20 năm Hà Nội nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

Biểu tượng của tinh thần hòa bình

Hòa bình là cuộc sống, là tất cả những gì mà dân tộc ta đã phải hy sinh suốt chiều dài lịch sử mà có. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” của Hà Nội không chỉ là một danh hiệu mà còn là tuyên ngôn, lý tưởng sống của các thế hệ người Việt Nam.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ NGUYỄN VIẾT CHỨC: Những cánh chim diệu kỳ

Đúng 20 năm trước, tôi còn nhớ ngày ấy bà Duyran - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã hết sức phấn khích và khâm phục khi những cánh chim hòa bình tung bay trên bầu trời Hà Nội, mang theo thông điệp hòa bình. Tôi khi đó là Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội, đã giải thích về truyền thống thả chim bồ câu của người Việt Nam. Những con chim bồ câu không khác nhiều chim bồ câu ở phương Tây về hình dáng và biểu tượng hòa bình của nó, nhưng được nông dân Việt Nam nuôi dưỡng và rèn luyện ở tính gắn kết mang tính nghệ thuật cao siêu của một thú chơi tao nhã. Đàn chim bay càng cao càng chụm lại như dựa vào nhau tạo sức mạnh thắng mọi cản trở trên tầng cao không trung như mây, gió… và như để có tầm nhìn định hướng bay về nơi mình đã sinh sống và được nuôi dưỡng.

Một Hà Nội thân thiện, yên bình, đậm đà bản sắc văn hóa đã được cả thế giới biết đến Ảnh: H.Sen
Một Hà Nội thân thiện, yên bình, đậm đà bản sắc văn hóa đã được cả thế giới biết đến 
Ảnh: H.Sen

Bà Duyran hết sức ngạc nhiên: Có nghĩa là chúng bay về nhà?! Tôi khẳng định và giải thích, cánh chim hòa bình Việt Nam được nuôi dưỡng bằng khát khao hòa bình của những con người bình thường nơi thôn dã mới có khả năng kỳ diệu ấy. Thực ra với tập tính của chim bồ câu, dù ở xứ nào, cũng có thể luyện để nó làm nhiệm vụ đưa thư, nhưng để cả đàn trở về nhà mười con vẹn mười phải luyện công phu.

Câu chuyện về chim bồ câu không dừng ở đó, mà nó còn gắn với chuyện nông dân Việt từ các vùng miền tề tựu về hồ Hoàn Kiếm… để thả chim bồ câu, bởi nơi đây đã trở thành biểu tượng của tinh thần hòa bình từ cái tên và huyền thoại trả gươm thần nhiều thế kỷ trước. Nó không chỉ làm rõ việc dựng cờ khởi nghĩa của Lê Lợi là thuận theo ý trời mà còn mang thông điệp về tinh thần yêu chuộng hòa bình: Chiến tranh vừa dứt, gác vũ khí xây dựng cuộc sống bình yên như là lẽ sống, lý tưởng sống của người Việt Nam…

Đúng như các nhà nghiên cứu văn hóa đã nhận định: Tất cả có thể sẽ mất đi, cái còn lại là văn hóa! Thời gian, chiến tranh có thể tàn phá nhiều thứ nhưng lòng khát khao hòa bình, văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội thì còn mãi mãi.

Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội ĐÀO NGỌC NGHIÊM: Thành phố kiến tạo hòa bình

Nhìn lại chặng đường 20 năm qua, Hà Nội không chỉ tự hào, vinh dự với danh hiệu đã nhận mà còn xem đây là động lực để tiếp tục phát triển, cống hiến. Với tôi, những công trình văn hóa như Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tượng đài Lý Thái Tổ, khu di tích Cổ Loa… sẽ còn là những giá trị trường tồn.

Tôi vẫn muốn nhắc thêm lần nữa về không khí của Hà Nội những ngày được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai. Đó là thời điểm ghi dấu ấn, mang giá trị rõ nhất cho thấy Hà Nội là thành phố vì hòa bình, thành phố kiến tạo hòa bình. Một Hà Nội thân thiện, yên bình, đậm đà bản sắc văn hóa đã được cả thế giới biết đến. Đây là động lực để Hà Nội gìn giữ những gì đã có, tiếp tục phát huy thế mạnh trong tương lai.

Với vai trò “Thành phố vì hòa bình”, công tác quy hoạch, phát triển đô thị đã đổi mới và đạt nhiều kết quả lớn. Việc mở rộng địa giới Hà Nội năm 2008 là tầm nhìn có tính chiến lược của Thủ đô, bước đầu là việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Các định hướng trong quy hoạch không chỉ căn cứ từ thực tiễn mà còn kế thừa, chọn lọc từ các xu thế phát triển của London, Paris…; xu thế đô thị sinh thái, xu thế đô thị thông minh… Nhiều khu đô thị mới đã hình thành với chất lượng cao, được nhiều giải thưởng quốc gia về khu đô thị xanh, khu đô thị đáng sống, công trình kiến trúc xanh…

Có thể nói, hai mươi năm qua, Hà Nội đã phát huy tốt, làm sáng tỏ những tiêu chí để được trao giải thưởng cao quý “Thành phố vì hòa bình” và tiếp tục vươn lên phát huy giá trị của danh hiệu, xứng tầm một thành phố mà tôi và nhiều người vẫn mong muốn.

Không gian thanh bình và ấm no

Tôi thích thành phố Hà Nội bởi vẻ đẹp cổ kính của các khu phố cổ, các di tích và công trình lịch sử đậm nét tinh túy của kiến trúc mà người Pháp xây dựng. Các địa danh nổi tiếng như hồ Gươm, hồ Tây, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột… và các công viên, những con đường có nét cổ xưa của thành phố nghìn năm tuổi. Hà Nội cũng đang hưởng các giá trị và nhu cầu tối thiểu của người dân về văn hóa, kinh tế, an sinh xã hội.

Những ngày này, tôi thấy rất phấn khởi và xúc động khi dạo bước trên phố phường Hà Nội, nhất là khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ, phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Trên nền những điệu nhạc vui trong giờ tập dưỡng sinh, chúng tôi nghĩ mình đang được sống trong một môi trường và không gian tốt lành, thanh bình và ấm no. Nếu có một mong muốn, thì đó là thành phố ngày càng phát triển hơn nữa để chúng tôi có thêm điều kiện tham gia nhiều sân chơi bổ ích, giàu giá trị văn hóa...

Bà Phạm Thị Nhung  - Chủ nhiệm CLB Dưỡng sinh huyện Phú Xuyên, Hà Nội

Văn hóa

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai
Văn hóa - Thể thao

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai

Tối 22.4, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) tổ chức tổng hợp luyện lần cuối trước khi sơ duyệt và tổng duyệt cấp Nhà nước của các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm.

Festival Phở 2025: Sự kiện văn hóa nổi bật trên hành trình công nhận di sản của UNESCO
Văn hóa

Festival Phở 2025: Sự kiện văn hóa nổi bật trên hành trình công nhận di sản của UNESCO

Festival Phở 2025 đã chính thức khép lại, để lại trong lòng người tham dự những dư âm khó phai về một sự kiện văn hóa đậm chất Việt. Không chỉ là một lễ hội ẩm thực, Festival Phở 2025 còn là một hành trình tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, lan tỏa tinh thần Việt Nam tới cộng đồng quốc tế. Với sự tham gia của hàng nghìn khách du lịch và thực khách trong nước, ngoài nước, lễ hội đã khẳng định vị thế của phở - món ăn quốc hồn quốc túy trên bản đồ ẩm thực toàn cầu, đồng thời khắc họa sâu sắc câu chuyện về con người, lịch sử và bản sắc Việt Nam.

Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”: Chắp cánh tài năng trẻ và người khuyết tật
Văn hóa - Thể thao

Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”: Chắp cánh tài năng trẻ và người khuyết tật

Từ ngày 22.4 - 2.5, tại sảnh chính của Khách sạn Pan Pacific Hà Nội, số 1 đường Thanh Niên, Ba Đình, Hà Nội, trưng bày các tác phẩm xuất sắc của cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”, truyền cảm hứng cho tài năng trẻ và người khuyết tật dám ước mơ và theo đuổi đam mê hội họa.