Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP):

Biểu tượng của sự đồng thuận và hòa hợp toàn cầu

Nghị viện Quốc tế về Bao dung và Hòa bình (IPTP) là tổ chức toàn cầu được thành lập nhằm hướng tới thúc đẩy sự bao dung, hòa bình và hợp tác quốc tế thông qua ngoại giao nghị viện và các sáng kiến hợp tác đa phương. IPTP tập trung vào việc xây dựng cầu nối giữa các quốc gia, thúc đẩy sự thấu hiểu giữa các nền văn hóa, tôn giáo và dân tộc, nhằm giảm thiểu xung đột và tạo nền tảng cho hòa hợp bền vững.

img-3025.jpg

IPTP - cơ quan lập pháp của Hội đồng toàn cầu về khoan dung và hòa bình

Hội đồng toàn cầu về khoan dung và hòa bình (GCTP) là một tổ chức quốc tế do ông Ahmed Bin Mohamed Aljarwan, nhà ngoại giao của Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), Chủ tịch đương nhiệm GCTP thành lập vào năm 2017. Tổ chức này hướng đến mục tiêu thúc đẩy giá trị của sự khoan dung và văn hóa hòa bình trong khi đấu tranh chống lại sự phân biệt đối xử và chủ nghĩa cực đoan thông qua hai thành phần chính của mình là Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) và Đại hội đồng. Với trụ sở chính toàn cầu tại Malta và các văn phòng chi nhánh tại khu vực MENA, châu Âu, châu Phi, Mỹ Latin và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, GCTP hướng đến mục tiêu hiện diện trên toàn cầu.

IPTP là cơ quan lập pháp của GCTP, được thành lập năm 2018 nhằm tạo diễn đàn cho các nghị sĩ từ khắp nơi trên thế giới thảo luận và hợp tác về các vấn đề hòa bình toàn cầu. Phiên họp đầu tiên của IPTP diễn ra tại Quốc hội Malta ở Valletta cùng năm thành lập.

Với sự tham gia của thành viên từ hơn 100 Quốc hội quốc gia, IPTP đã tổ chức 10 phiên họp toàn thể, tập trung vào các vấn đề then chốt như an ninh lương thực, chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực, và tác động của biến đổi khí hậu đến các xung đột tương lai. Kể từ khi ra đời, IPTP đã ký kết khoảng 40 Biên bản ghi nhớ (MoU) với các Quốc hội quốc gia và khu vực, khẳng định cam kết hợp tác toàn cầu, có thể kể đến như bao gồm Nghị viện Ảrập, Nghị viện Andean, Nghị viện Mỹ Latin (PARLATINO), Nghị viện Mercosur (PARLASUR) và Nghị viện châu Phi (PAP). Chủ tịch IPTP luân phiên giữa các quốc gia thành viên, và nhiệm kỳ 2023-2024 hiện do Quốc hội Vương quốc Campuchia đảm nhiệm. Sự ra đời của cơ quan này phản ánh nhu cầu cấp thiết về một nền ngoại giao nghị viện mạnh mẽ, có khả năng xây dựng sự hiểu biết và hòa hợp giữa các quốc gia.

sds.png
Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia, Chủ tịch Phiên họp toàn thể lần thứ 11 IPTP, bà Samdech Moha Rathsapheathika Thipadei Khuon Sudary

IPTP không chỉ làm việc với các chính phủ mà còn tham gia vào các sáng kiến của xã hội dân sự, các tổ chức quốc tế và cộng đồng toàn cầu để giải quyết các xung đột và xây dựng một thế giới hòa bình hơn.

Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Khuon Sodary: Hòa bình là vô giá

Trong thông điệp chào mừng các đại biểu đến dự Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Khuon Sodary khẳng định:Hòa bình là vô giá. Không có gì có thể so sánh được”, “Các nhà lãnh đạo Campuchia - và tất cả người dân Campuchia - đều mong muốn thấy mọi người trên khắp thế giới sống trong hòa bình, thịnh vượng và hòa hợp. Chúng tôi mong muốn không có quốc gia nào phải gặp phải hoặc chịu đựng chiến tranh như chúng tôi đã từng trải qua. Chúng tôi hoan nghênh và sẵn sàng chia sẻ với các đại biểu kiến ​​thức và kinh nghiệm của chúng tôi trong việc tìm kiếm hòa bình. Campuchia là quốc gia từng là nơi tiếp nhận lực lượng gìn giữ hòa bình. Hiện nay, chúng tôi là quốc gia đóng góp hàng đầu cho các hoạt động gìn giữ hòa bình ở nước ngoài. Đây là nghĩa vụ quốc tế mà Campuchia luôn đề cao, thể hiện tinh thần sẵn sàng đóng góp vì nhân loại và bảo vệ hành tinh. Như câu nói quen thuộc của người dân chúng tôi: Campuchia mang trong mình trái tim lớn”.

IPTP có sự tham gia của các nghị sĩ và đại diện từ hơn 100 quốc gia trên thế giới, từ châu Á, châu Phi, châu Âu, Mỹ Latin đến Bắc Mỹ. Điều này giúp tổ chức có sự đa dạng và bao quát trong các hoạt động và mục tiêu. Các đại diện không chỉ đến từ các quốc gia lớn mà còn bao gồm những quốc gia nhỏ hoặc dễ bị tổn thương bởi xung đột, bảo đảm mọi tiếng nói đều được lắng nghe.

Cơ cấu tổ chức

Đại hội đồng là cơ quan trung tâm, nơi các thành viên của IPTP gặp gỡ, thảo luận và thông qua các nghị quyết mang tính chiến lược. Đây cũng là diễn đàn để định hình các hướng đi quan trọng và tổ chức các hội nghị quốc tế. Đại hội đồng bao gồm hơn 30 cá nhân và tổ chức nổi bật như các trường đại học, tổ chức phi chính phủ và viện nghiên cứu trên toàn cầu, với sự quan tâm đặc biệt hoặc đóng góp cho các giá trị khoan dung và hòa bình.

Kể từ phiên họp đầu tiên tại Malta năm 2018, IPTP đã tổ chức 10 phiên họp toàn thể tại nhiều quốc gia, tập trung vào các thách thức toàn cầu như an ninh lương thực, ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan bạo lực, và tác động của biến đổi khí hậu đến xung đột. Các phiên họp này được tổ chức hai năm một lần, tạo cơ hội để các thành viên cùng giải quyết các vấn đề đương đại ảnh hưởng đến hòa bình và sự khoan dung trên toàn thế giới.

Ngoài ra, IPTP duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và Tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO), đồng thời xây dựng mạng lưới hợp tác với hàng trăm tổ chức phi chính phủ, viện nghiên cứu và nhà hoạt động xã hội. Hệ thống đối tác này là nền tảng để triển khai các dự án bền vững, hướng tới những mục tiêu lâu dài.

Các nghị quyết và khuyến nghị được IPTP thông qua thường tập trung vào các lĩnh vực nhân quyền, bảo vệ môi trường, giáo dục và hòa bình toàn cầu. Mặc dù không mang tính ràng buộc pháp lý, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành động và truyền cảm hứng cho các quốc gia thành viên.

Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của IPTP

Quốc hội Campuchia đăng cai tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình tại Phnom Penh từ ngày 23 đến 26.11.2024.

Với chủ đề chính là “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và khoan dung”, cuộc họp tập trung vào hai chuyên đề: "Thúc đẩy kiến ​​trúc hòa bình toàn cầu, xây dựng hòa bình, hòa giải và khoan dung: Sức mạnh tổng hợp của Chính phủ, Quốc hội và xã hội dân sự"; và "Củng cố chủ nghĩa đa phương, hợp tác và đối tác cùng tồn tại và kết nối bao trùm".

Tham dự Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của IPTP do Campuchia đăng cai tổ chức, hiện có khoảng 186 đại biểu (trong đó 11 Chủ tịch Quốc hội/Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký IPU, Tổng Thư ký ASEAN, Tổng Thư ký AIPA, 82 nghị sĩ) đến từ 54 Nghị viện thành viên, Nghị viện khách mời và đối tác đăng ký tham dự.

Phiên họp dự kiến sẽ thông qua Tuyên bố Phnom Penh về ủng hộ Hiến chương hòa bình vì con người và hành tinh trong việc tìm kiếm hòa bình, bao dung và hòa giải và Kỷ niệm Hiến chương hòa bình thế giới.

Quốc tế

Anh và Ấn Độ sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại tự do
Quốc tế

Anh và Ấn Độ sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại tự do

Trong cuộc gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Brazil, hai nhà lãnh đạo Anh và Ấn Độ khẳng định sẽ nối lại các cuộc đàm phán bị đình trệ để thống nhất một thỏa thuận thương mại tự do.

EU thông qua các luật thúc đẩy vận tải biển bền vững và an toàn
Quốc tế

EU thông qua các luật thúc đẩy vận tải biển bền vững và an toàn

Nhằm xây dựng ngành vận tải biển an toàn, sạch sẽ và hiện đại hơn, mới đây Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua 4 luật thuộc gói lập pháp “An toàn hàng hải”. Các quy định này sửa đổi các chỉ thị liên quan đến điều tra tai nạn hàng hải, ô nhiễm từ tàu biển, tuân thủ yêu cầu của quốc gia treo cờ và kiểm soát tàu thuyền tại cảng.

Nhành olive với lằn ranh đỏ
Quốc tế

Nhành olive với lằn ranh đỏ

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị định hướng mới cho quan hệ Mỹ - Trung, ông đã tận dụng cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp mãn nhiệm tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Lima, Peru để gửi đi thông điệp kép: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới của ông Donald Trump, nhưng đồng thời lưu ý về "lằn ranh đỏ" không thể thương lượng. Động thái này nhấn mạnh những rủi ro tiềm tàng trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia
Việt Nam và các nước

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 - 23.11 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, ngày 18.11, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Armenia do Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại Ninh Bình.

Chương trình thí điểm miễn thị thực ngắn hạn của Trung Quốc: Cân bằng lợi ích
Quốc tế

Chương trình thí điểm miễn thị thực ngắn hạn của Trung Quốc: Cân bằng lợi ích

Chương trình miễn thị thực đã giúp Trung Quốc thu hút hơn 17 triệu du khách trong 7 tháng năm 2024. Sự gia tăng đột biến về du lịch là một lợi ích cho nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và có thể tăng cường chiến lược ngoại giao của đất nước. Tuy nhiên, chương trình này lại có thể dẫn tới tình trạng du lịch quá mức, gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng địa phương và làm gia tăng căng thẳng với người dân bản địa.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Định hướng lại cách tiếp cận đúng đắn

Tuần trước, các nhà lập pháp Trung Quốc đã thực hiện bước đi quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em trong độ tuổi mầm non khi thông qua Luật Giáo dục mầm non mang tính đột phá. Được Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc phê chuẩn, luật sẽ có hiệu lực từ 1.6.2025. Với 85 điều khoản chia thành 9 chương, văn bản pháp lý này hướng tới mục tiêu mở rộng, nâng cao chất lượng và tính phổ cập của giáo dục mầm non, đồng thời giảm thiểu bất bình đẳng và thúc đẩy mô hình giáo dục theo hướng phục vụ công ích.

ITN
Nghị viện thế giới

Cải cách toàn diện chính sách tuyển dụng và phúc lợi cho giáo viên

Đội ngũ giáo viên mầm non giữ vai trò then chốt trong sự phát triển trí tuệ và nhân cách trẻ nhỏ, nhưng đang phải đối mặt với nhiều bất cập về thu nhập, phúc lợi và cơ hội nghề nghiệp. Để khắc phục, Luật Giáo dục mầm non mới được ban hành nhằm nâng cao điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ cho giáo viên, nhấn mạnh nguyên tắc "cùng công việc, cùng mức lương", áp dụng cho tất cả giáo viên, bất kể giáo viên trong hay ngoài biên chế.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Giáo dục nâng cao từ cấp mầm non và những hệ lụy

Giáo dục mầm non không chỉ là nền tảng giúp trẻ phát triển kỹ năng và nhận thức cơ bản, mà còn là giai đoạn quan trọng xây dựng nền tảng học tập lâu dài và nhân cách của trẻ. Tại Trung Quốc, giáo dục mầm non được coi là dịch vụ phúc lợi công thiết yếu, được nhà nước chú trọng đầu tư và quản lý. Từ những năm 1950, khi Hội đồng Nhà nước đưa ra những quyết định đầu tiên về cải cách hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non đã bắt đầu phát triển có hệ thống và tổ chức rõ ràng.

Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
Việt Nam và các nước

Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MAM) ở Rio de Janeiro, Brazil từ ngày 18 - 19.11. Các nhà lãnh đạo G20 sẽ thảo luận để xây dựng sự đồng thuận về các vấn đề toàn cầu như chống đói nghèo, cải cách quản trị toàn cầu, đánh thuế giới siêu giàu, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Chọn nhân sự dựa trên lòng trung thành, ông Trump gây hoang mang dư luận
Quốc tế

Chọn nhân sự dựa trên lòng trung thành, ông Trump gây hoang mang dư luận

Nỗi lo sợ rằng nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump sẽ cực đoan hơn nhiệm kỳ đầu tiên ngày càng gia tăng trong bối cảnh ông đưa ra hàng loạt lựa chọn nhân sự cấp cao gây sốc dư luận. Các nhà phân tích cho rằng, những lựa chọn này cho thấy ông đề cao lòng trung thành cá nhân, một điều rút kinh nghiệm từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông.

Chile và Hàn Quốc hướng tới liên minh lithium bình đẳng
Quốc tế

Chile và Hàn Quốc hướng tới liên minh lithium bình đẳng

Hàn Quốc đang tìm cách xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Chile để bảo đảm chuỗi cung ứng lithium - vốn được đánh giá là nguyên liệu tương lai, được sử dụng trong sản xuất pin xe điện. Sự hợp tác này có thể giúp Chile hưởng lợi từ vốn và công nghệ của Hàn Quốc, trong khi Hàn Quốc tìm cách có được nguồn cung lithium ổn định và vị thế cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Đức ấn định thời điểm bầu cử Quốc hội sớm
Quốc tế

Đức ấn định thời điểm bầu cử Quốc hội sớm

Đức sẽ tổ chức bầu cử sớm vào ngày 23.2.2025 và Thủ tướng Olaf Scholz dự kiến sẽ bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội ngày 16.12 tới. Quyết định về việc tổ chức bầu cử sớm được đưa ra trong bối cảnh liên minh cầm quyền đang gặp khủng hoảng chính trị.

Đồng đô la Mỹ đạt đỉnh cao nhất trong năm
Quốc tế

Đồng đô la Mỹ đạt đỉnh cao nhất trong năm

“Đồng bạc xanh” đã đạt mức cao nhất trong hai tháng và lợi suất trái phiếu tăng mạnh, được thúc đẩy bởi chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tuần trước. Điều này đã làm dấy lên những lo ngại về rủi ro lạm phát sẽ tái trỗi dậy trong nhiệm kỳ tống thống thứ hai của ông.

COP29 - sẽ có đột phá về tài chính khí hậu
Quốc tế

COP29 - sẽ có đột phá về tài chính khí hậu

Hội nghị thượng đỉnh các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP29) đã khai mạc tại Thủ đô Baku, Azerbaijan và sẽ kéo dài đến ngày 22.11, với sự tham gia của hơn 51.000 đại biểu từ gần 200 quốc gia. Mục tiêu chính của COP29 là đạt được sự đồng thuận giữa các quốc gia về một mục tiêu tài trợ hằng năm mà các nước giàu sẽ cung cấp, nhằm giúp các quốc gia nghèo hơn ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bhutan khởi động "thành phố chánh niệm"
Thế giới 24h

Bhutan khởi động "thành phố chánh niệm"

Bhutan, vương quốc nằm trên dãy Himalaya, quốc gia nổi tiếng thế giới với triết lý về chỉ số Hạnh phúc quốc gia thay vì GDP, đang chuẩn bị xây dựng một "thành phố chánh niệm"; đợt phát hành trái phiếu trị giá 100 triệu USD đầu tiên được đưa ra vào ngày 11.11 để hỗ trợ khởi động dự án.

Luật Điện lực mới của Jordan: Khuyến khích đầu tư vào lưu trữ năng lượng
Quốc tế

Luật Điện lực mới của Jordan: Khuyến khích đầu tư vào lưu trữ năng lượng

Jordan vừa ban hành Luật Điện lực mới, thay thế luật cũ có hiệu lực từ năm 2002, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chính sách năng lượng của quốc gia Trung Đông. Luật này thúc đẩy mô hình hợp tác công-tư (PPP), khuyến khích đầu tư vào các cơ sở lưu trữ năng lượng và dự án hydro xanh nhằm tăng cường tính tự chủ năng lượng, hỗ trợ phát triển bền vững và hiện đại hóa lĩnh vực điện lực của Jordan.

Thủ tướng Nhật Bản trước áp lực của chính phủ thiểu số
Quốc tế

Thủ tướng Nhật Bản trước áp lực của chính phủ thiểu số

Tại phiên họp đặc biệt diễn ra vào ngày 11.11, Quốc hội Nhật Bản đã bầu Chủ tịch đảng cầm quyền Ishiba Shigeru tiếp tục giữ cương vị Thủ tướng thứ 103 của nước này. Tuy nhiên, việc lãnh đạo một Chính phủ thiểu số đã báo trước tương lai đầy thách thức đối với tân Thủ tướng và đảng cầm quyền.