Bồ Đào Nha “rẽ phải” sau tổng tuyển cử, châu Âu lo ngại

Khối trung hữu đối lập đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử sớm ở Bồ Đào Nha hôm 10.3. Kết quả này là một đòn giáng mạnh vào phe trung tả, phản ánh sự trỗi dậy của phe cực hữu trên khắp châu Âu.

Bồ Đào Nha “rẽ phải” sau tổng tuyển cử, Châu Âu lo ngại -0
Lãnh đạo AD Luís Montenegro ăn mừng chiến thắng. Ảnh: AP

Phe cánh hữu áp đảo

Cuộc thăm dò của Đài truyền hình công cộng RTP cho thấy Liên minh Dân chủ (AD) trung hữu dự kiến sẽ giành được 83-91 ghế trong Quốc hội Bồ Đào Nha gồm 230 ghế, trong khi Đảng Xã hội cánh tả, đảng cầm quyền từ năm 2015 đến trước cuộc bầu cử này, chỉ giành được 69 -77 ghế. Đảng dân túy cực hữu Chega giành được sự ủng hộ mạnh mẽ, tăng từ mức chỉ 12 ghế trong cuộc bầu cử trước. Đảng Sáng kiến Tự do (IL) thân thiện với doanh nghiệp giành được 7-10 ghế, giúp cánh hữu áp đảo cánh tả trong Quốc hội. Tuy nhiên, không đảng nào giành được đa số ghế trong Quốc hội khóa mới.

Cuộc thăm dò ý kiến hậu bầu cử cho Đài RTP được thực hiện bởi Đại học Công giáo Bồ Đào Nha, có kết quả phần lớn là chính xác. Điều này đã được chứng minh trong các cuộc bầu cử trước.

AD đã vận động dựa trên những lời hứa sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách cắt giảm thuế, đồng thời cải thiện các dịch vụ y tế công cộng và giáo dục vốn đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc đình công của giáo viên và nhân viên trường học vì vấn đề trả lương.

“Người dân Bồ Đào Nha đã lên tiếng”, lãnh đạo AD Luís Montenegro cho biết khi tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cực kỳ sát sao hôm 10.3. “Họ muốn có một chính phủ khác, các chính sách khác, các đảng phái đổi mới và đối thoại giữa các nhà lãnh đạo của họ… Và đó là những gì chúng tôi sẵn sàng đưa ra”.

Tiến trình đàm phán liên minh sẽ cam go

Sau khi tham vấn với lãnh đạo các đảng đã giành được ghế trong Quốc hội, Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa dự kiến sẽ mời ông Montenegro thành lập chính phủ trong tuần này. Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò, ngay cả khi AD giành nhiều phiếu bầu nhất, khối này cũng không có đủ số ghế để chiếm thế đa số trong Quốc hội khóa mới và chắc chắn sẽ phải tiến hành các cuộc đàm phán thành lập liên minh.

Trong bài phát biểu tuyên bố chiến thắng, ông Montenegro đã tái khẳng định cam kết của mình là sẽ không tham gia bất kỳ loại thỏa thuận chính trị nào với phe cực hữu.

Đảng Chega cực hữu cho biết, để giành được sự ủng hộ của họ trong Quốc hội, họ phải được trở thành một phần của chính phủ liên minh cánh hữu. Và các nhà phân tích cho rằng một thỏa thuận với Chega, (trong tiếng Bồ Đào Nha nghĩa là “đủ rồi”), có thể là cách duy nhất để AD có thể lên cầm quyền.

“Chúng tôi muốn mang lại cho Bồ Đào Nha một chính phủ ổn định”, lãnh đạo Chega Andre Ventura cho biết sau khi kết quả thăm dò hậu bầu cử được công bố. “Chúng tôi sẵn sàng xây dựng chính phủ ở Bồ Đào Nha”. Ông Ventura mô tả kết quả dự kiến cho đảng của mình là “hoàn toàn mang tính lịch sử”.

Giống như các đảng cực hữu theo chủ nghĩa dân túy khác ở châu Âu, Chega đã đề cập đến những lo ngại về tội phạm và tình trạng nhập cư gia tăng. Chega kêu gọi kiểm soát chặt chẽ hơn việc nhập cư, các biện pháp cứng rắn hơn để chống tham nhũng và “mạnh tay” hơn với một số tội phạm tình dục.

Một Quốc hội chia rẽ

Không rõ ông Montenegro, một luật sư 51 tuổi, sẽ cầm quyền như thế nào trong một Quốc hội bị chia rẽ giữa cánh hữu, cánh tả và cực hữu.

Trong khi phát biểu về sự nhượng bộ ngay sau khi có kết quả sơ bộ, lãnh đạo Đảng Xã hội Pedro Nuno Santos cho biết ông sẽ không phản đối nỗ lực giành quyền lực của Montenegro và đảng của ông sẽ đảm nhận vị trí đứng đầu phe đối lập.

Bài phát biểu nhượng bộ của ông Santos gây sốc cho nhiều người vì được đưa ra vào thời điểm các lá phiếu vẫn đang được kiểm và Đảng Xã hội vào thời điểm đó đang giành được nhiều ghế trong Quốc hội hơn các đối thủ trung hữu của họ. Nhưng nhà lãnh đạo Đảng Xã hội cho biết quy mô tổng hợp của phe trung hữu và cực hữu khiến chính phủ cánh tả ở Bồ Đào Nha không thể tồn tại vào thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, ông Santos nói rằng mặc dù đảng của ông sẽ không ngăn cản phe trung hữu thành lập chính phủ, nhưng điều đó không có nghĩa là đảng Xã hội sẽ dễ dàng ủng hộ các dự luật mà phe trung hữu đề xuất. Nếu không có sự ủng hộ của Đảng Xã hội, không rõ phe trung hữu sẽ có thể thông qua các dự luật như thế nào.

Lời cảnh báo cho cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu

Kết quả bầu cử là một đòn giáng mạnh vào Đảng Xã hội Bồ Đào Nha và Đảng Dân chủ Xã hội ở châu Âu, hiện chỉ cầm quyền ở 4 trong số 27 quốc gia thành viên EU.

Sự trỗi dậy của đảng Chega phản ánh sự trỗi dậy của phe cực hữu trên khắp châu Âu, nơi họ đã nắm quyền – thường là trong các liên minh cầm quyền – ở các quốc gia như Italy, Hungary và Slovakia, hoặc đang giành chiến thắng đều đặn, như ở Pháp và Đức.

Thành tích mạnh mẽ của Chega cũng có khả năng sẽ củng cố các nhóm cực hữu dự kiến sẽ có những bước tiến lớn trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6 tới.

Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa
Quốc tế

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa

Một loạt quốc gia đồng minh của Mỹ đã phải ban hành khuyến cáo đối với công dân du lịch đến Mỹ sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump thực hiện chính sách nhập cư đặc biệt nghiêm ngặt và hà khắc. Giới quan sát lo ngại, động thái này sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ, mà còn tạo ra làn sóng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn
Thế giới 24h

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn

Một luật mới tại bang Paraíba, Brazil, sẽ thay đổi cách trưng bày sản phẩm trong các chuỗi siêu thị lớn như Assaí và Atacadão. Luật 13.403/2024, có hiệu lực từ năm 2025, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận sản phẩm trên kệ hàng, giúp người khuyết tật, người cao tuổi và những ai gặp khó khăn trong di chuyển có thể mua sắm thuận tiện hơn.

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới
Thế giới 24h

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ công bố mức thuế đối với ô tô "trong vài ngày tới", làm dấy lên suy đoán rằng mức thuế mới đối với ô tô có thể được áp dụng trước khi mức thuế "có đi có lại" có hiệu lực vào đầu tháng 4.

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN
Thế giới 24h

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN

Hệ thống tài chính của ASEAN đang trải qua một cuộc chuyển đổi sâu rộng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (fintech). Tại 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực—Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam—tỷ lệ đầu tư fintech vào ASEAN đã tăng từ 2% năm 2018 lên 7% vào năm 2022, tương đương khoảng 4,3 tỷ USD.

Nguồn: ITN
Thế giới 24h

Đòn bẩy kích thích tiêu dùng và nhu cầu nội địa

Tại kỳ họp "Lưỡng hội" vừa kết thúc, Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 là "thúc đẩy tiêu dùng và kích thích nhu cầu nội địa". Trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, Quốc Vụ Viện nhấn mạnh vai trò của chính sách "Hai đổi mới" - trụ cột chính để hiện thực hóa mục tiêu này. Chính sách này được công bố lần đầu vào năm 2023 nhưng chỉ thực sự được đẩy mạnh trong năm qua. Đáng chú ý, vào năm 2024, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập một doanh nghiệp tái chế cấp quốc gia, coi đây là giải pháp then chốt để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, giảm phát thải và hướng tới sự bền vững lâu dài.