Bình Định dự kiến thu phí hạ tầng cảng biển, doanh nghiệp băn khoăn

Tỉnh Bình Định đang đề xuất thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển trên địa bàn, với mức phí dự kiến 100.000 - 125.000 đồng/container 20’ và 200.000 - 250.000 đồng/container 40’. Nếu được thông qua, địa phương sẽ thu được khoảng hơn 74 tỷ đồng/năm, phục vụ cho công tác đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng hạ tầng. Tuy vậy, đại diện doanh nghiệp kiến nghị cần cân nhắc.

Thu phí là “hết sức cần thiết”

Theo Đề án Thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn tỉnh Bình Định (gọi tắt là Đề án), Sở Tài chính cho biết, hiện tỉnh có 5 bến cảng tổng hợp là cảng Quy Nhơn, cảng Thị Nại, Tân cảng Quy Nhơn, Tân cảng miền Trung và bến địa phương Đống Đa (đang chuẩn bị đầu tư xây dựng). Trong đó, có 2 bến cảng chính, chiếm thị phần lớn nhất là cảng Quy Nhơn và cảng Thị Nại.

Một góc cảng Quy Nhơn. Ảnh: Báo Bình Định
Một góc cảng Quy Nhơn. Ảnh: Báo Bình Định

Năm 2023, sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Quy Nhơn đạt gần 13.700 container 20’ và 38.260 container 40’; hàng lỏng, hàng rời đạt hơn 6,7 triệu tấn; sản lượng hàng gửi kho ngoại quan, hàng chuyển khẩu đạt khoảng 1.000 container. Tại cảng Thị Nại và Tân cảng miền Trung chỉ có hàng lỏng, hàng rời, với sản lượng lần lượt đạt 50.000 tấn và 48.000 tấn.

Năm 2024, dự kiến sản lượng hàng xuất nhập khẩu qua cảng Quy Nhơn đạt khoảng 63.000 container; hàng lỏng, hàng rời khoảng 8 triệu tấn. Tại cảng Thị Nại, sản lượng hàng lỏng, hàng rời sẽ nâng lên 54.100 tấn và Tân cảng miền Trung là 50.000 tấn.

Đến năm 2025, dự báo hàng hóa thông qua các cảng biển Bình Định đạt khoảng 11 - 12 triệu tấn. Đến năm 2030, sản lượng này đạt khoảng 37,9 - 45,5 triệu tấn.

Theo đánh giá của Sở Tài chính, với sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển ngày càng tăng đã tạo áp lực rất lớn lên kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng khu vực cửa khẩu cảng biển. Tuyến Quốc lộ 19 mới được đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác phục vụ chính cho nhu cầu giao thương hàng hóa thông qua cảng biển, song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển, thường xuyên bị ùn ứ đoạn đi qua khu đô thị có mật độ phương tiện lớn. Bên cạnh đó, hệ thống kho bãi, bãi đậu xe… phục vụ nhu cầu đậu đỗ của các phương tiện vận tải vẫn chưa hoàn chỉnh. Chính sự bất cập về hạ tầng hiện nay có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa trong khu vực cảng, tăng chi phí logistics, hạn chế phần nào năng lực cạnh tranh và sự phát triển của địa phương.

Trong bối cảnh đó, Sở Tài chính cho rằng, việc ban hành phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn là hết sức cần thiết nhằm huy động nguồn lực xã hội để đầu tư xây dựng, nâng cấp, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng này.

Cụ thể, Sở Tài chính đề xuất mức thu phí bằng 40% hoặc 50% của TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, đối với hàng xuất nhập khẩu sẽ là 100.000 - 125.000 đồng/container 20’ và 200.000 - 250.000 đồng/container 40’; đối với hàng lỏng sẽ có mức phí từ 6.000 - 7.500 đồng/tấn. Thời gian dự kiến thu phí trong năm 2025. Nếu được triển khai, với sản lượng hàng hóa như hiện nay, mỗi năm địa phương sẽ thu được 74 tỷ đồng.

Đánh giá về tác động của việc thu phí này, Sở Tài chính cho rằng, nếu thu thêm phí hạ tầng cảng biển sẽ khiến tổng chi phí vận chuyển từ các khu vực phụ cận như Phú Yên, Gia Lai, Nam Kon Tum, Bắc Đắk Lắk tới các cảng của Bình Định sẽ cao hơn so với khi xuất khẩu tại cảng Chu Lai (Quảng Nam) và cảng Đà Nẵng. Do vậy, nhiều khả năng sẽ tác động đến việc các doanh nghiệp lựa chọn thay đổi cảng xuất hàng sang Chu Lai và Đà Nẵng, đặc biệt là đối với hàng quá cảnh từ Bắc Campuchia.

Để tránh tình trạng này, dự thảo Đề án đề xuất cần tăng cường công tác tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận và ủng hộ trong doanh nghiệp. Về phía các doanh nghiệp khai thác cảng biển tại địa phương, cần chủ động xây dựng kế hoạch ngay từ thời gian này, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như năng lực quản lý, hiện đại hóa việc xếp dỡ hàng hóa, đầu tư kho bãi hiện đại để giảm chi phí dịch vụ tại cảng, nhằm thu hút và giữ chân khách hàng.

Cần cân nhắc kỹ

Chủ tịch Hội Doanh nhân Đất võ Bình Định Nguyễn Văn Học cho rằng, việc đầu tư cho hệ thống hạ tầng cảng biển trên địa bàn là rất quan trọng để giúp giảm chi phí logistics, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn về đơn hàng; cùng với đó là sự gia tăng các chi phí do tăng lương cho người lao động, ảnh hưởng từ các cuộc xung đột trên thế giới thời gian qua đẩy giá cước vận tải tăng… Nếu đề xuất này được thông qua, chắc chắn sẽ làm tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp.

“Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như hiện nay, chúng tôi không muốn gia tăng bất cứ chi phí nào. Song, nếu việc thu phí này giúp cải thiện hệ thống hạ tầng cảng biển cũng là điều nên làm. Tuy nhiên, tỉnh cần nghiên cứu, cân nhắc kỹ và nếu được, nên xem xét áp dụng từ sau năm 2025 để doanh nghiệp có thời gian thích ứng, chuẩn bị”, ông Học đề xuất.

Đại diện một hiệp hội doanh nghiệp logistics cho rằng, Bình Định cần tính toán thật kỹ việc thu phí này, bởi như Sở Tài chính đánh giá có thể làm dịch chuyển nguồn hàng sang các cảng lân cận thay vì lựa chọn các cảng trên địa bàn, như thế địa phương sẽ mất luôn nguồn thu từ các hoạt động xuất nhập khẩu. Bởi vậy, tỉnh cần đánh giá kỹ “được” và “mất” khi thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển để lựa chọn phương án tối ưu.

Mặt khác, nếu thực sự có sự dịch chuyển nguồn hàng xuất khẩu từ Đắk Lắk, Phú Yên, Gia Lai… ra khỏi cảng của Bình Định để sang cảng Chu Lai hay Đà Nẵng sẽ kéo dài thời gian vận chuyển trên đường, đồng nghĩa sẽ tác động xấu đến môi trường, gây lãng phí cho xã hội. Ngoài ra, nếu áp dụng thu phí, mỗi năm địa phương thu được khoảng 74 tỷ đồng, số tiền này sẽ khó đầu tư về kết cấu hạ tầng cho “ra tấm ra món” vì thường đòi hỏi nguồn vốn lớn.

Kinh tế

Các đại biểu thảo luận về giải pháp tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh: Đào Cảnh
Kinh tế

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 28.10. Thời báo Tài chính Việt Nam phối hợp với Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) tổ chức Tọa đàm về “Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công”. Tại đây, đại diện các cơ quan quản lý, các chuyên gia, các bộ ngành, địa phương đã trao đổi, thảo luận về các giải pháp để tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công; chia sẻ những kinh nghiệm quý, bài học hay trong giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Dự án tâm điểm quận Hoàng Mai: 2 trường học sát kề, hàng hiếm cho khách có con nhỏ
Bất động sản

Dự án tâm điểm quận Hoàng Mai: 2 trường học sát kề, hàng hiếm cho khách có con nhỏ

Không cần tất bật đưa đón con đi học trong cảnh tắc đường, bụi bặm; thậm chí các con có thể tự tới trường chỉ sau vài phút đi bộ, đây là thực tế khiến khách hàng có nhu cầu ở thực “chấm” ngay dự án căn hộ Hanoi Melody Residences tại Tây Nam Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Sinh nhật 8 năm: Chuỗi giá trị MB Ageas Life gửi trao trên hành trình dựng xây hạnh phúc
Doanh nghiệp

Sinh nhật 8 năm: Chuỗi giá trị MB Ageas Life gửi trao trên hành trình dựng xây hạnh phúc

Xuất phát từ mong muốn đồng hành cùng các gia đình trên hành trình dựng xây cuộc sống hạnh phúc, hàng loạt hoạt động truyền cảm hứng hướng tới cộng đồng đã được MB Ageas Life phát động trong hơn 3 tháng qua với thông điệp “8 năm hành trình hạnh phúc”, thay cho lời tri ân tới tất cả khách hàng đã đồng hành và gắn bó.

Agribank tham gia đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước dự Hội nghị thường niên IMF/WB năm 2024
Tài chính

Agribank tham gia đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước dự Hội nghị thường niên IMF/WB năm 2024

Vừa qua, Đoàn công tác của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) do ông Phạm Toàn Vượng, Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc làm trưởng đoàn đã tháp tùng đoàn đại biểu Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước dẫn đầu tham dự Hội nghị thường niên 2024 do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Nhóm Ngân hàng thế giới (WBG) đồng tổ chức diễn ra tại Washington DC, Hoa Kỳ.

Ảnh minh họa
Bất động sản

Làm rõ vướng mắc của nhà ở xã hội sau khi thi hành 3 luật về bất động sản

Hôm nay, 28.10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023; chuyên gia mong muốn các ĐBQH làm rõ những vướng mắc, bất cập đối với phân khúc này sau khi 3 luật về bất động sản được ban hành và có hiệu lực.

ông Quang
Kinh tế

Phải gắn quỹ đất dự kiến đổi lấy kết cấu hạ tầng ở gần ngay dự án BT

Tán đồng việc bổ sung dự án BT (hợp đồng xây dựng - chuyển giao) khi sửa Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), ông PHAN VINH QUANG, chuyên gia về PPP, đề xuất: Nhà nước cần có cơ chế để nguồn lợi từ gia tăng giá trị bất động sản được dùng để chi trả cho chính công trình BT, ví dụ phải gắn quỹ đất dự kiến đổi lấy kết cấu hạ tầng ở gần ngay vị trí của dự án BT.

Tấp nập tàu "ăn hàng" tại Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng
Kinh tế

Bài 3: Định hướng chiến lược phát triển đúng đắn

Cảng Tiên Sa là cảng biển hiện đại và quan trọng nhất ở miền Trung Việt Nam; trải hơn thế kỷ, bằng những định hướng chiến lược phát triển đúng đắn, cùng với dự án nâng cấp giai đoạn 2 được đưa vào khai thác từ cuối năm 2018, cảng Tiên Sa vươn tầm mạnh mẽ thành một trong những cảng biển hàng đầu tại Việt Nam trong việc cung ứng dịch vụ cho các loại tàu hàng và du thuyền. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất của thành phố Đà Nẵng, các tỉnh thành lân cận thông qua việc cung ứng dịch vụ cảng biển cho hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu; đồng thời, thúc đẩy phát triển lĩnh vực du lịch bằng du thuyền - một loại hình du lịch cao cấp, thời thượng.

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước
Thị trường

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước

Liên quan đến hoạt động của các sàn thương mại điện tử thời gian gần đây, tại buổi thảo luận tổ sáng 26.10, ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng trên thương mại điện tử, một mặt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một mặt để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước "cơn lốc" hàng giá rẻ.