên); Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên (trên cơ sở tổ chức lại Tổng Cục Giáo dục nghiệp và Vụ Giáo dục thường xuyên thành Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên); Báo Giáo dục và Thời đại (giữ nguyên); Tạp chí Giáo dục (giữ nguyên); Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (giữ nguyên).

bgd-16849118818681667510301.jpg
Trụ sở Bộ GD-ĐT

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng kết thúc hoạt động của Vụ Giáo dục dân tộc, chuyển chức năng, nhiệm vụ về các đơn vị thuộc Bộ phù hợp.

Như vậy, theo quy định Nghị định số 37/2025/NĐ-CP, Bộ GD-ĐT giảm 1 Tổng Cục thành Cục; giảm 6 Vụ.

Cùng với đó, Bộ GD-ĐT cũng bổ nhiệm nhân sự mới sau sắp xếp, gồm 37 Cục trưởng/Vụ trưởng và Phó Cục trưởng/Phó Vụ trưởng của 9 Cục, Vụ.

Thông tin về bổ nhiệm nhân sự sau khi tinh giản như sau:

TT
Họ và tên
Chức vụ trước sắp xếp
Chức vụ sau sắp xếp
I
Cục Hợp tác Quốc tế
1
Bà Nguyễn Thu Thủy
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học
Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế
II
Vụ Học sinh, sinh viên
2
Ông Hoàng Đức Minh
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên
Vụ trưởng Vụ Học sinh, sinh viên
3
Ông Trần Văn Đạt
Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên
Phó Vụ trưởng Vụ Học sinh, sinh viên
4
Ông Nguyễn Văn Thanh
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc
Phó Vụ trưởng Vụ Học sinh, sinh viên
5
Ông Nguyễn Xuân An Việt
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên
Phó Vụ trưởng Vụ Học sinh, sinh viên
6
Bà Nguyễn Thị Nhung
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên
Phó Vụ trưởng Vụ Học sinh, sinh viên
7
Ông Nguyễn Nho Huy
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất
Phó Vụ trưởng Vụ Học sinh, sinh viên
8
Ông Trần Văn Lam
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất
Phó Vụ trưởng Vụ Học sinh, sinh viên
III
Vụ Kế hoạch - Tài chính
9
Ông Trần Thanh Đạm
Vụ trưởng Kế hoạch - Tài chính
Vụ trưởng Kế hoạch - Tài chính
10
Ông Phạm Hùng Anh
Vụ trưởng Vụ Cơ sở Vật chất
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính
11
Ông Phạm Văn Sinh
Phó Vụ trưởng Vụ Cơ sở Vật chất
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính
12
Ông Trần Thanh Khiết
Phó Vụ trưởng Vụ Cơ sở Vật chất
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính
13
Bà Đào Phan Cẩm Tú
Phó Vụ trưởng Vụ Cơ sở Vật chất
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính
14
Ông Ngô Văn Thịnh
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính
15
Ông Đinh Minh Tùng
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính
16
Ông Đồng Xuân Trường
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính
IV
Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin
17
Ông Phạm Quang Hưng
Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế
Cục trưởng Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin
18
Ông Nguyễn Sơn Hải
Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin
Phó Cục trưởng Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin
19
Ông Tô Hồng Nam
Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin
Phó Cục trưởng Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin
20
Bà Đặng Thị Oanh
Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin
Phó Cục trưởng Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin
21
Ông Trần Nam Tú
Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Phó Cục trưởng Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin
22
Ông Vũ Thanh Bình
Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Phó Cục trưởng Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin
23
Ông Hoàng Hoa Cương
Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Phó Cục trưởng Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin
V
Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục
24
Bà Lê Thị Thanh Nhàn
Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc
Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục
VI
Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên
25
Ông Trương Anh Dũng
Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Cục trưởng Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên
26
Bà Nguyễn Thị Việt Hương
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Phó Cục trưởng Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên
27
Ông Phạm Vũ Quốc Bình
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Phó Cục trưởng Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên
28
Bà Vũ Thị Tú Anh
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên
Phó Cục trưởng Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên
29
Ông Nguyễn Xuân Thủy
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên
Phó Cục trưởng Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên
30
Bà Lê Thị Hằng
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên
Phó Cục trưởng Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên
VII
Vụ Giáo dục Mầm non
31
Ông Nguyễn Thanh Đề
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non
VIII
Vụ Giáo dục Đại học
32
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học
Phó Vụ trưởng, Phụ trách Vụ Giáo dục Đại học
IX
Vụ Giáo dục Phổ thông
33
Ông Thái Văn Tài
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông
34
Ông Tạ Ngọc Trí
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông
35
Bà Trịnh Hoài Thu
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông
36
Ông Đỗ Đức Quế
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông
37
Bà Vũ Thị Ánh
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông

Giáo dục

Nhóm luyện thi giả danh thí sinh dùng tài khoản ảo để “review” đề thi Đánh giá năng lực
Giáo dục

Nhóm luyện thi giả danh thí sinh dùng tài khoản ảo để “review” đề thi Đánh giá năng lực

Ngày 16.3, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí - Đại học Quốc gia Hà Nội, trưởng Ban Tổ chức Kỳ thi Đánh giá năng lực cho biết, trong hai ngày qua, một số nhóm luyện thi giả danh thí sinh (dùng tài khoản ảo) “review” đề thi Đánh giá năng lực đợt 501 nhằm quảng bá thu hút thí sinh luyện thi. 

Kết thúc đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh có điểm cao nhất là 126/150
Giáo dục

Kết thúc đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh có điểm cao nhất là 126/150

Trong hai ngày 15 và 16 tháng 3 năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức đợt thi Đánh giá năng lực (HSA -501) đầu tiên kỳ thi của năm 2025. Theo đó, tổng số thí sinh theo danh sách đăng ký dự thi là 11.027, số hoàn thành hồ sơ đúng quy chế đến dự thi 10.958; đạt 99,4% tỉ lệ thí sinh dự thi.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua
Giáo dục

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua

Thông tin Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với một số trường đại học; TP. Hồ Chí Minh tăng 5-10% chỉ tiêu lớp 10 năm 2025; Nhiều trường đại học tăng học phí; Phí giữ chỗ vào lớp 10 trường tư ở Hà Nội lên tới 25 triệu đồng... là những tin tức giáo dục nổi bật tuần qua

Trường Đại học Phenikaa bổ sung thêm xét tuyển V-SAT, điều chỉnh tổ hợp, mở thêm ngành Luật
Giáo dục

Trường Đại học Phenikaa bổ sung thêm xét tuyển V-SAT, điều chỉnh tổ hợp, mở thêm ngành Luật

So với năm 2024, phương thức tuyển sinh năm nay của Trường Đại học Phenikaa có điểm mới khi bổ sung thêm kỳ thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT. Bên cạnh đó, trường cũng điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển cho phù hợp, bổ sung các tổ hợp xét tuyển có môn Tin học hay Khoa học công nghệ.

Phụ huynh và học sinh vượt trăm cây số về Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp
Giáo dục

Phụ huynh và học sinh vượt trăm cây số về Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp

Từ tờ mờ sáng, hàng nghìn học sinh và phụ huynh từ khắp các tỉnh, thành phía Bắc đã không ngại vượt trăm cây số đến Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp. Đây là ngày hội quy mô lớn nhất từ trước tới nay với gần 300 khu tư vấn của hơn 100 cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Thí sinh nên chọn ngành học bằng đam mê và năng lực bản thân
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Thí sinh nên chọn ngành học bằng đam mê và năng lực bản thân

Trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 sáng nay 16.3, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ: "Về chọn ngành học, thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên đam mê, năng lực của bản thân và nhu cầu thực tiễn của xã hội trong tương lai. Hãy chủ động trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, kỹ năng số, tư duy phản biện và tinh thần học tập suốt đời để không ngừng tiến bộ".

PGS.TS Trần Thành Nam trả lời tất tật thông tin về "Những ngành học nào hot trong lĩnh vực giáo dục"
Kinh tế - Xã hội

PGS.TS Trần Thành Nam trả lời tất tật thông tin về "Những ngành học nào hot trong lĩnh vực giáo dục"

Năm 2025, những ngành học nào đang thu hút sự quan tâm của các thí sinh cũng như có tiềm năng phát triển trong thời gian tới? thí sinh cần làm gì để có thể chọn được ngành học, trường học phù hợp nhất?, phương án tuyển sinh của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội có điểm gì mới?... trong chương trình “Tư vấn tuyển sinh”  của Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giải đáp thắc mắc những vấn đề trên.

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ
Giáo dục

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ

Bước vào kỷ nguyên mới, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những yếu tố sống còn, quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao không còn là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục mà của toàn xã hội, gắn với trọng trách phát triển bền vững đất nước.

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo
Giáo dục

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo

Theo PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có chất lượng nhân lực khoa học, công nghệ đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương pháp giảng dạy một cách căn bản và triệt để. Tuy nhiên, đặc thù của khoa học, công nghệ là thay đổi từng ngày, từng giờ, do đó rất cần tháo gỡ vướng mắc thể chế một cách mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo.

Ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57”
Giáo dục

Thêm niềm tin cho trường ngoài công lập đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Bên cạnh các cơ cơ sở giáo dục đại học công lập, các cơ sở giáo dục đại học tư thục ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Là một trong những cơ sở giáo dục dân lập, ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục
Giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xác định là “kim chỉ nam” cho đào tạo, cơ hội cho các cơ sở giáo dục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc gặp - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan: Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm

Phát biểu tại cuộc gặp gỡ các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư nghiệp chiều 15.3, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan nêu rõ, Nghị quyết 57-NQ/TW đã đặt ra những định hướng lớn, nhưng điều quan trọng hơn là làm sao để Nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra bước ngoặt thực sự trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm, vì tương lai con cháu chúng ta.”

Doanh nghiệp cần "bắt tay" với cơ sở giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Khoa học và Công nghệ

Doanh nghiệp cần "bắt tay" với cơ sở giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát biểu tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng nhận định, phần lớn nhân lực Việt Nam mới ra trường còn thiếu kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo. Nhiều kỹ năng cơ bản như viết email, thiết kế slide, giao tiếp, báo cáo, hay thậm chí là Tin học văn phòng,... vẫn cần được doanh nghiệp đào tạo lại. 

Không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, khó đảm bảo thành công mục tiêu của Nghị quyết 57
Giáo dục

Không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, khó đảm bảo thành công mục tiêu của Nghị quyết 57

TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học FPT cho rằng, nếu không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, rất khó đảm bảo thành công trong việc thực thi mục tiêu do Nghị quyết 57 đặt ra. Cùng với thể chế, hạ tầng, dữ liệu số, các công nghệ then chốt... nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng, cũng là thách thức rất lớn.

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM
Giáo dục

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học không chỉ là những nơi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà đây còn là nơi đóng vai trò tổ chức khoa học công nghệ, nơi tập trung phần lớn các đội ngũ các nhà khoa học của đất nước.

"Luồng gió mới" cho đào tạo nhân lực chất lượng cao
Giáo dục

"Luồng gió mới" cho đào tạo nhân lực chất lượng cao

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa, hiệu ứng từ Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết số 193/2025/QH15 sẽ tạo luồng gió mới và thời gian tới chắc chắn sẽ có chuyển động mạnh mẽ trong đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ chất lượng cao.

Khởi động NEU Career Week 2025 - Hành trang vững bước trên con đường sự nghiệp
Giáo dục

Khởi động NEU Career Week 2025 - Hành trang vững bước trên con đường sự nghiệp

Với chủ đề “Nguồn nhân lực thích ứng với trí tuệ nhân tạo”, chương trình “Tuần nghề nghiệp và việc làm 2025 - NEU Career Week 2025” diễn ra từ ngày 20.3 đến 30.3 tại Đại học Kinh tế Quốc dân hứa hẹn sẽ mang tới nhiều thông tin bổ ích cho các bạn sinh viên về một thị trường lao động đang ngày càng đổi mới.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng chia sẻ tại tọa đàm
Khoa học - Công nghệ

Để sinh viên ra trường được sử dụng “đúng người, đúng việc”

Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc để phát triển khoa học - công nghệ, trong đó có nguồn nhân lực. Đồng thời, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học và khoa học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để nhân lực được sử dụng “đúng người, đúng việc”. Đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, tại Hà Nội.