Bình Dương lấy ý kiến ban hành quy định điều kiện tách thửa đất

UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức lấy ý kiến góp ý cho dự thảo về Quy định điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.

Dự án Khu đô thị thương mại dịch vụ Tân Phú của Kim Oanh Group
UBND tỉnh Bình Dương lấy ý kiến quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đất trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Văn Dũng

Theo UBND tỉnh Bình Dương, đối tượng áp dụng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhu cầu tách thửa, hợp thửa đất; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục về tách thửa, hợp thửa đất theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân khác có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc thực hiện thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất; TAND các cấp khi giải quyết các vụ án, cơ quan thi hành án khi tổ chức thi hành án liên quan đến việc tách thửa, hợp thửa đất.

Theo đó, diện tích tối thiểu để được tách đối với đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp là 300m2 đối với phường, 500m2 đối với thị trấn và 1.000m2 đối với xã.

Đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất là đất nông nghiệp, diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại các thành phố như Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một, Tân Uyên và Bến Cát lần lượt là 300m2 đối với phường và 1.000m2 đối với xã; diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại các thị trấn và các xã thuộc các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo lần lượt là 2.000m2 và 3.000m2.  

Đối với đất ở, UBND tỉnh Bình Dương ban hành quy định diện tích đất tối thiểu được tách thửa tại các phường là 60m2, thị trấn 80m2 và xã là 100m2.

Đất có quy hoạch sử dụng là đất ở tại Bình Dương được tách thửa nếu có diện tích tối thiểu tại các phường là 60m2, thị trấn 80m2 và xã là 100m2. Ảnh: Văn Dũng
Đất có quy hoạch sử dụng là đất ở tại Bình Dương được tách thửa nếu có diện tích tối thiểu tại các phường là 60m2, thị trấn 80m2 và xã là 100m2. Ảnh: Văn Dũng

Về quy định điều kiện tách thửa, so với Quyết định số 12/2023/QĐ-UBND, ngoài các quy định cũ, nội dung quyết định lấy ý kiến quy định thêm một số điều kiện. 

Cụ thể, thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ ở, QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; thửa đất còn trong thời hạn sử dụng đất; đất không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp đất có tranh chấp nhưng xác định được phạm vi diện tích, ranh giới đang tranh chấp thì phần diện tích, ranh giới còn lại không tranh chấp của thửa đất đó được phép tách thửa đất.

Đối với yêu cầu tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa và hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng, hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thử nếu bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm g, điểm h khoản 2.

Đối với đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất, phân lô theo quy hoạch chi tiết được duyệt, trường hợp diện tích tách thửa không phù hợp quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt thì phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tại thời điểm hiện hành xem xét, thống nhất diện tích tách thửa.

Trường hợp chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất thì thực hiện tách thửa, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách phải bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng. Đối với thửa đất có đất ở và đất khác thì không bắt buộc thực hiện tách thửa khi chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất, trừ trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa. Việc tách thửa phải bảo đảm các quy định tách thửa.

Trường hợp phân chia quyền sử dụng đất theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan Thi hành án mà việc phân chia không bảo đảm các điều kiện, diện tích, kích thước tách thửa theo quy định thì không thực hiện tách thửa.

Hội đồng tư vấn xem xét, giải quyết tách thửa đối với các trường hợp cá biệt, việc tách thửa đất phải bảo đảm có lối đi.

Người sử dụng đất được hợp thửa đất khi đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 3 Quyết định này.

Việc hợp các thửa đất phải bảo đảm có cùng mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, hình thức trả tiền thuê đất trừ trường hợp hợp toàn bộ hoặc một phần thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất với nhau và trường hợp hợp thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất với thửa đất ở.

Trường hợp các thửa đất khác nhau về mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, hình thức trả tiền thuê đất thì phải thực hiện đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, chuyển hình thức trả tiền thuê đất để thống nhất theo một mục đích, một thời hạn sử dụng đất, một hình thức trả tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.

Thời gian góp ý từ ngày 1-30.7.2024.

Địa phương

Bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2024, vững bước vào kỷ nguyên vươn mình
Địa phương

Bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2024, vững bước vào kỷ nguyên vươn mình

Nhờ các giải pháp quyết liệt và sự điều hành linh hoạt của Đảng bộ cùng chính quyền tỉnh, Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạo nên bước đột phá trong phát triển kinh tế năm 2024. Với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 11,72% - mức cao nhất trong 10 năm qua, tỉnh tiếp tục khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng quan trọng của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước.

Thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên: Xứng tầm cực tăng trưởng vùng trong kỷ nguyên mới
Địa phương

Thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên: Xứng tầm cực tăng trưởng vùng trong kỷ nguyên mới

Hơn một thập kỷ qua, người dân xứ trà Thái Nguyên được chứng kiến sự trỗi dậy thần tốc của thành phố Phổ Yên, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội và Thủ đô gió ngàn. Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thi loại II vào năm 2025 và cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại I vào năm 2030, thành phố Phổ Yên huy động các nguồn lực tập trung phát triển hạ tầng theo quy hoạch. Nhờ đó, diện mạo đô thị ngày càng được hoàn thiện, nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

TP. Long Xuyên quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025
Địa phương

TP. Long Xuyên quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025

Năm 2024 là năm thứ tư triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XII, là năm Đảng bộ thành phố tập trung lãnh đạo thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 và nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Huyện Cù Lao Dung: Một miền quê đáng sống
Địa phương

Huyện Cù Lao Dung: Một miền quê đáng sống

Ngày 12/7/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 634/QĐ-TTg công nhận huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Với một sức sống mới, một tầm cao mới và bước phát triển khá mạnh mẽ, diện mạo nông thôn Cù Lao Dung đã chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng lên đáng kể.

Thành phố Cao Lãnh đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024
Địa phương

Thành phố Cao Lãnh đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Năm 2024, TP. Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) chú trọng vào lĩnh vực chuyển đổi số, cải thiện chỉ số cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội thành phố chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, đạt và vượt 12/12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Tuyến cáp treo Hương Bình - Một ý tưởng độc đáo
Địa phương

Tuyến cáp treo Hương Bình - Một ý tưởng độc đáo

Dương Trung Quốc – Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Tỉnh Hòa Bình tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ lên “miền Tây Bắc xa xôi” nhưng ngày một gần nhờ những thay đổi của Đất Nước. Thuật ngữ khảo cổ học “Văn Hóa Hòa Bình” được thế giới công nhận như một trong những “cái nôi” của loài người thời tiền sử (cách đây từ 18.000 năm đến 7.500 năm thuộc thời kỳ đồ đá cũ). Rồi với những “bộ sử thi” hoành tráng của cộng đồng cư dân “Xứ Mường” góp vào quá trình “Đẻ Đất Đẻ Nước” sinh thành cộng đồng Dân tộc Việt Nam để phát triển Văn hóa của tỉnh Hòa Bình thời hiện đại.

Huyện Phú Lương, Thái Nguyên: Chuyển đổi đột phá
Địa phương

Huyện Phú Lương, Thái Nguyên: Chuyển đổi đột phá

Với sự tập trung lãnh đạo của cấp ủy, điều hành linh hoạt, quyết liệt của chính quyền và sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị, năm 2024, các chỉ tiêu của huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đề ra đều đạt và vượt kế hoạch. Chủ tịch UBND huyện Phú Lương Nguyễn Hoàng Mác đã trao đổi về những thành quả nói trên.

Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP nâng cao đời sống Nhân dân
Địa phương

Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP nâng cao đời sống Nhân dân

Là huyện nghèo của tỉnh Điện Biên với đặc thù gần 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm gần đây, Mường Ảng đã khắc phục khó khăn về hạ tầng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Đồng thời, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.

Mùa xuân đầu tiên trên những ngôi làng mới
Trên đường phát triển

Mùa xuân đầu tiên trên những ngôi làng mới

Trở lại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà (Lào Cai) - nơi đã từng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi) vào những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến sự hồi sinh nhanh chóng, mạnh mẽ tại những khu tái định cư nơi đây.