Biểu dương, tôn vinh điển hình toàn quốc trong hoạt động thông tin cơ sở năm 2024

Sáng 8.10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc trong công tác thông tin cơ sở năm 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng dự, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ, thông tin cơ sở là hoạt động truyền thông đặc sắc riêng có của Việt Nam, là hệ thống truyền thông tiếp cận trực tiếp đến người dân, sử dụng các loại hình thông tin từ đơn giản như tuyên truyền miệng, cổ động trực quan, đến các loại hình thông tin hiện đại, đa phương tiện, đa nền tảng để phổ biến, cung cấp thông tin sát với nhu cầu của người dân ở từng thôn, bản, tổ dân phố, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu

Thông tin cơ sở khác với báo chí, gần dân hơn, dùng người nhiều hơn, là một lực lượng quan trọng, không kém báo chí nhưng họ ở tuyến cuối của hoạt động truyền thông. Đây là lực lượng tạo nên sức mạnh bởi sự linh hoạt và khả năng thích ứng trong mọi tình huống. Với nhiều cách thức tuyên truyền khác nhau, sức mạnh của thông tin cơ sở là đến từng người, từng hộ dân, tạo nên khác biệt căn bản của thông tin cơ sở với các hình thức truyền thông khác.

Đặc trưng của hoạt động thông tin cơ sở ngày nay là vừa phân tán, vừa tập trung. Phân tán là hoạt động của hơn 5 nghìn người làm việc ở các cơ sở truyền thanh - truyền hình huyện, quận, thị xã, thành phố; hơn 10 nghìn người phụ trách đài truyền thanh xã, phường, thị trấn; hơn 200 nghìn người làm tuyên truyền viên cơ sở ở thôn, bản, tổ dân phố.

"Thực tế cho thấy, trong các đợt phòng, chống đại dịch Covid-19 vừa qua, và gần đây là cơn bão số 3 (Yagi)... , những người làm công tác thông tin cơ sở đã không quản ngày đêm khó khăn, vất vả, bằng tiếng nói của người địa phương mộc mạc, gần gũi trên hệ thống truyền thanh, đã truyền đi những thông điệp về phòng, chống dịch bệnh, thông tin khẩn cấp về bão, lũ, ngập lụt. Họ đã lặn lội “đến từng ngõ, gõ từng nhà, gặp từng người” theo phương châm “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” để tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân, cùng tham gia với chính quyền giải quyết nhiều vấn đề dân sinh ở cơ sở", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trao tặng Bằng khen và biểu trưng của Hội nghị cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trao tặng Bằng khen và biểu trưng của Hội nghị cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của truyền thông, có một chiếc điện thoại thông minh là chúng ta có thể biết được cả thế giới. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, mọi thứ dù có hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế được con người. "Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể hỗ trợ cho thông tin cơ sở phát triển nhanh hơn, nhưng AI không thể truyền được cảm hứng, không thể nói thay được giọng nói mộc mạc, giàu cảm xúc của các bác, các anh, chị khi tuyên truyền, vận động người dân, vì các bác, các anh, chị được chính quyền địa phương lựa chọn, được người dân địa phương tin cậy".

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị, những người làm công tác thông tin cơ sở trong cả nước tiếp tục nỗ lực phấn đấu, cống hiến nhiều hơn nữa cho cộng đồng, cho đất nước; cấp ủy đảng, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, dành nguồn lực và những điều kiện thuận lợi cho thông tin cơ sở phát triển.

Các Sở Thông tin và Truyền thông cần làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, kịp thời phát hiện, đề xuất khen thưởng, biểu dương, tôn vinh cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động thông tin cơ sở ở địa phương. Quan tâm khen thưởng những tập thể, cá nhân ở vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những người hoạt động thông tin cơ sở ở thôn, bản, tổ dân phố.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm trao tặng bằng khen và biểu trưng của Hội nghị cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm trao tặng bằng khen và biểu trưng của Hội nghị cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc

Đặc biệt, các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước trong ngành Thông tin và Truyền thông, các điển hình tiên tiến, các mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động thông tin cơ sở, tạo sự lan tỏa, truyền cảm hứng cho những người làm công tác thông tin cơ sở, lấy gương người tốt, việc tốt để phổ biến, nhân rộng trong cộng đồng.

Hoạt động thông tin cơ sở hiện nay được tổ chức bằng nhiều loại hình thông tin khác nhau. Cả nước hiện có 10.033 đài truyền thanh cấp xã, đạt 95%; 666 cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, đạt 94,5%; 701 trang thông tin điện tử công cộng cấp huyện và 8.471 trang thông tin điện tử cấp xã; 870 bảng tin điện tử công cộng cấp huyện và 1.956 bảng tin điện tử công cộng cấp xã; hơn 200.000 tuyên truyền viên cơ sở.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm trao tặng bằng khen và biểu trưng của Hội nghị cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm trao tặng bằng khen và biểu trưng của Hội nghị cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc

Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc trong hoạt động thông tin cơ sở năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, trở thành ngày hội của những người làm công tác thông tin cơ sở các cấp trên cả nước.

Tại Hội nghị, 120 tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến là những tấm gương tiêu biểu, đại diện cho hàng trăm nghìn người làm công tác thông tin cơ sở trên khắp các vùng, miền của đất nước đã được biểu dương, tôn vinh. Những điển hình tiên tiến dù là tập thể hay cá nhân, lứa tuổi khác nhau, công việc khác nhau nhưng tất cả đều tỏa sáng tinh thần yêu nước, trách nhiệm và tâm huyết với công việc, tiêu biểu cho ý chí, nghị lực, khát vọng được cống hiến vì cộng đồng, vì đất nước.

Chính trị

ASEAN thống nhất các nội dung quan trọng tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 44 - 45
Sự kiện nổi bật

ASEAN thống nhất các nội dung quan trọng tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 44 - 45

Ngày 8.10, tại thủ đô Viêng Chăn đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN và Hội đồng Điều phối ASEAN. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu tham dự các Hội nghị.

các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm các dự án được điều chỉnh tăng, giảm vốn đủ thủ tục, điều kiện

Cho ý kiến về tình hình phân bổ, dự kiến điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ rà soát, chịu trách nhiệm đảm bảo các dự án được điều chỉnh tăng, giảm vốn đủ thủ tục, điều kiện theo quy định của pháp luật.

Quang cảnh Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội

Chiều 8.10, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 13, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy năm 2024, phương hướng thực hiện năm 2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Tạo lập hành lang pháp lý cho mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số

Cho ý kiến về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần bám sát và thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, đặc biệt, phải tạo lập được hành lang pháp lý cho mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số.

Đánh giá kỹ quy mô, bảo đảm khả năng bố trí nguồn lực
Thời sự Quốc hội

Đánh giá kỹ quy mô, bảo đảm khả năng bố trí nguồn lực

Cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình) tại Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần rà soát, đánh giá kỹ lưỡng việc thiết kế các chương trình, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể, bảo đảm quy mô, tính khả thi, khả năng huy động, bố trí các nguồn lực thực hiện.

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật
Thời sự Quốc hội

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần phấn đấu xây dựng dự án Luật Nhà giáo trở thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới; bảo đảm một dự luật ngắn, gọn, rõ, đúng thẩm quyền và sau khi ban hành thực hiện được ngay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Viêng Chăn, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Viêng Chăn, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Vào lúc 10h45 ngày 8.10, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay ở thủ đô Viêng Chăn (Lào), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan.

Toàn cảnh phiên họp
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sức mạnh văn hóa chính là ở người dân, ở cơ sở

"Sức mạnh văn hóa chính là ở người dân, ở cơ sở. Sức mạnh này sẽ giúp bảo tồn được các di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc, của đất nước chúng ta”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh khi cho ý kiến với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 sáng nay. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024

Sáng 8.10, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương dự Hội nghị.

Tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam - Pháp
Chính trị

Tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam - Pháp

Trong khuôn khổ chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3 - 7.10, chiều 7.10, tại Trụ sở Bộ Tư pháp ở thủ đô Paris, ngài Chưởng ấn, Bộ trưởng Tư pháp Didier Migaud đã đón tiếp và có cuộc gặp song phương với Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Lào
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Lào

Sáng 8.10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Lào, từ ngày 8 đến ngày 11.10.2024 theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Nhận lời mời của Tổng thống Emmanuel Macron, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiến hành thăm chính thức tới Pháp từ 6 - 7.10. Sau Lễ đón trọng thể trưa ngày 7.10 theo giờ địa phương tại Điện Elysée, Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Emmanuel Macron.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp

Trong khuôn khổ chuyến thăm tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, sáng 7.10 (theo giờ Paris), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel và đoàn đại biểu cấp cao của đảng, trong đó có các nghị sỹ của Đảng Cộng sản Pháp tại Quốc hội (Hạ viện) và Thượng viện Pháp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên

Ngày 7.10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Giáo sư Klaus Schwab giao lưu với sinh viên về chủ đề: “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nội dung các báo cáo phải thực sự mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nội dung các báo cáo phải thực sự mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân

Chiều 7.10, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 38, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 9.2024; dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.