Bình Dương: Trường Đại học Thủ Dầu Một thu sai của sinh viên hơn 37 tỷ đồng

Kiểm toán nhà nước phát hiện, Trường Đại học Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) trong 2 năm học 2020-2021 và 2021-2022 đã thu sai quy định của sinh viên số tiền hơn 37 tỷ đồng. Tuy nhiên, trường này không trả lại tiền cho sinh viên mà nộp vào ngân sách nhà nước.

dai-hoc-thu-dau-mot-606.jpg
Trường Đại học Thủ Dầu Một thu sai tiền học phí của sinh viên trong năm học 2020-2021 và 2021-2022 hơn 37 tỷ đồng

Kiểm toán nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một phát hiện, năm học 2020-2021 và 2021-2022 trường đã thu học phí của sinh viên cao hơn mức trần quy định.

Cụ thể, năm học 2020-2021 và 2021-2022, Trường Đại học Thủ Dầu Một chưa tự chủ tài chính, do đó mức thu học phí được thực hiện theo quy định của nhà nước là Nghị định số 86/2015/ của Chính phủ và Quyết định số 28/2016 của UBND tỉnh Bình Dương.

Tuy nhiên, trường lại thu học phí của các tín chỉ thực hành cao hơn 1,5 lần so với tín chỉ lý thuyết. Việc thu như vậy theo giải thích của trường là do phần thực hành tiêu hao nhiều vật tư, thiết bị thực hành… kinh phí học thực hành là rất cao.

Do đó, ban giám hiệu đã đề xuất hội đồng trường thu học phí tín chỉ thực hành cao hơn 1,5 lần so với tín chỉ lý thuyết và tổng số tiền phát hiện thu sai hơn 37 tỷ đồng.

Trường Đại học Thủ Dầu Một thừa nhận, nguyên nhân dẫn đến việc này là chưa thống nhất trong cách hiểu và vận dụng các quy định của Nhà nước vào việc tính đơn giá thu học phí.

Kiểm toán nhà nước yêu cầu Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho sinh viên hoặc nếu không trả lại được thì nộp vào ngân sách.

Tuy nhiên, thay vì chọn phương án trả lại tiền thu sai cho sinh viên, Trường Đại học Thủ Dầu Một chọn phương án nộp lại hơn 37 tỷ đồng.

Lý giải về việc này, lãnh đạo Trường Đại học Thủ Dầu Một cho rằng, nếu chọn phương án trả lại tiền cho sinh viên thì thủ tục rất khó khăn bởi thông tin của sinh viên vẫn chưa được đồng bộ do nhiều sinh viên đã tốt nghiệp. Do vậy, trường quyết định nộp toàn bộ số tiền vào ngân sách.

Giáo dục

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non
Giáo dục

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Chi cho biết, Bộ GD-ĐT đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi và đổi mới chương trình giáo dục mầm non. Nếu Nghị quyết được ban hành sẽ tạo cơ chế, hành lang chính sách, góp phần phát triển tích cực giáo dục mầm non.

Cần trang bị cho học sinh kiến ​​thức AI cơ bản
Giáo dục

Cần trang bị cho học sinh kiến ​​thức AI cơ bản

Tích hợp năng lực AI vào chương trình giảng dạy, lồng ghép các kỹ năng AI vào nhiều môn học tạo ra một môi trường học tập sáng tạo. Khi học sinh hiểu rõ tiềm năng và giới hạn của AI, họ trở thành những công dân có hiểu biết, có thể tham gia vào các cuộc thảo luận có ý nghĩa về tác động của công nghệ này đối với xã hội.

Năm 2025, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, chỉ xét 4 tổ hợp
Giáo dục

Năm 2025, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, chỉ xét 4 tổ hợp

Năm 2025, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giảm thêm 3% chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (từ 18% năm 2024 xuống còn 15% năm 2025) và chỉ xét tuyển 4 tổ hợp A00, A01, D01, D07. Phần chỉ tiêu này được đưa vào phương thức xét tuyển riêng theo đề án của trường.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh
Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc thiết kế phương án thi tốt nghiệp THPT 2025, trong đó tất cả môn thi lựa chọn đều thi trong thời gian 50 phút sẽ khó đánh giá được đúng năng lực của người học. Đặc biệt, có thiết kế 40% câu hỏi lựa chọn đúng sai càng làm tăng khả năng đoán mò của thí sinh, dẫn đến độ giá trị và tính phân loại của đề thi các môn là không tốt.

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair
Giáo dục

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair

Trường Đại học Ngoại thương vừa tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc tăng cường hợp tác học thuật và ngoại giao giữa hai khu vực kinh tế năng động hàng đầu thế giới là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục: Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên
Giáo dục

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục: Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên

Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục. Trong đó, bổ sung 3 loại hình phương tiện giao thông công cộng mà học sinh, sinh viên được giảm giá vé: tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, phà.