Bị thanh tra chỉ rõ "quên" bố trí đủ quỹ đất xây nhà ở xã hội, Địa ốc Kim Oanh vẫn muốn làm hàng chục nghìn căn nhà giá rẻ

Kim Oanh Group vừa công bố kế hoạch xây dựng 40.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn từ nay đến năm 2028.

"Đại gia" đất nền muốn làm nhà ở xã hội

Theo lãnh đạo của Kim Oanh Group, doanh nghiệp đặt mục tiêu phát triển 26 dự án (gồm 23 dự án nhà ở xã hội và 3 dự án nhà ở thu nhập thấp) với tổng cộng khoảng 40.000 căn với tổng mức đầu tư khoảng 31.000 tỷ đồng.

Giai đoạn 1, từ nay đến năm 2026, doanh nghiệp sẽ giới thiệu ra thị trường 14 dự án với 25.000 sản phẩm. Riêng năm 2023 sẽ giới thiệu ra thị trường 4.800 sản phẩm nhà ở xã hội thấp tầng và cao tầng tại Bình Dương và Đồng Nai.

Thông tin được công bố cho biết, Kim Oanh Group có tiền thân là Kim Oanh Real Estate, được thành lập vào năm 2008. Hiện, bà Đặng Thị Kim Oanh (SN 1970) giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.

Từng bị Thanh tra chỉ rõ
 Doanh nhân Đặng Thị Kim Oanh, Chủ tịch của Kim Oanh Group.

Năm 2008, bà Đặng Thị Kim Oanh (SN 1970) gia nhập thị trường bất động sản, thành lập Kim Oanh Real Estate - đơn vị tư vấn, phân phối bất động sản ở khu vực Bình Dương. Khi ấy, công ty tập trung chủ yếu vào phân khúc đất nền, nhà giá rẻ với nhóm khách hàng tiềm năng là những người lao động có thu nhập thấp và các nhà đầu tư ít vốn muốn đón đầu sự phát triển của thành phố mới Bình Dương.

Kim Oanh đã hợp tác đầu tư và phân phối thành công hàng loạt dự án tại Bình Dương như The Eastern, Civilized City, The Mall City, The Mall City 2, Bến Cát Center Point, The Morning City… Sau đó, công ty mở rộng thị trường vào TP. Hồ Chí Minh hợp tác với các đối tác Becamex, Tín Nghĩa, Giang Điền…

Năm 2015, công ty chuyển đổi thành mô hình tập đoàn, trở thành nhà phát triển bất động sản với 3 thành viên, đánh dấu một cột mốc phát triển mới của công ty. Đây cũng là bước ngoặt đột phá giúp Kim Oanh Real từ một nhà môi giới đơn thuần thành nhà đầu tư, phát triển dự án chuyên nghiệp.

Đến năm 2017, Kim Oanh tiếp tục mở rộng quy mô, tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng với 6 chi nhánh và 900 nhân sự. Công ty bắt đầu phát triển dòng sản phẩm cao cấp Mega City và tiến vào thị trường TP.HCM với dự án KĐT Singa City. Sau đó, Kim Oanh triển khai dự án căn hộ đầu tiên mang tên The East Gate tại TP. Dĩ An, Bình Dương.

Năm 2020, Kim Oanh tăng vốn điều lệ lên hơn 2.882 tỷ đồng với 4 công ty thành viên Kim Oanh Land, Kim Oanh Construction, Kim Oanh Realty và Kim Oanh Foundation; phát triển dự án KCN tại Bình Dương và KĐT Century 49,8 ha tại Long Thành, Đồng Nai.

Kim Oanh Group đang sở hữu hơn 500ha đất tại nhiều khu vực phát triển sôi động như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Quốc (Kiên Giang). Doanh nghiệp cho biết, sẽ dành ra 20% diện tích để phát triển các dự án nhà ở xã hội.

Bị Thanh tra xác định chưa dành đủ quỹ đất xây nhà ở xã hội 

Vừa qua, Thanh tra Bộ Xây dựng điểm tên 2 dự án Mega City và Golden Center City của Kim Oanh Group tại tỉnh Bình Dương chưa dành đủ đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, Thanh tra Bộ Xây dựng đã ban hành Kết luận số 106/KL-TTr Về việc thực hiện dành quỹ đất để đầu tư, phát triển nhà ở xã hội (NOXH) và công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Từng bị Thanh tra chỉ rõ
Dự án Khu dân cư Cầu Đò (tên thương mại là Mega City) của Kim Oanh Group chưa dành đủ đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ. Ảnh: Văn Dũng  

Theo Kết luận Thanh tra, Bộ Xây dựng xác định, một số chủ đầu tư dự án thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã không dành đất để xây dựng NOXH theo quy định của Chính phủ.

Cụ thể, báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương gửi tới Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, trong giai đoạn 2016-2021 có 178 dự án nhà ở thương mại được đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Dương, trong đó có 17 dự án phải dành quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, 161 dự án còn lại quy mô nhỏ hơn 10 đã chọn hình thức nộp tiền cho Nhà nước phát triển nhà NOXH thay vì dành quỹ đất.

Trong số 17 dự án bắt buộc phải dành quỹ đất phát triển NOXH, có 13 dự án quy mô trên 10ha, 4 dự án quy mô dưới 10ha.

Tại thời điểm thanh tra, Bộ Xây dựng phát hiện có 2 dự án quy mô trên 10ha không dành đủ 20% quỹ đất của dự án để phát triển NOXH. Đó là dự án Khu dân cư Cầu Đò (tên thương mại là Mega City, xã An Điền, thị xã Bến Cát) và dự án Khu dân cư Mỹ Phước 4, khu B (tên thương mại là Golden Center City, phường Mỹ Phước, TX Bến Cát). 

Cả hai dự án Mega City và Golden Center City do Công ty CP đầu tư và phát triển Thuận Lợi (Công ty Thuận Lợi, thành viên của Kim Oanh Group) làm chủ đầu tư.

Dự án khu dân dân cư Cầu Đò, theo quy hoạch chi tiết được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt năm 2006, đất xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp chiếm 7% đất ở. Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được UBND thị xã Bến Cát phê duyệt năm 2020, tỷ lệ đất dành cho NOXH trên tổng diện tích đất ở là hơn 7,5%.

Từng bị Thanh tra chỉ rõ
Một dự án khác của Kim Oanh Group là dự án Khu dân cư Mỹ Phước 4, khu B ( tên thương mại là Golden Center City) cũng “quên” bố trí đủ quỹ đất xây nhà ở xã hội. Ảnh: Văn Dũng

Dự án Khu dân cư Mỹ Phước 4 (phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát), gồm 2 khu A và B. Theo quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu dân cư Mỹ Phước 4, vị trí xây công trình cho người thu nhập thấp được bố trí tại khu B. Theo quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 năm 2016, diện tích đất dành cho NOXH là hơn 15.925/126.445m2 tổng diện tích đất ở khu B.

Diện tích đất dành cho NOXH ở 2 khu (A và B) theo quy hoạch được phê duyệt chiếm hơn 8,1% diện tích đất ở.

Thanh tra Bộ Xây dựng để nghị UBND tỉnh Bình Dương kiểm tra, rà soát dự án Khu dân cư Cầu Đò và Khu dân cư Mỹ Phước 4 để thực hiện việc bố trí đủ quỹ đất NOXH đúng quy định.

Liên quan đến việc "quên" bố trí quỹ đất xây nhà ở xã hội ở hai dự án nêu trên, lãnh đạo Kim Oanh Group giải trình rằng, năm 2016, Công ty Thuận Lợi trở thành chủ đầu tư dự án Mega City và thừa hưởng tất cả quyền lợi và nghĩa vụ từ chủ đầu tư cũ. Trong đó, có việc tuân thủ quy hoạch về quỹ đất NƠXH tại dự án. 

Năm 2017, UBND thị xã Bến Cát đã duyệt điều chỉnh quy hoạch tỷ lệ 1/500 dự án Mega City, tỷ lệ quỹ đất nhà ở xã hội tại dự án vẫn giữ nguyên là 7%. 

Cuối năm 2021, UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Mega City. Hiện nay, tại dự án Mega City có 276 căn nhà ở xã hội liền kề đã hoàn tất xây dựng, chủ đầu tư đang thực hiện thủ tục cấp sổ hồng cho người mua. 

Theo Kim Oanh Group, sở dĩ chính quyền địa phương không tăng tỷ lệ đất nhà ở xã hội tại dự án Mega City lên là bởi giai đoạn 2016 – 2017 giá nhà đất tại khu vực này còn thấp nhưng rất ít người mua. 

Cụ thể, đất nền có giá từ 300 – 400 triệu đồng/nền. Trong khi đó, nhà ở xã hội được một doanh nghiệp chuyên đầu tư nhà cho công nhân của tỉnh cũng chỉ bán với giá từ 80 – hơn 100 triệu đồng/căn. 

“Đất đai mênh mông, xây nhà ở xã hội lên không biết bán cho ai. Thời điểm đó, thị xã Bến Cát là đô thị loại IV nên cũng không buộc chủ dự án thương mại phải dành 20% đất ở để xây nhà xã hội. Căn cứ vào tình hình thực tế này, cấp thẩm quyền giữ nguyên tỷ lệ quỹ đất nhà ở xã hội tại dự án”, lãnh đạo Kim Oanh Group cho biết. 

Về dự án Golden Center City, lãnh đạo Kim Oanh Group cho rằng, dự án này được duyệt quy hoạch vào năm 2003. Đến năm 2006, UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt điều chỉnh, mở rộng. 

Tương tự dự án Mega City, thời điểm này Nghị định 90/2006 chưa có hiệu lực, nhưng tỷ lệ quỹ đất NƠXH so với tổng diện tích đất ở tại dự án là 8,35%. Sau đó, tỷ lệ này được điều chỉnh giảm xuống còn 7,28% vào năm 2007. 

Năm 2014, cùng với Mega City, Công ty Thuận Lợi trúng đấu giá dự án Golden Center City và tiếp tục tuân thủ quy hoạch được duyệt, trong đó giữ tỷ lệ đất nhà ở xã hội 7,28%. 

Đến năm 2016, UBND thị xã Bến Cát có công văn chấp thuận cho Công ty Thuận Lợi dành 8% đất ở toàn dự án để làm quỹ đất nhà ở xã hội. Đồ án quy hoạch chi tiết của dự án được phê duyệt vào tháng 12.2016 cũng thể hiện tỷ lệ đất nhà ở xã hội là 8%. 

Chủ đầu tư đã bố trí đủ quỹ đất nhà ở xã hội theo đúng quy hoạch chi tiết được duyệt, nhưng sau đó dự án Golden Center City có sự điều chỉnh quy hoạch. Cùng với đó, thị xã Bến Cát được công nhận đô thị loại III, tức chủ dự án nhà ở thương mại phải dành 20% quỹ đất ở để làm nhà ở xã hội. 

Theo phía Kim Oanh Group, về nghĩa vụ nhà ở xã hội, doanh nghiệp này đang đầu tư các dự án nhà ở xã hội khác tại tỉnh Bình Dương. 

Kinh tế

BIDV Ưu đãi chuyển tiền quốc tế không giới hạn cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp

BIDV Ưu đãi chuyển tiền quốc tế không giới hạn cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy phát triển hoạt động giao thương, mở rộng quy mô kinh doanh và tối ưu hóa chi phí, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt - Global Unlimited dành cho khách hàng doanh nghiệp chưa phát sinh doanh số chuyển tiền quốc tế tại BIDV trong vòng 01 năm gần nhất.

Doanh nghiệp châu Á và bài toán giữa thích ứng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển bền vững
Kinh tế

Doanh nghiệp châu Á và bài toán giữa thích ứng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển bền vững

Đây là một trong những chủ đề chính được đưa ra thảo luận tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis Châu Á 2024 tại Dubai, UAE. ĐBQH Nguyễn Quang Huân - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Halcom Việt Nam tham gia Diễn đàn trong vai trò đồng chủ tọa và diễn giả tại sự kiện này.

Giải thưởng “Chất lượng Thanh toán Quốc tế Xuất sắc” từ JPMorgan Chase được trao tặng 3 năm liên tiếp cho LPBank
Tài chính

LPBank khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế với giải thưởng danh giá từ JPMorgan Chase

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế khi vừa qua được JPMorgan Chase - một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới trao tặng giải thưởng “Chất lượng Thanh toán Quốc tế Xuất sắc” (Clearing Elite Quality Recognition Award MT202) cho các giao dịch bằng USD trong 3 năm liên tiếp (2022 - 2023 - 2024).

VietinBank tiếp tục duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động
Doanh nghiệp

VietinBank tiếp tục duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động

Trong bối cảnh nguồn tiền gửi không kỳ hạn (CASA) toàn thị trường sụt giảm và không còn nhiều dự địa tăng trưởng, quy mô CASA tại VietinBank vẫn trong nhóm TOP đầu thị trường và dần cải thiện về tỷ trọng trong nguồn vốn huy động của khách hàng, góp phần cải thiện NIM và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Vietnam Airlines là Hãng hàng không 5 sao của tổ chức APEX và Top 20 hãng hàng không tốt nhất thế giới do tổ chức AirlineRating đánh giá.
Kinh tế

Sức lan tỏa từ thương hiệu quốc gia Vietnam Airlines

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, thương hiệu quốc gia không chỉ là một yếu tố cạnh tranh mà còn là công cụ quan trọng để nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Trong đó, việc xây dựng một thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực hàng không là rất cần thiết cho quá trình phát triển và hội nhập của Việt Nam ra thế giới.

Xe pick - up chủ yếu sử dụng ở vùng nông thôn, miền núi, vận chuyển hàng hóa, nông sản
Kinh tế

Đề xuất giữ nguyên mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe pick-up

70% xe chở hàng cabin kép “pick-up” lưu thông ở ngoài TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe này sẽ khiến ngân sách giảm thu khoảng 7.700 tỷ đồng, sản lượng tiêu thụ giảm 36% giai đoạn 2026 - 2030; đồng thời làm tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới công ăn việc làm, đặc biệt ở nông thôn, miền núi.

Bà Juanna Lilia Delgado Portal – Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba trao đổi tại buổi làm việc với NHCSXH. Ảnh: NHCSXH
Kinh tế

Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngày 20.11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Đi cùng đoàn có đại diện một số bộ, ngành, Chủ tịch một số Ngân hàng tại Cuba; đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc
Kinh tế

Mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc

Với việc quy tụ gần 400 doanh nghiệp Việt Nam và 200 doanh nghiệp Hàn Quốc, cùng 50 hiệp hội doanh nghiệp trong các lĩnh vực ngành nghề trọng điểm, có nhu cầu kết nối thực tế, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc 2024 được trông đợi sẽ mở rộng cơ hội hợp tác giữa hai nước, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Bị “nhắc nhở” vì chậm công bố nhiều thông tin quan trọng, công ty trong hệ sinh thái của Chủ tịch Trương Sỹ Bá đang kinh doanh ra sao?
Doanh nghiệp

Bị “nhắc nhở” vì chậm công bố nhiều thông tin quan trọng, công ty trong hệ sinh thái của Chủ tịch Trương Sỹ Bá đang kinh doanh ra sao?

Lịch sử kinh doanh BAF cho thấy, vào năm 2022, ông Trương Sỹ Bá trở thành tân Chủ tịch của CTCP Nông nghiệp BaF Việt. Trước khi nắm quyền lãnh đạo cao nhất ở BAF, ông Trương Sỹ Bá được biết đến với hệ sinh thái Tân Long Group vốn khá kín tiếng trên thị trường.