Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 126-KL/TW (ngày 14.2.2025) “Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025”.

avatar
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII ngày 24.1.2025. Ảnh nguồn: TTXVN

Tại phiên họp ngày 14.2, sau khi nghe Ban Tổ chức Trung ương báo cáo về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có ý kiến như sau: Để việc sắp xếp tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương hoàn thành trong tháng 2.2025, Bộ Chính trị đề nghị Ban Tổ chức Trung ương tiếp tục chủ trì, phối hợp với các ban đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương tập trung đôn đốc triển khai, hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, bất cập, vướng mắc phát sinh trong triển khai thực hiện, không để ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, bảo đảm thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14.6.2024 của Bộ Chính trị khóa XIII về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và Kết luận số 118-KL/TW, ngày 18.1.2025 của Bộ Chính trị về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung thực hiện tốt, bảo đảm đúng tiến độ một số nội dung, nhiệm vụ sau:

Thực hiện Kết luận số 121-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Căn cứ các kết luận của Trung ương và kế hoạch, lộ trình triển khai nhiệm vụ trong năm 2025 của các cơ quan, đơn vị, địa phương, yêu cầu các cấp ủy trực thuộc Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Kết luận số 121-KL/TW, bảo đảm đúng lộ trình, tiến độ theo Kế hoạch. Khẩn trương hoàn thiện tổ chức bên trong các cơ quan, đơn vị gắn với hoạt động của các đảng bộ, chi bộ (nhất là đối với 4 đảng bộ trực thuộc Trung ương và 2 đảng bộ trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập), bảo đảm việc tổ chức đại hội đảng các cấp theo đúng tiến độ, nội dung yêu cầu nêu tại Chỉ thị số 35-CT/TW và Kết luận số 118-KL/TW của Bộ Chính trị.

Quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ phải tiếp tục làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, chế độ, chính sách đối với cán bộ bị tác động, ảnh hưởng; bố trí cán bộ phải công tâm, khách quan theo tinh thần "từ việc chọn người", giữ được những cán bộ có năng lực, không để "chảy máu chất xám", không để phát sinh những vấn đề phức tạp về nội bộ, không để ảnh hưởng đến việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, bảo đảm trong tháng 3.2025 tiến hành tổ chức đại hội cấp cơ sở, đại hội điểm cấp trên trực tiếp cơ sở vào đầu quý II.2025.

Các cấp ủy trực thuộc Trung ương báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18 (qua Ban Tổ chức Trung ương) về: Kết quả thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình (nêu rõ kết quả về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn đầu mối bên trong, phản ánh những khó khăn, vướng mắc phát sinh (nếu có); kinh nghiệm hay, cách làm mới, hiệu quả; đề xuất, kiến nghị để kịp thời có chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ). Kế hoạch thực hiện Kết luận số 121-KL/TW (nêu chi tiết các nội dung, nhiệm vụ, tiến độ thời gian và phân công tổ chức thực hiện). Hoàn thành trước ngày 15.3.2025.

Các đảng bộ mới thành lập trực thuộc Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy và 2 đảng bộ mới thành lập trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương khẩn trương: Tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền chỉ định nhân sự cấp ủy, ủy ban kiểm tra; ban hành các quyết định về quy chế làm việc theo thẩm quyền. Chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên ủy ban kiểm tra đảng ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 của các đảng ủy trực thuộc. Ban hành và hướng dẫn ban hành theo thẩm quyền quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quy chế làm việc của các đảng ủy trực thuộc, cơ quan tham mưu, giúp việc của các đảng ủy mới thành lập và cơ quan tham mưu, giúp việc của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc; hoàn thành trước ngày 28.2.2025.

Ban Tổ chức Trung ương nghiên cứu, tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan về công tác cán bộ cho phù hợp với tình hình thực tiễn, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong tháng 6.2025; chủ động hướng dẫn và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh theo thẩm quyền, báo cáo Bộ Chính trị xem xét, chỉ đạo (nếu cần); theo dõi, tổng hợp, báo cáo Bộ Chính trị về kết quả việc thực hiện Kết luận số 121-KL/TW của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong hệ thống chính trị.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị nội dung và tham mưu tổ chức 19 đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư làm việc với 69 đảng ủy, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương để nắm tình hình, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 4 chuyên đề công tác lớn, trong đó có việc triển khai Kết luận số 121-KL/TW, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất trong toàn quốc.

Công tác giao, quản lý biên chế của hệ thống chính trị: Ban Tổ chức Trung ương tham mưu Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế chỉ đạo tổng rà soát nhu cầu sử dụng biên chế thực tế sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với đánh giá năng lực cán bộ, chức năng, nhiệm vụ mới và rà soát, hoàn thiện vị trí việc làm; báo cáo Bộ Chính trị phương án giao, quản lý, phân bổ, sắp xếp biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2026 - 2031 vào cuối quý II.2025.

Tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030: Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, các ban đảng Trung ương, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp tiếp tục khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cơ chế, chính sách liên quan để có cơ sở pháp lý triển khai hoàn thiện mô hình tổng thể của hệ thống chính trị trong thời gian tới, bảo đảm đồng bộ trong quá trình thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy.

Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Đảng ủy Thanh tra Chính phủ và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện Đề án tổ chức lại hệ thống thanh tra, báo cáo Bộ Chính trị tại phiên họp ngày 18.2.2025.

Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, đánh giá, tổ chức lại hoạt động của các tổ chức đảng trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước theo hướng chuyển các đảng bộ cơ sở (doanh nghiệp) thuộc đảng bộ các tập đoàn, tổng công ty về trực thuộc cấp ủy địa phương theo địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh (báo cáo Ban Bí thư vào cuối quý II.2025).

Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III.2025.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Công an Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Đề án tổ chức Công an 3 cấp, không tổ chức Công an cấp huyện, bảo đảm đúng mục tiêu, yêu cầu, tiến độ đề ra.

Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo Đảng ủy Tòa án nhân dân tối cao, Đảng ủy Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu, tham mưu về mô hình cơ quan (tòa án, viện kiểm sát) theo định hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện) và đề xuất bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan; tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới; báo cáo Bộ Chính trị trong quý II.2025.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Chính phủ, các cấp ủy, tổ chức đảng nghiên cứu định hướng việc sắp xếp cơ quan báo chí địa phương theo hướng sáp nhập cơ quan phát thanh, truyền hình thuộc UBND cấp tỉnh vào cơ quan báo của đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Quân ủy Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp tổ chức Quân đội (trong đó có tổ chức của cơ quan quân sự cấp huyện); đề xuất bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III.2025.

Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Quốc hội và đảng ủy các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng ở Trung ương do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ: Lãnh đạo, chỉ đạo tổng rà soát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức trực thuộc, nhất là các cơ quan báo chí nhằm bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu quả hoạt động theo hướng tinh gọn tối đa, chỉ duy trì các đơn vị thực sự cần thiết, báo cáo Bộ Chính trị trong quý II.2025.

Nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (đồng bộ với cơ cấu tổ chức đảng hiện nay) và đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III.2025.

Hoàn thiện mô hình của hệ thống chính trị: Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Tiểu ban Văn kiện và các tiểu ban Đại hội XIV của Đảng tiếp thu các nội dung liên quan về sắp xếp tổ chức bộ máy, các định hướng hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị để đưa vào dự thảo các văn kiện Đại hội, nhất là Dự thảo Báo cáo chính trị và dự thảo Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng về chủ trương, định hướng sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng, Cương lĩnh, Hiến pháp (nếu cần) để có cơ sở triển khai thực hiện trong nhiệm kỳ tới.Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng theo dõi, đôn đốc các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện Kết luận này bảo đảm chất lượng và tiến độ đề ra.

Việt Nam với kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Chặng đường vẻ vang, tầm nhìn đổi mới

50 năm kể từ ngày non sông liền một dải, Quốc hội Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, quy tụ ý chí và nguyện vọng của toàn dân. Chính tại diễn đàn Quốc hội, những quyết sách mang tầm chiến lược đã được thông qua, tạo nền tảng vững chắc để đưa một nước Việt Nam sau chiến tranh vươn mình trở thành quốc gia đang phát triển năng động, tự tin tiến bước trong kỷ nguyên mới.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các đại biểu dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII
Chính trị

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp - quyết sách lớn cho kỷ nguyên phát triển mới

Hòa chung không khí thiêng liêng của những ngày tháng Tư lịch sử, khi cả nước một lòng hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quốc hội đang khẩn trương hoàn tất những khâu cuối cùng cho khai mạc Kỳ họp thứ Chín - Kỳ họp đặc biệt, có ý nghĩa lịch sử đối với sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới. Và, một trong những nhiệm vụ hệ trọng nhất dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét ngay ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp chính là sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, nhằm đặt nền tảng pháp lý vững chắc, mở ra cục diện mới phát triển đất nước với tầm nhìn chiến lược, lâu dài.

Biểu tượng sinh động, quật cường của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất đất nước
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Biểu tượng sinh động, quật cường của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất đất nước

Cách đây đúng tròn 50 năm, ngày 30.4.1975, cuộc kháng chiến thần thánh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước đã đi đến thắng lợi hoàn toàn. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng dư âm về tinh thần bất khuất, ý chí quật cường, không chịu khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào của dân tộc và nhân dân Việt Nam chắc chắn vẫn còn mãi mãi. Đóng góp vào thắng lợi vĩ đại đó có tuyến vận tải chiến lược huyền thoại: Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, một quyết định lịch sử mang tầm thời đại của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia với kỷ nguyên phát triển phú cường
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia với kỷ nguyên phát triển phú cường

Lịch sử Việt Nam sinh ra cùng với lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhằm bảo vệ đất nước, thống nhất giang san đồng thời với lịch sử trường kỳ xây dựng đất nước độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trong 2025 năm, Việt Nam có bao nhiêu năm hòa bình xây dựng đất nước? Chỉ có hơn 700 năm. Vì dân tộc Việt Nam phải đối mặt và trải qua hơn 1.300 năm chiến tranh và khởi nghĩa chống ngoại xâm trong đại cuộc giữ nước.

Các đại biểu tham quan Triển lãm thành tựu 50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Chuyển hóa mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc thành lý tưởng thẩm mỹ, cảm hứng sáng tạo chủ đạo của văn nghệ sĩ

Tại Hội nghị toàn quốc 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước, các đại biểu đề nghị, cần gắn kết chặt chẽ sự nghiệp xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật với công cuộc kiến tạo kỷ nguyên mới, làm cho văn học nghệ thuật thấm sâu, lan tỏa trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, thực sự trở thành động lực phát triển. Gắn bó văn nghệ sĩ với thực tiễn phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc XHCN trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chuyển hóa mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc thành lý tưởng thẩm mỹ, khát vọng tự thân và cảm hứng sáng tạo chủ đạo của văn nghệ sĩ.

Bài cuối: Vì một nền hành chính phụng sự nhân dân
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Vì một nền hành chính phụng sự nhân dân

Trong thời điểm chuyển mình lớn nhất của nền hành chính, điều cử tri và nhân dân kỳ vọng không chỉ là bộ máy tinh gọn, mà là một nền hành chính phụng sự nhân dân. Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Công tác nhân sự đã rất quan trọng - nay lại càng quan trọng hơn trước yêu cầu mới”. Giữ người tài. Trao cho họ cơ hội cống hiến. Đó là cách thắp lửa “nhịp tim” cải cách - và giữ vững niềm tin vào một nền hành chính đang chuyển mình mạnh mẽ, vì Tổ quốc, vì nhân dân.

Chuyển đổi số là đòn bẩy, con người là trung tâm
Chính trị

Chuyển đổi số vì môi trường - đổi cách nghĩ, làm môi trường bằng trái tim

Chuyển đổi số vì môi trường không chỉ là trang bị thiết bị, mà là đổi cách nghĩ. Hạ tầng công nghệ thông tin là xương sống, AI là bộ não, nhưng con người vẫn là trái tim. Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ môi trường không chỉ giỏi nghiệp vụ, mà am hiểu công nghệ, thấu cảm cộng đồng và dám đề xuất cải tiến, làm môi trường bằng trái tim, chứ không chỉ bằng quy trình.

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực
Chính trị

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực

Trong giai đoạn 5 năm chuyển tiếp sau sáp nhập, khi số lượng biên chế tạm thời được giữ nguyên để sắp xếp lại, từng quyết định nhân sự sẽ định hình bộ máy trong nhiều năm tới. Bộ máy mới cần được vận hành bởi những người có năng lực, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu gần dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn, giúp đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Và điều đó chỉ có thể thực hiện khi trao quyền gắn liền với giám sát, kiểm soát quyền lực...

Bài 3: Chọn người xứng đáng - cần minh bạch, công bằng
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 3: Chọn người xứng đáng - cần minh bạch, công bằng

“Tôi không tiếc vì không còn chức vụ, chỉ tiếc những sáng kiến phải bỏ lại giữa đường”. Câu nói ấy - từ một cán bộ trẻ từng dấn thân - như một mũi tên găm vào lặng thinh. Sau đánh giá công bằng là một câu hỏi lớn hơn: làm sao giữ được người đã chứng minh giá trị? Trong một cuộc cải cách chưa từng có, chọn đúng người không thể theo cảm tính và cũng không thể chờ lòng tốt. Muốn chọn đúng người, cần minh bạch để người dám làm không bị loại vì thiếu “điểm cứng”; đủ công bằng để không ai bị gạt ra chỉ vì “không hợp cơ cấu”; và đủ kịp thời để cơ hội không trôi đi cùng nhiệt huyết.

Sớm đồng bộ, đoàn kết, đồng lòng vì sự phát triển của đất nước
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Sớm đồng bộ, đoàn kết, đồng lòng vì sự phát triển của đất nước

Thông tin tại Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức vừa qua, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Đoàn Văn Báu nhấn mạnh, từ kinh nghiệm của Ban Dân vận và Ban Tuyên giáo cho thấy, những đơn vị thuộc diện sắp xếp cần sớm đồng bộ, sớm về một nhà, đoàn kết, đồng lòng, không có tâm lý "tỉnh anh, tỉnh tôi" mà phải vì sự nghiệp chung, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Bài 2: Lý lịch tĩnh - hay giá trị sống động?
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 2: Lý lịch tĩnh - hay giá trị sống động?

Mọi cuộc cải cách đều bắt đầu từ con người. Nhưng muốn chọn đúng người - phải đánh giá đúng. Khi còn chọn người theo “lý lịch tĩnh” thay vì dữ liệu sống, theo “đủ điều kiện” thay vì làm được việc, thì nguy cơ lớn nhất là lỡ mất người có thể giữ nhịp sống cải cách. Giữ người tài - không thể bằng cảm tính hay hô hào mà phải bằng một hệ thống đánh giá thực chất, công bằng, đo được và đủ sức truyền cảm hứng.

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách
Diễn đàn

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách

“Giữ người tài” không còn là một lựa chọn nhân sự, mà là trụ cột sống còn của cải cách bộ máy. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: cải cách lần này là một cuộc cách mạng về tổ chức - thay đổi từ gốc, không chỉ sắp xếp đơn vị hành chính, mà cả cách đánh giá và sử dụng con người. Giữ đúng người - không thể đến sau, mà phải bắt đầu từ đầu: từ tư duy, thể chế đến hành lang minh bạch. Khi bộ máy mới được tinh gọn, thì mỗi người được giữ lại là một quyết định chiến lược; giữ đúng người, đúng lúc, đúng cách - là giữ lấy "mạch sống" của cải cách.

Toàn cảnh Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Góp thêm niềm tin vào những chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tại các buổi tiếp xúc cử tri mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đều khẳng định, “chưa bao giờ chúng ta để người dân được tiếp cận với nghị quyết nhanh như vậy”.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nền móng tư tưởng, tinh thần, tâm lý quốc dân phù hợp với thời đại

Nếu kỷ nguyên mới là thời kỳ thách thức và hóa giải mọi giới hạn phát triển, xuất phát từ chính mình, tương dung với thời đại thì không thể không phát triển trên nền móng tư tưởng và tâm lý dân tộc với bản lĩnh tự tôn, tự trọng, tự cường và hành động quyết liệt nhằm tạo ra vận tốc phát triển mới, vì sự hùng cường của quốc gia phát triển hiện đại, nêu cao vị thế, sức mạnh và danh dự đất nước trong tầm nhìn tới năm 2045.

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa

Lương Anh Tế - Chủ tịch hội Người cao tuổi tỉnh Hải Dương

Trước những thách thức, mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, công chức phải nỗ lực vượt qua, điều cần nhất vẫn là một niềm tin mạnh mẽ: rằng chúng ta đang đi đúng hướng. Thay đổi để đất nước có cơ hội vươn xa, để từng người dân được phục vụ tốt hơn, để cán bộ được làm việc trong một môi trường xứng đáng hơn. Khi bộ máy gọn nhẹ, thông suốt, và phục vụ hiệu quả - thì không chỉ ngân sách được giải phóng, mà cả trí tuệ và tâm huyết của những người trong hệ thống cũng được giải phóng.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân
Chính trị

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân

Khi Tổng Bí thư nhấn mạnh: cần một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, đó không chỉ là tín hiệu cải cách - mà là lời hiệu triệu cho một cuộc chuyển mình sâu sắc, quyết liệt và chưa từng có. Cuộc cách mạng ấy bắt đầu từ niềm tin, được dẫn dắt bằng quyết tâm chính trị, và chỉ có thể thành công khi có sự đồng thuận của toàn dân.

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.