Biên giới mới của cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ - Trung

Nếu trước kia, các cường quốc công nghệ tập trung vào cải thiện khả năng của Trí tuệ Nhân tạo (AI), thì giờ đây, việc Trung Quốc tung ra thế hệ AI mới với chi phí đào tạo rẻ hơn rất nhiều, đã mở ra một biên giới mới cho cuộc đua công nghệ. Điều này sẽ khiến những biện pháp hạn chế về công nghệ và chip mà Mỹ thúc đẩy sẽ khó làm chậm tiến độ của Trung Quốc so với trước đây.

Những bước tiến mới

Vào ngày 26.12, phòng thí nghiệm AI của Trung Quốc DeepSeek đã công bố mô hình v3 của họ. Bằng cách triển khai các chip có công suất nhỏ được thiết kế để đáp ứng các hạn chế do Hoa Kỳ áp đặt và chỉ tốn 5,6 triệu USD chi phí phát triển, DeepSeek đã đạt được hiệu suất tương đương với GPT-4 của OpenAI, một mô hình được cho là có chi phí phát triển lên tới hơn 100 triệu USD.

Mỹ và Trung Quốc bước vào cuộc đua AI với những biên giới mới. Ảnh: X Screengrab

Mỹ và Trung Quốc bước vào cuộc đua AI với những biên giới mới. Ảnh: X Screengrab

Giống như hầu hết các phòng thí nghiệm của Trung Quốc, DeepSeek đã mở mã nguồn mô hình mới của họ, cho phép bất kỳ ai cũng có thể chạy phiên bản riêng của hệ thống hiện đại này.

Thông báo tin trên được đưa ra trong bối cảnh Thung lũng Silicon ngày càng lo ngại rằng kỷ nguyên của những tiến bộ đột phá về khả năng AI đã kết thúc. Nếu DeepSeek công bố mô hình của họ sớm hơn bốn ngày, có vẻ như tương lai của AI nằm ở việc tối ưu hóa và giảm chi phí thay vì đột phá về khả năng.

Thế nhưng thông tin này được đưa ra trong vòng một tuần sau khi OpenAI trình làng o3, phiên bản nâng cấp của mô hình suy luận o1, lần đầu được giới thiệu vào tháng 9, quảng bá khả năng "lý luận nâng cao" của phiên bản này. Phiên bản mới được xếp hạng trong nhóm 99,9% các lập trình viên cạnh tranh nhất và có thể giải đúng các bài toán khó nhất thế giới với tốc độ nhanh gấp 10 lần so với thế hệ trước.

Biên giới mới của cuộc đua

Hai sự kiện đã báo hiệu một kỷ nguyên mới cho sự phát triển AI và một biên giới mới của cuộc đua ngày càng khốc liệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để giành quyền thống trị trong không gian này. Các hạn chế xuất khẩu chip không những không thể kìm hãm khiến Trung Quốc tụt hậu đáng kể so với Hoa Kỳ mà còn không giải quyết được ranh giới tiếp theo cho sự phát triển AI.

Biên giới đó là lý luận – dạy AI suy nghĩ từng bước như con người. Trong khi các mô hình trước đó xuất sắc trong việc trò chuyện, o3 thể hiện khả năng giải quyết vấn đề thực sự, không chỉ xuất sắc trong các nhiệm vụ trước kia thường làm AI bối rối, mà còn trong các bài kiểm tra nhiều chuyên gia hàng đầu về AI tin rằng phải mất nhiều năm nữa mới có thể giải quyết được.

Tổng giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella đã mô tả phương pháp lý luận này là "một quy luật mở rộng khác", nghĩa là phương pháp này có thể mang lại những cải tiến như đã thấy trong vài năm qua nhờ dữ liệu và sức mạnh tính toán tăng lên.

Những cải tiến theo hướng này ít có khả năng gây căng thẳng cho giới hạn về năng lực chip. Thay vào đó, tài năng, hiệu quả năng lượng và nguồn điện giá rẻ sẽ là chìa khóa.

Trong khi đó, tại Virginia, một trung tâm dữ liệu lớn của Hoa Kỳ, các cơ sở mới có thể phải chờ nhiều năm chỉ để đảm bảo được kết nối nguồn điện. Sau hai thập kỷ nhu cầu không đổi, các công ty tiện ích và cơ quan quản lý của Hoa Kỳ đang phải vật lộn để thích ứng với nhu cầu điện năng khổng lồ của các AI tiên tiến.

Trong khi đó, Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng cơ sở hạ tầng về điện của mình, với các mạng lưới máy tính tích hợp mới đang được xây dựng trên khắp các khu vực như Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc. Sản lượng điện của Trung Quốc đã tăng 64% trong thập kỷ qua, trong khi Hoa Kỳ vẫn trì trệ.

Bên cạnh đó, nếu chỉ xem xét cuộc đua ở cấp độ quốc gia có thể hiểu lầm về khả năng của Trung Quốc. Bởi ở quốc gia này, thay vì một gã khổng lồ công nghệ có uy tín như Tencent hay Alibaba hay ByteDance phát triển mô hình tốt nhất, thì nơi vừa cho ra đời mô hình V3 chỉ là phòng thí nghiệm nhỏ DeepSeek với khoảng 200 người.

Hoa Kỳ vẫn là trung tâm thu hút nhân tài toàn cầu, nhưng theo ấn phẩm gần đây của PNAS, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang rời bỏ nước Mỹ để trở về nước với số lượng lớn hơn bao giờ hết. Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm Gina Raimondo đã gọi những nỗ lực kìm hãm Trung Quốc là một "việc ngu ngốc" trong một cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal vào cuối tháng trước.

Thế giới 24h

Làm thế nào để bảo vệ hợp tác kinh tế Mỹ - Nhật dưới thời Trump 2.0?
Thế giới 24h

Làm thế nào để bảo vệ hợp tác kinh tế Mỹ - Nhật dưới thời Trump 2.0?

Khi cựu Thủ tướng Nhật Bản đến thăm Washington vào tháng 4.2024, ông Fumio Kishida và Tổng thống Joe Biden đã ăn mừng “kỷ nguyên mới của hợp tác chiến lược Hoa Kỳ - Nhật Bản”. Một trong những trụ cột của quan hệ đối tác này là củng cố an ninh kinh tế. Nhưng điều đó có thể phải đối mặt với những thách thức dưới thời Tổng thống Donald Trump, người sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20.1.

Dân số Trung Quốc giảm năm thứ ba liên tiếp, đặt ra thách thức cho nền kinh tế
Thế giới 24h

Dân số Trung Quốc giảm năm thứ ba liên tiếp, đặt ra thách thức cho nền kinh tế

Ngày 17.1, Cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc công bố số liệu cho thấy dân số nước này đã giảm trong năm 2024, năm thứ ba liên tiếp. Điều này chỉ ra những thách thức nhân khẩu học đối với quốc gia đông dân thứ hai thế giới, nơi hiện đang phải đối mặt với cả tình trạng dân số già hóa và thiếu hụt người trong độ tuổi lao động.

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk-yeol từ chối hợp tác thẩm vấn
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk-yeol từ chối hợp tác thẩm vấn

Thông qua đại diện pháp lý, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol hôm 16.1 tuyên bố sẽ không trả lời thấm vấn cũng như không hợp tác với bất kỳ cuộc điều tra nào của Văn phòng Điều tra Tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) với lý do rằng cơ quan này không có thẩm quyền pháp lý để tiến hành một cuộc điều tra như vậy.

Dự luật Quyền lợi người thuê nhà có thêm nhiều cải cách mang tính đột phá
Quốc tế

Dự luật Quyền lợi người thuê nhà có thêm nhiều cải cách mang tính đột phá

Ngày 14.1 vừa qua, dự luật Quyền lợi người thuê nhà đã quay trở lại Quốc hội, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc cải thiện quyền lợi và sự an toàn cho hơn 11 triệu người thuê nhà trên khắp Vương quốc Anh. Đây là cải cách lớn nhất trong hơn 30 năm qua đối với lĩnh vực cho thuê tư nhân, nhằm mang lại quyền lợi và bảo vệ tốt hơn cho người thuê nhà, đồng thời cải thiện điều kiện sống cho họ.

Tân Thủ tướng Lebanon: Lời hứa tái thiết và hòa giải
Thế giới 24h

Tân Thủ tướng Lebanon: Lời hứa tái thiết và hòa giải

Trong vòng chưa đầy một tuần, Lebanon đã bầu được Tổng thống mới và lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại chỉ định một Thủ tướng nằm ngoài giới tinh hoa cầm quyền - Chánh án Tòa án Công lý Quốc tế Nawaf Salam. Sự xuất hiện của Thủ tướng mới ở Lebanon được xuất hiện nhiều thứ hai trong các bản tin Trung Đông sau chiến dịch quân sự của Israel, khiến dư luận thế giới đặc biệt quan tâm.

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol bị bắt giữ, điều chưa từng có tiền lệ
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol bị bắt giữ, điều chưa từng có tiền lệ

Sáng 15.1, Tổng thống bị luận tội của Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã bị bắt giữ trong một chiến dịch thực thi pháp luật quy mô lớn tại khu phức hợp tổng thống, khiến ông trở thành vị tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc bị bắt giữ. Mặc dù kiên quyết khẳng định cơ quan chống tham nhũng không có thẩm quyền điều tra hành động của ông nhưng ông đã tuân thủ lệnh bắt giữ để tránh nguy cơ xảy ra xung đột bạo lực.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sắp thành hiện thực
Thế giới 24h

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sắp thành hiện thực

Một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza dự kiến sẽ được công bố trong vài giờ tới sau khi đạt được "bước đột phá" vào lúc nửa đêm ngày 13.1 trong các cuộc đàm phán tại Doha với sự tham dự của các phái viên của cả tổng thống Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Syria trước cơ hội bình thường hóa quan hệ với phương Tây
Thế giới 24h

Syria trước cơ hội bình thường hóa quan hệ với phương Tây

Bộ trưởng Ngoại giao các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ họp vào cuối tháng 1 để thảo luận về việc nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Syria. Các quốc gia phương Tây chủ chốt khác cũng đang có động thái tương tự. Đó là nội dung cuộc họp giữa các nhà ngoại giao EU và Ảrập về tương lai Syria, diễn ra hôm 12.1.

Trung Quốc mở rộng chương trình đổi hàng tiêu dùng để vực dậy nền kinh tế
Thế giới 24h

Trung Quốc mở rộng chương trình đổi hàng tiêu dùng để vực dậy nền kinh tế

Trung Quốc mới đây có thêm động thái thúc đẩy tiêu dùng, mở rộng trợ cấp theo chương trình đổi cũ lấy mới thiết bị gia dụng bao gồm máy điều hòa, máy giặt, nồi cơm điện... trong bối cảnh các thách thức bên ngoài gia tăng có thể đe dọa lĩnh vực xuất khẩu vốn đang giữ vai trò trụ cột cho nền kinh tế còn yếu của nước này.