Bình Phước: Biệt phủ xây dựng trái phép trên diện tích hàng chục nghìn m2 tại TP. Đồng Xoài

Công trình biệt phủ xây dựng sai phép trên khu đất nông nghiệp rộng hàng chục nghìn m2 trên địa bàn phường Tiến Thành, TP. Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) đã bị cơ quan chức năng 3 lần ra quyết định xử phạt hành chính, buộc tháo dỡ.

Bình Phước: Biệt phủ xây dựng trái phép trên diện tích hàng chục nghìn mét vuông tại TP. Đồng Xoài
Công trình biệt phủ xây dựng trái phép trên khu đất nông nghiệp rộng hàng nghìn m2 ở TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Ảnh: Báo Thanh niên

Ngày 27.8, thông tin từ UBND phường Tiến Thành (TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước), chủ công trình biệt phủ xây dựng trái phép trên diện tích đất nông nghiệp rộng hàng nghìn m2 đã tự nguyện tháo dỡ một phần mái ngói công trình vi phạm.

Trước đó, dư luận xôn xao về công trình biệt phủ được xây dựng trái phép trên Diện tích đất nông nghiệp hàng nghìn m2 tại khu phố Suối Cam và khu phố Bưng Trang thuộc phường Tiến Thành, TP. Đồng Xoài. Công trình này được cho là của bà N.T.T.B. (ngụ TP. Đồng Xoài, vợ của một lãnh đạo giữ chức Phó Chủ tịch thị xã thuộc tỉnh Bình Phước).

Công trình được xây dựng trên diện tích đất hàng chục nghìn m2, được bao bọc bởi tường rào bê tông cốt thép cao hơn 3m, rất kiên cố. Điểm nhấn từ bên ngoài là cổng vào cao và rộng, được lợp ngói theo kiến trúc cung đình.

Bên trong tường rào gồm nhiều công trình như hồ thủy tạ, nhà kho… Đặc biệt nổi trội là 2 khối công trình nhà ở xây dựng theo lối kiến trúc cổ điển pha lẫn hiện đại với diện tích mỗi khối rộng hàng trăm m2.

Bình Phước: Biệt phủ xây dựng trái phép trên diện tích hàng chục nghìn mét vuông tại TP. Đồng Xoài
Bên trong gồm nhiều công trình nhà ở xây dựng theo lối kiến trúc cổ điển pha lẫn hiện đại

Tháng 10.2023, UBND TP. Đồng Xoài đã 3 lần đã ban hành 3 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà B. là chủ đầu tư và buộc phải tháo dỡ công trình vi phạm.

Các hành vi vi phạm được xác định gồm: chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị diện tích 384 m2 không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (xây dựng công trình diện tích 384 m2 trên đất trồng cây lâu năm); xây dựng nhà ở riêng lẻ sai giấy phép xây dựng có thời hạn được cấp; xây dựng trên đất trồng cây lâu năm.

UBND TP. Đồng Xoài buộc bà N.T.T.B. khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (phá dỡ toàn bộ công trình vi phạm) trong thời gian 15 ngày, từ ngày nhận được quyết định.

Trong quá trình xử lý, bà B. có đơn kiến nghị về việc điều chỉnh các quyết định xử phạt cho đúng người sử dụng đất vì bà cho rằng, ngày 2.10.2022, bà đã bán thửa đất nêu trên cho ông Đ.N.T. bằng giấy viết tay. Đến ngày 7.6.2023, bà B. mới làm thủ tục sang tên cho ông T. và được Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP. Đồng Xoài chỉnh lý biến động ngày 19.6.2023, do vậy bà B. không còn sử dụng đất, công trình trên đất.

Tuy nhiên, theo UBND phường Tiến Thành, ngày 1.8.2023, UBND phường Tiến Thành và các đơn vị chức năng thuộc TP. Đồng Xoài đã thống nhất xác định và xử lý chủ đầu tư xây dựng công trình là bà B. Việc bà B. chuyển nhượng cho ông T. là đúng theo quy định của pháp luật, việc chỉnh lý đất đai không liên quan đến công trình xây dựng.

Bình Phước: Biệt phủ xây dựng trái phép trên diện tích hàng chục nghìn mét vuông tại TP. Đồng Xoài
Ngày 26.8.2024, chủ công trình đã tự tháo dỡ một phần mái ngói của công trình vi phạm và cam kết sẽ tháo dỡ toàn bộ công trình trong 60 ngày

Quan điểm của UBND TP. Đồng Xoài, Phòng Quản lý đô thị thành phố, cũng như của UBND phường Tiến Thành là quyết tâm xử lý mọi trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn nếu phát hiện, trong đó có công trình "biệt phủ" xây dựng sai phép gây ồn ào dư luận trong thời gian vừa qua. 

Đến ngày 26.8.2024, ông Đ.N.T. (người mua lại đất của bà N.T.T.B.) đã tự tháo dỡ một phần mái ngói công trình vi phạm. Đồng thời, cam kết sẽ tiếp tục thực hiện tháo dỡ toàn bộ phần công trình vi phạm, trả lại hiện trạng đất ban đầu. Ông T. cho biết, thời gian hoàn thành việc tháo dỡ là 60 ngày kể từ ngày 26.8.2024.

Xã hội

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…