Bình Dương: Cử tri bức xúc vì lò gốm hoạt động trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông

Cử tri tại tỉnh Bình Dương bức xúc phản ánh tình trạng Doanh nghiệp tư nhân Gốm mỹ nghệ Trung Thành - lò gốm Ba Chí hoạt động trong khu dân cư 434 (phường Bình Hoà, TP. Thuận An) gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Bình Dương: Cử tri phản ánh doanh nghiệp sản xuất gốm hoạt động trong khu dân cư gây ô nhiễm
Lò Gốm Ba Chí của Doanh nghiệp tư nhân Gốm mỹ nghệ Trung Thành hoạt động gây ô nhiễm, ảnh hưởng hơn 100 hộ dân. Ảnh: Văn Dũng

Theo phản ánh của cử tri phường Bình Hoà, Doanh nghiệp tư nhân Gốm mỹ nghệ Trung Thành - lò gốm Ba Chí (Doanh nghiệp Gốm Trung Thành, địa chỉ: khu dân cư 434, khu phố Bình Đáng, phường Bình Hòa, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) do ông Lê Trung Hải làm chủ, năm 1999 doanh nghiệp này được UBND tỉnh Bình Dương cấp phép hoạt động trên diện tích 6.372m2 tọa lạc tại khu phố Bình Đáng, phường Bình Hòa.

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp đã phát tán khói đen, mùi hôi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng hơn 100 hộ dân xung quanh.

Cũng theo phản ánh, doanh nghiệp này thường xuyên sắp xếp hàng hoá là những chậu, bình gốm ra bên ngoài đường, các xe tải thường xuyên ra vào khu vực xưởng gốm để bốc chở hàng hoá khiến giao thông qua khu vực gặp nhiều khó khăn.

Bình Dương: Cử tri phản ánh doanh nghiệp sản xuất gốm hoạt động trong khu dân cư gây ô nhiễm
Doanh nghiệp tư nhân Gốm mỹ nghệ Trung Thành thường xuyên sắp hàng hoá ra phía bên ngoài đường. Ảnh: Văn Dũng

UBND phường Bình Hoà cho biết, lò gốm Ba Chí của Doanh nghiệp Gốm Trung Thành hoạt động trong khu dân cư 434 đã lâu, trong quá trình nung lò đã phát tán lượng khói đen và mùi hôi, làm ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân trong khu vực. Sau những lần người dân phản ánh, chính quyền phường Bình Hòa kiến nghị đơn vị chức năng TP. Thuận An kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động và xả khói, mùi hôi, ảnh hưởng cuộc sống người dân, nhưng chưa được xử lý dứt điểm.

UBND TP. Thuận An thông tin, thành phố đã nhiều lần nhận được phản ánh của cử tri, người dân về hoạt động của Doanh nghiệp Gốm Trung Thành nên đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố kiểm tra, ngày 19.7.2023 đã ra Quyết định số 3276/QĐ-XPHC xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 65 triệu đồng; đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường trong thời gian 135 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Biện pháp khắc phục hậu quả: UBND TP. Thuận An buộc Doanh nghiệp Gốm Trung Thành phải di dời nhà xưởng đến địa bàn phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quyết định số 3276/QĐ-XPHC nêu rõ, nếu quá thời hạn mà Doanh nghiệp Gốm Trung Thành không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành đúng theo quy định.

Bình Dương: Cử tri phản ánh doanh nghiệp sản xuất gốm hoạt động trong khu dân cư gây ô nhiễm
Nhiều xe tải thường xuyên đến bốc chở hàng tại lò Gốm Ba Chí khiến giao thông qua khu vực gặp khó khăn. Ảnh: Văn Dũng

Tuy nhiên, hơn 1 năm qua, doanh nghiệp này vẫn tiếp tục nung lò, sản xuất gốm. Trước tình hình trên, ngày 15.7.2024, Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Thuận An có Thông báo số 362/BC-TNMT nêu rõ việc Doanh nghiệp Gốm Trung Thành tiếp tục vi phạm về hành vi không có giấy phép môi trường theo quy định nhưng vẫn tiếp tục hoạt động.

Thông báo này nêu rõ, đến ngày 15.7, Doanh nghiệp Gốm Trung Thành chưa chấp hành nộp phạt vi phạm hành chính là 65 triệu đồng vào ngân sách nhà nước và không thực hiện các hình thức phạt bổ sung.

Cũng theo thông báo này, trước đó, ngày 1.2.2024, UBND TP.Thuận An đã ban hành công văn chỉ đạo phường Bình Hòa kiểm tra, xử lý việc sử dụng đất sai mục đích của ông Lê Trung Hải, chủ Doanh nghiệp Gốm Trung Thành, nhưng địa phương vẫn chưa có báo cáo về vấn đề này.

* Báo Đại biểu Nhân dân tiếp sẽ tục giám sát, thông tin kết quả xử lý của cơ quan chức năng đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Môi trường

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Môi trường

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai. 

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp
Môi trường

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp

Theo các nghiên cứu mới nhất, nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí của Hà Nội, bao gồm cả bụi đường và khí thải. Trong đó, lượng phát thải bụi PM2.5 và hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) chủ yếu đến từ xe tải chạy dầu diesel và xe máy, với VOC từ xe máy chiếm đến 90%.

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới
Môi trường

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới

Ngày 19.11, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội
Môi trường

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội

Là nhấn mạnh của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 14.11.

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh
Xã hội

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh

Kết quả của hoạt động thiết lập và thực hiện các phương pháp đo đếm các-bon rừng là cở sở để cộng đồng và các bên liên quan tại Vĩnh Châu thấy được giá trị đa dạng của rừng, trong đó giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng và bảo vệ rừng.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề
Môi trường

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề

Ngày 5.11, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam đã khai mạc Hội thảo quốc tế của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI) với chủ đề "Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề".

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hà Thị Mỹ Dung dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.