Bộ GD-ĐT giải thích lý do tổ chức bốc thăm chọn môn thi vào lớp 10

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra vào chiều nay 7.10, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã trả lời báo chí về vấn đề bốc thăm chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10.

Bộ GD-ĐT đang xin ý kiến để sửa đổi quy chế thi THCS và THPT, trong đó về phương thức xét tuyển, tuyển sinh lớp 10 THPT có đưa ra 2 phương thức là xét tuyển và thi tuyển. Về thi tuyển, dự thảo quy định số lượng thi là 3 môn gồm Toán, Ngữ văn và một môn thi do Sở GD-ĐT tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên.

Trả lời về việc vì sao phải bốc thăm lựa chọn môn thi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, năm học 2024-2025 đã khép kín một cái chu kỳ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo chương trình 2018 từ lớp 1 đến lớp 12. Do đó, năm học 2024-2025, ngành giáo dục cân nhắc tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 vào khoảng giữa tháng 6 và tháng 7 năm 2025.

Vì thế, Bộ GD-ĐT đang hết sức khẩn trương xây dựng quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT. Dự kiến đến tháng 11 sẽ ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT và ngày 15.10 này sẽ đăng lên Cổng Thông tin điện tử về dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào lớp 10.

Theo thông lệ của nhiều năm, nếu ban hành được vào thời điểm này thì sớm hơn những năm trước ít nhất là khoảng 3 tháng, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động dạy và học, đặc biệt là học sinh.

thu-truong-3108.jpg
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng

Cố gắng không gây áp lực, tốn kém cho học sinh, phụ huynh

Về thi tuyển sinh vào lớp 10, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, về quan điểm xây dựng quy chế thi, Bộ GD-ĐT xác định 3 nguyên tắc, quan điểm cốt lõi.

Một là, không gây áp lực, gây tốn kém cho phụ huynh, cho học sinh và xã hội với tinh thần là gọn nhẹ. Đây là một quan điểm cũng như là nguyên tắc xuyên suốt trong Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và cũng tiếp tục được thể hiện trong Kết luận 91.

Nguyên tắc thứ hai là quy chế thi phải thúc đẩy được hoạt động giáo dục, đặc biệt là giáo dục toàn diện để làm sao cho học sinh chuẩn bị những bước cơ bản, bước đầu về phẩm chất và năng lực để các em có đủ điều kiện có thể tiếp tục học lên cấp bậc cao hơn, đó là trung học phổ thông. Hoặc nếu các em chuyển đổi, phân luồng khi học nghề thì các em cũng có nền tảng về phẩm chất và năng lực để có thể học nghề và thực hành nghề nghiệp ngay.

Trong nội dung này, những môn thi, phương thức thi cũng phải gắn kết được quá trình kiểm tra, đánh giá thường xuyên với kiểm tra, đánh giá cuối kỳ. Có nghĩa là các môn học nào trong quá trình học có kiểm tra, có đánh giá đặc biệt là cho điểm thi cuối kỳ, cuối khóa cũng phải có thể kiểm tra, đánh giá. Điều này nhằm giúp các em có đầy đủ phông nền về phẩm chất, năng lực đảm bảo giữa các môn học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội với những môn công cụ, phương tiện phù hợp với xu thế đổi mới hiện nay như ngoại ngữ, tin học, khoa học - công nghệ, STEM...và đặc biệt là phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nguyên tắc thứ ba là đảm bảo công tác quản lý nhà nước. Đó là Bộ GD-ĐT quy định khung để phục vụ công tác quản lý nhà nước trong kiểm tra, thanh tra, đánh giá và đồng thời, cũng thực hiện tốt nguyên tắc phân cấp, phân quyền, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm của các Sở GD-ĐT trong quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Bộ GD-ĐT lo ngại tình trạng học tủ, học lệch

Từ 3 nguyên tắc cốt lõi và cơ bản này, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo xây dựng quy chế thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào 10 với những nội dung cơ bản:

Về phương thức thi, có 3 phương thức: thi tuyển; xét tuyển và phối hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Tất cả những nội dung này thuộc về thẩm quyền của địa phương, tức là Sở GD-ĐT tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và lựa chọn và có căn cứ nguyên tắc. Nếu số lượng học sinh thi hay số lượng nhu cầu đầu vào phù hợp, tức là cung - cầu phù hợp thì không nhất thiết phải thi mà có thể xét tuyển…

Về môn thi, quy định khung cứng của Bộ GD-ĐT là 2 môn: Ngữ văn và môn Toán, còn môn thứ 3 nằm trong số những môn còn lại. Đối với những môn có đánh giá, cho điểm thì do các Sở GD-ĐT quyết định nhưng phải do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt.

Về thời gian thi, công tác ra đề, coi thi, chấm thi, công bố điểm, Bộ GD-ĐT đã có những quy định thống nhất chung.

Để xây dựng những nội dung này, Bộ GD-ĐTđã có khảo sát tổng hợp, đánh giá rất kỹ lưỡng công tác thi tuyển sinh vào lớp 10 trong 10 năm qua. Qua đó, thấy rằng nếu không có quy định khung cũng như phân cấp thì công tác quản lý của ngành vẫn có những bất cập.

Thứ trưởng Thưởng chia sẻ, qua thống kê, về phương thức thi cơ bản ổn. Về số lượng môn thi thì cũng đa số là các tỉnh lựa chọn 3 môn, có khoảng 3 đến 4 tỉnh lựa chọn 2 môn. Như vậy, không đồng nhất. Và môn thi thứ 3 là môn gì? Môn ngoại ngữ, môn tin học hay các môn khác thì cũng chưa có quy định thống nhất, tạo ra sự bất cập, và sẽ khó kiểm tra, đánh giá đối với công tác quản lý của trung ương cũng như đánh giá mặt bằng trong quá trình dạy học của cơ sở.

Phương thức chọn môn thứ ba "được quan tâm nhất". Nếu để địa phương tự chọn, việc này có thể ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của người đứng đầu, gây ra nhiều hệ lụy. Nhưng nếu chọn một môn cố định, Bộ GD-ĐT lo gây ra tình trạng học tủ, học lệch. Như thế, học sinh không được chuẩn bị đầy đủ phẩm chất và năng lực theo yêu cầu của chương trình mới.

Bộ GD-ĐT đang nghiên cứu có thể có các phương thức, hình thức khác nhau có thể lựa chọn trong số các môn còn lại, ví dụ như năm nay có thể thi môn khoa học xã hội, năm sau có thể khoa học tự nhiên, năm sau có thể các môn khoa học khác hoặc có thể bốc thăm. Bây giờ Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến.

Về thời gian thi, qua tổng kết có Sở GD-ĐT tổ chức thi môn Ngữ văn là 120 phút, môn Toán 120 phút, có nơi môn toán 90 phút, có nơi tiếng Anh 90 phút, có nơi 60 phút. Tức là trăm hoa đua nở. Cho nên phải có sự thống nhất. Nếu làm tốt thì thuận lợi hơn cho các Sở GD-ĐT, tránh được những rủi ro, bất cập.

Thứ trưởng Thưởng cho biết, hiện nay, Bộ GD-ĐT đang trong quá trình lấy ý kiến để xây dựng dự thảo Thông tư với quan điểm lắng nghe ý kiến từ cấp cơ sở nhưng trên một nguyên tắc và đảm bảo quy định thống nhất quản lý nhà nước và đảm bảo khoa học về đánh giá và đảm bảo đầu ra theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, phù hợp với cấp học.

Trên cơ sở đánh giá toàn diện kỹ lưỡng công tác thi tuyển sinh vào lớp 10 của giai đoạn trước làm sao vừa mang tính ổn định nhưng có sự đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông của 2018.

Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi sau vụ sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi sau vụ sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật

Phóng sự về việc sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội trong 2 tuần học giáo dục quốc phòng phải ăn cơm canh thừa bữa trước, nhiều dị vật bất thường, lên sóng chương trình Chuyển động 24h đã gây xôn xao dư luận. Đa số ý kiến bày tỏ sự bức xúc, xót xa và yêu cầu cơ quan chức năng sớm có giải pháp xử lý thật nghiêm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên

Ngày 7.10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Giáo sư Klaus Schwab giao lưu với sinh viên về chủ đề: “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ”.

Mong chờ đề thi minh họa thực sự của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục

Mong chờ đề thi minh họa thực sự của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Ngày 29.12.2023, Bộ GD-ĐT công bố đề thi minh họa theo cấu trúc định dạng đề thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. Tuy nhiên, các đề thi minh họa của các môn học đều có tiêu đề là “Đề kiểm tra lớp 10” của môn học đó. Do vậy, học sinh và giáo viên cũng như phụ huynh học sinh đang mong chờ đề minh họa thực sự của kì thi tốt nghiệp THPT của năm 2025.

Nguồn: venturevillage.world
Nghị viện thế giới

Phần Lan: Bảo đảm chất lượng giáo dục và vị thế cao quý của nghề giáo

Phần Lan thường được coi là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới về chính sách, luật pháp dành cho giáo viên. Hệ thống giáo dục của nước này luôn được xếp hạng cao trên toàn cầu. Những ưu đãi đối với giáo viên ở Phần Lan nhấn mạnh đến việc tôn trọng quyền tự chủ nghề nghiệp, sự kính trọng đối với nghề giáo và yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt, góp phần củng cố vị thế vững chắc của những nhà giáo như là một nghề cao quý trong xã hội.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Quy chế công chức cho giáo viên ở Đức: Bảo đảm ổn định trong giáo dục

Hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với cấu trúc chặt chẽ, hiệu quả và tiêu chuẩn cao. Một trong những khía cạnh góp phần vào thành công của hệ thống này là quy chế "Beamte" - trao cho lao động ở khu vực công, bao gồm một tỷ lệ lớn giáo viên tư cách "công chức nhà nước". Tư cách đặc biệt này mang lại cho giáo viên ở Đức nhiều quyền lợi, từ bảo đảm việc làm, phúc lợi, uy tín xã hội đến sự ổn định lâu dài.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Các nước củng cố, hoàn thiện pháp luật về nhà giáo

Pháp luật về nhà giáo trên thế giới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, góp phần hình thành những thế hệ tương lai mạnh mẽ và thúc đẩy phát triển xã hội bền vững. Những quy định này không chỉ thiết lập khung pháp lý rõ ràng để quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên, mà còn bảo vệ quyền lợi của họ, từ đó nâng cao chuẩn mực nghề nghiệp.

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Công ty Honda Việt Nam và Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp tổ chức “Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn kỹ năng lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn đầu năm học 2024 - 2025”.