Bình Dương: Đấu giá 10 khu đất công trong năm 2024

Tổng quỹ đất công của tỉnh Bình Dương gồm 113 khu với diện tích 22.152ha, trong đó sẽ thực hiện đấu giá 38 khu đất, diện tích 392ha. Riêng trong năm 2024, đấu giá 10 khu đất với tổng diện tích 8,3ha.

Bình Dương: Đấu giá 10 khu đất công trong năm 2024
Khu đất của Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương tại TP. Thuận An. Ảnh: Văn Dũng

UBND tỉnh Bình Dương cho biết, dự kiến trong quý IV.2024, tỉnh sẽ thực hiện bán đấu giá 10 khu đất công trên địa bàn tỉnh.

Trước đó, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030 đã tổ chức họp triển khai thực hiện đề án này.

10 khu đất công sẽ được bán đấu giá trong quý IV.2024 có tổng diện tích 8,3ha, gồm: khu đất Cục Hải quan tỉnh Bình Dương (0,26ha tại phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một); 2 khu đất Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (564m2, tại TP. Thuận An); khu đất Công ty Sobexco (2,35ha, tại TP. Bến Cát); khu đất Tổng Công ty Thương mại - Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP (2,98ha, tại TP. Dĩ An); khu đất Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tấn Lợi (0,81ha, tại phường Hiệp Thành); khu đất Thanh tra Sở Xây dựng (0,04ha, tại phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một); khu đất Trường Mầm non Châu Thới (0,41ha, tại phường Bình An, TP. Dĩ An); khu đất Khu dân cư thị trấn Dầu Tiếng (0,82ha) và khu đất Khu dân cư thị trấn Dầu Tiếng - khu phía sau Công an huyện (0,61ha, tại thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng).

Bình Dương thực hiện đấu giá 10 khu đất công trong năm 2024 -0
Khu đất tại trụ sở cũ của Cục Hải quan tỉnh Bình Dương tại TP. Thủ Dầu Một sẽ được đấu giá vào cuối năm 2024. Ảnh: Văn Dũng

Ban chỉ đạo cũng thiết lập quỹ đất từ 5 nguồn (đất thu hồ​i giao tổ chức phát triển quỹ đất quản lý; đất trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; đất công do địa phương quản lý; đất doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, quản lý sắp xếp lại thu hồi; đất có nguồn gốc cá nhân, tổ chức đang sử dụng dự kiến thu hồi theo quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển khu đô thị, khu công nghiệp, thương mại dịch vụ, logistic...). 

Tổng quỹ đất gồm 113 khu đất với diện tích 22.152ha. Trong đó, thực hiện đấu giá (quyền sử dụng đất, tài sản công) 38 khu đất, có tổng diện tích 392ha (gồm 10 khu đất sẽ bán đấu giá trong năm 2024).

Đến năm 2025, Bình Dương sẽ thực hiện đấu giá 17 khu đất với diện tích 331,6ha; giai đoạn 2026-2030, thực hiện đấu giá 11 khu đất, diện tích 52,2ha.

Bên cạnh đó, sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho 75 khu đất là 75 khu đô thị mới (kết hợp các điểm TOD) và khu vực phát triển đô thị với tổng diện tích 21.760ha. Trong đó, UBND cấp huyện phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục và tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án cho 4 khu với tổng diện tích 1.764,5ha trong năm 2024; 18 khu với tổng diện tích 2.702,8ha trong năm 2025 và 53 khu với tổng diện tích 17.292,5ha trong giai đoạn 2026-2030.

Đến năm 2030, tỉnh Bình Dương cũng sẽ thiết lập nguồn quỹ đất tổng diện tích 22.512ha để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.