BIM - chiến lược quản lý hiệu quả để nâng cao chất lượng công trình

Ứng dụng công nghệ số vào phát triển hạ tầng giao thông đang là xu hướng tất yếu. Xu hướng này đang được doanh nghiệp lớn trong ngành giao thông đưa vào áp dụng hiệu quả tại các dự án trọng điểm.

BIM giúp các dự án minh bạch, tiết kiệm thời gian

Trong bối cảnh ngành xây dựng đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ, việc áp dụng công nghệ số, đặc biệt là Mô hình thông tin công trình (Building Information Modelling - BIM) đã và đang trở thành xu hướng tất yếu.

z5859339570330_aa19078074c6c487f3ea132252bcb0c0.jpg
Ứng dụng công nghệ số dự án cao tốc tại Quảng Ngãi – Hoài Nhơn

Các dự án hạ tầng giao thông đã bắt đầu sử dụng công nghệ BIM nhằm nâng cao hiệu quả thiết kế, thi công và quản lý dự án, mang lại những cải tiến vượt trội về cả chất lượng lẫn tiến độ. Với tầm nhìn dài hạn, BIM không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình thiết kế và xây dựng mà còn hỗ trợ quản lý dự án xuyên suốt vòng đời công trình.

Theo PGS. TS. Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI), BIM đã chứng minh được vai trò của mình trong việc cải tiến quy trình xây dựng. BIM giúp các dự án xây dựng trở nên minh bạch hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí nhờ vào khả năng mô phỏng chính xác mọi khía cạnh của công trình, từ thiết kế đến kỹ thuật thi công.

Từ BIM với khả năng tạo ra các mô hình 3D chi tiết giúp các nhà quản lý dễ dàng phát hiện các lỗi kỹ thuật hoặc xung đột tiềm ẩn giữa các hệ thống kỹ thuật trong công trình.

Ngoài ra, BIM còn đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình xây dựng, từ khâu lập kế hoạch đến bảo trì. BIM không chỉ cung cấp thông tin chính xác về vật liệu, thiết bị cần sử dụng mà còn giúp nhà thầu quản lý chi phí một cách hiệu quả. Việc sử dụng BIM trong các dự án giao thông lớn có thể giúp rút ngắn 12-15% thời gian thi công so với các phương pháp truyền thống.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng công nghệ này tạo ra những bước tiến lớn trong quản lý xây dựng và quy hoạch đô thị. Ví dụ như tại Vương quốc Anh, việc áp dụng BIM đã trở thành yêu cầu bắt buộc trong các dự án công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước từ năm 2016. Điều này cho thấy BIM không chỉ là công cụ công nghệ, mà còn là chiến lược quản lý hiệu quả để nâng cao chất lượng công trình, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hiệu quả.

Kết quả theo dõi việc áp dụng BIM của Bộ Xây dựng giai đoạn 2017 - 2021 cho thấy, BIM góp phần rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng công tác thiết kế, thi công và quản lý dự án đầu tư xây dựng. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, việc sử dụng BIM được xem là công cụ hỗ trợ quá trình thực hiện thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở; cấp phép xây dựng; quản lý xây dựng; kiểm tra công tác nghiệm thu...

Theo ông Ngọ Trường Nam, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả, ứng dụng công nghệ số được doanh nghiệp triển khai linh hoạt đối với từng dự án. "Với các dự án đầu tư công, chúng tôi sẽ ứng dụng BIM đểđánh giá tình hình giải phóng mặt bằng, khảo sát và đo đếm khối lượng công việc định kỳ trên hiện trường. Đối với các dự án PPPvới vai trò là nhà đầu tư, chúng tôi ứng dụng BIM ngay từ khâu thiết kế", ông Nam cho biết.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về áp dụng BIM trong hoạt động quản lý xây dựng, ông Ngọ Trường Nam cho biết, Tập đoàn Đèo Cả đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng (BIM) phục vụ nghiên cứu và ứng dụng BIM trong các hoạt động, đặc biệt tại khối dự án của doanh nghiệp.

Do đó, ngoài hoạt động nội nghiệp, những công việc trên hiện trường dự án đã ứng dụng công nghệ số như khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát, quản lý bắt đầu bằng việc đầu tư máy móc thiết bị, đào tạo nhân lực và xây dựng các quy trình vận hành.

Trao đổi về chiến lược áp dụng công nghệ số vào các dự án của Đèo Cả, đại diện Tập đoàn Đèo Cả cho biết, khi ứng dụng công nghệ mới, có hai mục tiêu được đặt ra. Một là nâng cao hiệu quả về kinh tế, hai là giải quyết các vấn đề mà cách thức làm việc hiện tại không thể giải quyết được.

Theo đó, việc đưa một công nghệ vào thực tế cần phải có sự đầu tư về vật chất và đào tạo nhân sự, bởi vậy luôn phát sinh một khoản chi phí ban đầu. Tùy thuộc vào quy mô ứng dụng mà chi phí này ít hay nhiều. Tuy nhiên, nếu xét đến lợi ích lâu dài và với quy mô lớn, khi những việc mà cách làm thông thường không thể giải quyết được, thì công nghệ số là lựa chọn hợp lý.

Đa ứng dụng trong thực tế

Đến thời điểm này, các nhóm tư vấn đã được trang bị đủ thiết bị, phần mềm BIM, đào tạo nhân lực BIM, huấn luyện sử dụng các thiết bị cho nghiên cứu khảo sát, triển khai tại các dự án như Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng, Tân Phú - Bảo Lộc…

z5859339399167_ab70fee792d469bd2102787428e3055b.jpg
Doanh nghiệp đẩy mạnh đào tạo nhân lực ứng dụng BIM.

Dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn đang thực hiện là một ví dụ áp dụng công nghệ BIM, nhằm tăng khả năng phối hợp giữa các bên và quản lý dữ liệu tập trung, giúp các đội ngũ làm việc đồng bộ, tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn

Từ BIM, các nhà thầu có thể trích xuất khối lượng vật tư và vật liệu cần thiết cho từng giai đoạn thi công, từ đó dự báo chính xác hơn về yêu cầu nguồn lực và giảm thiểu rủi ro chi phí phát sinh.

Không chỉ tiên phong trong việc ứng dụng BIM trong các dự án thi công, đã có những sáng kiến mới về công nghệ này được “trình làng” tới các cuộc thi quốc tế.

Tháng 8 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Thiết kế Xây dựng Đại Phong đã xuất sắc giành Giải Nhất sáng tạo tại cuộc thi Autodesk ASEAN Innovation Awards 2024, giải thưởng uy tín khu vực Đông Nam Á với sản phẩm ứng dụng BIM trong thiết kế dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

Đây là dự án do Đèo Cả nghiên cứu đề xuất, là nhà đầu tư đứng đầu liên danh thực hiện dự án, mời Đại Phong tham gia với vai trò đơn vị tư vấn thiết kế dự án. Cũng tại dự án này, nhà đầu tư đã chủ động đầu tư kinh phí để ứng dụng công nghệ số vào thiết kế, thi công và quản lý dự án.

PGS. TS. Trần Chủng nhận định, trong tương lai, xu hướng phát triển sẽ là sự tích hợp BIM với các công nghệ tiên tiến khác như IoT (Internet Vạn vật) và AI (Trí tuệ Nhân tạo), tạo ra các trạm dừng nghỉ thông minh, có khả năng tự động theo dõi và quản lý tình trạng công trình. Điều này sẽ nâng cao tính hiệu quả và bền vững của các công trình phục vụ cộng đồng tại Việt Nam.

Giao thông

Chuyển đổi xanh, tạo nền móng cho phát triển giao thông công cộng của TP. Hà Nội
Giao thông

Chuyển đổi xanh, tạo nền móng cho phát triển giao thông công cộng của TP. Hà Nội

Sáng 9.11, tại Ga S8 - Ga Cầu Giấy, UBND TP. Hà Nội tổ chức lễ vận hành thương mại đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị thí điểm (metro) số 3 TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội; cam kết phát triển hệ thống metro thủ đô vì mục tiêu Net Zero (chương trình phát thải ròng bằng 0) năm 2050.

Tạo đồng thuận xã hội thúc đẩy hợp tác công tư
Giao thông

Tạo đồng thuận xã hội thúc đẩy hợp tác công tư

Trước bối cảnh doanh nghiệp ra sức đầu tư nguồn lực vào các dự án hợp tác công tư (PPP) theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, đặc biệt đối với lĩnh vực hạ tầng giao thông, những hành vi cản trở, nhũng nhiễu trong môi trường báo chí là biểu hiện của tình trạng lãng phí nguồn lực.

Ða dạng hình thức tuyên truyền an toàn giao thông
Giao thông

Ða dạng hình thức tuyên truyền an toàn giao thông

Nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông trong Nhân dân, tỉnh Nam Định đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật với nội dung, hình thức đa dạng, tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về giao thông.

Hà Nội: Hơn 16,4 triệu lượt hành khách sử dụng thẻ vé điện tử
Giao thông

Hà Nội: Hơn 16,4 triệu lượt hành khách sử dụng thẻ vé điện tử

Từ ngày 28.11.2023, TP. Hà Nội bắt đầu thí điểm thẻ vé điện tử liên thông đa phương thức trên 25 tuyến xe buýt. Ngoài việc phát hành thẻ điện tử vật lý (thẻ chip), từ ngày 2.4.2024, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội tiếp tục vận hành ứng dụng “Thẻ vé giao thông Hà Nội” theo hình thức QR động (thẻ ảo), áp dụng đối với vé tháng và thẻ miễn phí đi xe buýt.

Cần nghiên cứu cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP
Giao thông

Cần nghiên cứu cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP

Sáng 30.10, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Các ĐBQH cho rằng cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật điều khoản cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP ký kết hợp đồng trước thời điểm Luật này có hiệu lực, gồm cả những dự án đang trong quá trình vận hành, khai thác.

Sắp diễn ra Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024
Giao thông

Sắp diễn ra Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024

Hưởng ứng "Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông", Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông tại Việt Nam năm 2024 sẽ được Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức vào tối 17.11 tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng, thành phố Ninh Bình.

Công khai kế hoạch giải phóng mặt bằng, giải đáp ý kiến của người dân khi thực hiện dự án xây dựng các ô quy hoạch và tuyến đường phụ cận
Giao thông

Công khai kế hoạch giải phóng mặt bằng, giải đáp ý kiến của người dân khi thực hiện dự án xây dựng các ô quy hoạch và tuyến đường phụ cận

Chiều ngày 29.10, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Long Biên và UBND phường Ngọc Thuỵ đã tổ chức Hội nghị Thông báo tiếp tục triển khai GPMB thực hiện dự án Xây dựng HTKT các ô quy hoạch A4/NO4, A8/NO1, A8/NO2, A4/HH2, A4/HH3 và các tuyến đường phụ cận theo quy hoạch tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP. Hà Nội.

Ổ voi, ổ gà chi chít tại tuyến đường tránh Tây TP. Buôn Ma Thuột
Giao thông

Ổ voi, ổ gà chi chít tại tuyến đường tránh Tây TP. Buôn Ma Thuột

Đường 10 tháng 3 (còn gọi đường tránh phía Tây TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) là một trong những tuyến đường huyết mạch, có lượng phương tiện lưu thông rất lớn. Gần đây, đoạn đầu tuyến dài khoảng 2km, đoạn nối từ đường Nguyễn Chí Thanh (Quốc lộ 14) tới vòng xoay Hà Huy Tập mặt đường xuống cấp nghiêm trọng, ổ voi, ổ gà dày đặc gây mất an toàn giao thông.

Hàng không Việt Nam tăng nhiều chuyến bay sau bão Trà Mi. Ảnh: VNA.
Xã hội

Hàng không Việt Nam tăng nhiều chuyến bay sau bão Trà Mi

Ngay sau khi các sân bay Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng và Chu Lai khai thác trở lại tàu bay, chiều ngày 27.10, Vietnam Airlines đã tăng thêm bốn chuyến bay giữa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Hãng cũng sẽ tăng cường thêm ít nhất sáu chuyến bay khác giữa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trong ngày 28.10 để hỗ trợ hành khách bị ảnh hưởng bởi cơn bão Trà Mi.

Vietnam Airlines sẽ khai thác 4 chuyến mỗi tuần trên đường bay Hà Nội - Phnom Penh vào các ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu và Chủ Nhật bằng máy bay Airbus A321. Ảnh: VNA.
Giao thông

Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng Hà Nội - Phnom Penh

Ngày 27.10, Vietnam Airlines đã chính thức khai trương đường bay thẳng Hà Nội - Phnom Penh và trở thành hãng hàng không duy nhất của Việt Nam khai thác đường bay thẳng giữa thủ đô hai nước. Đường bay mới sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới kết nối và giao thương giữa Việt Nam và Campuchia.