Bình Dương: Nhiều đại biểu là giám đốc sở, ngành còn ít tiếp xúc cử tri

Theo báo cáo của HĐND tỉnh Bình Dương, nhiều đại biểu là giám đốc sở, ngành của tỉnh Bình Dương chưa phát huy vai trò trong việc tiếp nhận ý kiến của cử tri., còn ít tiếp xúc cử tri. HĐND tỉnh đã gửi công văn nhắc nhở, yêu cầu những đại biểu này thực hiện trách nhiệm của người đại biểu dân cử.

Nhiều giám đốc sở, ngành ở Bình Dương ít tiếp xúc cử tri
UBND tỉnh Bình Dương tặng bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động HĐND tỉnh khóa X giữa nhiệm kỳ 

Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Bình Dương vừa tổ chức Hội nghị đại biểu HĐND tỉnh khóa X, sơ kết giữa nhiệm kỳ 2021-2026. 

Theo báo cáo, đầu nhiệm kỳ, HĐND tỉnh Bình Dương có 70 đại biểu, tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách là 9 đại biểu. Đến tháng 10.2022, số lượng đại biểu còn 68 đại biểu (giảm 2 đại biểu do cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu theo Khoản 1 Điều 101 Luật Tổ chức chính quyền địa phương).

HĐND tỉnh gồm có Thường trực HĐND và 3 Ban: Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội, Ban Pháp chế với số lượng, cơ cấu đảm bảo theo quy định. Cụ thể:

Thường trực HĐND tỉnh có 5 thành viên, gồm: Chủ tịch, 1 Phó Chủ tịch và 3 Trưởng Ban. Ban Kinh tế - Ngân sách có 15 thành viên; Ban Pháp chế và Ban Văn hóa – Xã hội mỗi Ban có 14 thành viên. Trong đó Trưởng ban, 1 Phó Trưởng ban của các Ban đều là đại biểu chuyên trách.

Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm có 7 Tổ tương ứng với 9 đơn vị hành chính cấp huyện; Tổ ít nhất có 6 đại biểu, nhiều nhất 15 đại biểu.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của HĐND tỉnh có thay đổi, đến nay đã được củng cố, kiện toàn; góp phần ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh.

Nhiều giám đốc sở, ngành ở Bình Dương ít tiếp xúc cử tri
Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Lộc

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương đã phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Thường trực HĐND cấp huyện tổ chức tiếp xúc cử tri trực tiếp tại 523 điểm với 44.897 cử tri tham dự. Tại các buổi tiếp xúc đã có 2.528 cử tri phát biểu với 4.624 lượt ý kiến.

Qua tổng hợp, Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương chuyển 720 ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh để chỉ đạo các sở, ngành xem xét giải quyết.

Trong giữa nhiệm kỳ qua, Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương đã linh hoạt, đổi mới nhiều hoạt động tiếp xúc cử tri đạt hiệu quả. Đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19, Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương đã tổ chức các hoạt động tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tuyến, thông báo nội dung tiếp xúc cử tri qua Đài Truyền thanh,…

Bên cạnh đó, để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương còn tổ chức chương trình “Đối thoại với cử tri” trên sóng trực tiếp của Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Dương và Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân lao động, trẻ em. Qua đó, Thường trực HĐND, đại biểu HĐND tỉnh cùng với các sở, ngành đã lắng nghe, chia sẻ những mong muốn, nguyện vọng của công nhân, trẻ em để xem xét, giải quyết.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của HĐND tỉnh Bình Dương nửa nhiệm kỳ qua vẫn tồn tại những hạn chế.

Cụ thể, nhiều đại biểu là giác đốc các sở, ngành còn vắng mặt ở các buổi tiếp xúc cử tri, chưa phát huy được vai trò của người đại biểu dân cử trong việc tiếp nhận ý kiến của cử tri để kiến nghị các ngành, các cấp giải quyết.

Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Lộc cho rằng, việc các đại biểu HĐND tỉnh là giám đốc của các sở, ngành tham gia tiếp xúc, tiếp thu ý kiến của cử tri sẽ nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cử tri, từ đó có giải pháp tháo gỡ, tham mưu cho UBND tỉnh các biện pháp giải quyết.

Trước vấn đề trên, HĐND tỉnh Bình Dương đã gửi công văn nhắc nhở, yêu cầu đại biểu là các giám đốc sở, ngành thực hiện trách nhiệm của người đại biểu dân cử thông qua việc tham gia đầy đủ các buổi tiếp xúc cử tri.

HĐND tỉnh Bình Dương đã gửi văn bản cho Tỉnh uỷ, UBND tạo điều kiện cho các đại biểu là giám đốc các sở, ngành tham dự tiếp xúc cử tri. Bên cạnh đó, cho phép phó giám đốc dự thay các cuộc họp khác nếu giám đốc có lịch tiếp xúc cử tri.

Chuyển động

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 32, HĐND tỉnh Quảng Ngãi Khóa XIII
Chuyển động

Hỗ trợ 100% kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án xây dựng nhà ở xã hội

Tại Kỳ họp thứ 32 tổ chức ngày 19.3, HĐND tỉnh Quảng Ngãi đã thông qua Nghị quyết Quy định cơ chế hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hỗ trợ 100% kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ 70% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt...

Tạo hành lang pháp lý hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10%
Hội đồng nhân dân

Tạo hành lang pháp lý hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10%

16 nghị quyết liên quan đến việc bố trí vốn ngân sách; điều chỉnh phân bổ kế hoạch vốn cho Chương trình mục tiêu quốc gia; thông qua một số nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng; Danh mục các khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh… được thông qua tại Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Quảng Nam Khóa X vừa được tổ chức sẽ tạo hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10% do Thủ tướng Chính phủ giao.

Cao Bằng cần điều chỉnh cơ chế đào tạo đối với viên chức ngành y tế
Hội đồng nhân dân

Cao Bằng cần điều chỉnh cơ chế đào tạo đối với viên chức ngành y tế

Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bế Minh Đức làm trưởng đoàn đã giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao" tại Sở Y tế.

Bắc Ninh: Điều chỉnh phương án, phân bổ kế hoạch đầu tư công
Chuyển động

Bắc Ninh: Điều chỉnh phương án, phân bổ kế hoạch đầu tư công

Sáng 3.3, HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 25 (chuyên đề) để xem xét, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, trong đó tập trung vào việc điều chỉnh các phương án thu hồi, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.