Bị tai nạn ngoài giờ làm việc có được hưởng chế độ gì không?

Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đang thực hiện nhiệm vụ do Thủ trưởng đơn vị phân công nhưng là ngoài giờ làm việc. Vậy, người lao động có được hưởng chế độ tai nạn lao động không? - Câu hỏi của bạn đọc Hoàng Anh Trung (Nghệ An).

Bị tai nạn ngoài giờ làm việc có được hưởng chế độ gì không? -0
Bị tai nạn lao động ngoài giờ làm việc có được hưởng trợ cấp không?. Ảnh ITN

Tư vấn của Luật sư Nguyễn Hoàng Thịnh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội:

Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đang thực hiện nhiệm vụ do Thủ trưởng đơn vị phân công nhưng là ngoài giờ làm việc thì có được hưởng chế độ lao động không?

Trước đây, vấn đề này được quy định tại Điều 43, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Tuy nhiên, kể từ ngày 1.7.2016, nội dung trên đã được điều chỉnh theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 45, Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, cụ thể như sau:

“Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý”

Như vậy, điều luật trên đã quy định rõ đối với trường hợp ngoài giờ làm việc hoặc ngoài nơi làm việc khi thực hiện các công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động mà bị tai nạn thì thuộc điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Trong câu hỏi trên, thủ trưởng đơn vị có thể là chủ sở hữu công ty, giám đốc, tổng giám đốc, trưởng văn phòng, chánh văn phòng,... Nhưng, người lao động cần phải cung cấp văn bản hoặc các tài liệu khác là chứng cứ chứng minh thủ trưởng đã yêu cầu người lao động thực hiện công việc và công việc phải liên quan trực tiếp đến các công việc mà công ty, cơ quan, tổ chức, đơn vị đang/sẽ giải quyết.

Nếu thỏa mãn các yêu cầu như trên thì người lao động sẽ đủ điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định pháp luật.

Mức hưởng chế độ tai nạn lao động của người lao động trong trường hợp trên

Tùy vào thương tích được giám định trên cơ thể của người lao động thông qua kết quả của việc khám, chữa bệnh tại bệnh viện mà người lao động hưởng hưởng các mức trợ cấp khác như:

* Trợ cấp một lần

- Được áp dụng đối với trưởng hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

- Mức trợ cấp được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

* Trợ cấp hàng tháng

- Được áp dụng đối với trưởng hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

- Mức trợ cấp được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

* Trợ cấp phục vụ

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

* Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

2. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

3. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

* Thời điểm hưởng trợ cấp

Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 48, 49 và 52 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú; trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động quy định tại khoản 2, Điều 47 của Luật này, thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.

* Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ thuật.

Như vậy, trường hợp bị tai nạn khi đang thực hiện nhiệm vụ do thủ trưởng cơ quan đơn vị giao ngoài giờ thì có thể được hưởng chế độ tai nạn lao động khi thỏa mãn các điều kiện trên. Khi đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động sẽ được hưởng các mức trợ cấp lao động tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động. Đồng thời, người lao động có thể được hưởng các chế độ khác như trợ cấp phục vụ, phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình tùy theo điều kiện khi kê khai hồ sơ tại Cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bắc giang

Phổ biến quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
Địa phương

Phổ biến quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Sáng 14.11, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị phổ biến Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22.10.2024 của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn chủ trì hội nghị.

Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Tháo gỡ vướng mắc tại các dự án trọng điểm và triển khai hiệu quả sắp xếp đơn vị hành chính
Chính sách và phát triển

Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Tháo gỡ vướng mắc tại các dự án trọng điểm và triển khai hiệu quả sắp xếp đơn vị hành chính

Sáng 6.11, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu làm việc với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Yên Dũng về tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; kết quả thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC); công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Bắc Giang: Thu hồi toàn bộ con dấu cũ có tên huyện Yên Dũng từ ngày 1.1.2025
Địa phương

Bắc Giang: Thu hồi toàn bộ con dấu cũ có tên huyện Yên Dũng từ ngày 1.1.2025

Ngày 24.10, Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Dũng (Bắc Giang) tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai các chương trình, kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện ủy và UBND huyện thực hiện Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 - 2025 (Nghị quyết số 1191).

Bắc Giang: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để sớm đưa huyện Hiệp Hòa trở thành thị xã
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để sớm đưa huyện Hiệp Hòa trở thành thị xã

Phát biểu tại buổi làm việc với UBND huyện Hiệp Hòa, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương đề nghị huyện Hiệp Hòa tiếp tục lấy phát triển công nghiệp là trọng tâm, hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư; chú ý đến GPMB, bố trí tái định cư cho người dân thuộc diện thu hồi đất.

Cần giải pháp căn cơ “kích cầu” người dân tham gia bảo hiểm xã hội
Hội đồng nhân dân

Cần giải pháp căn cơ “kích cầu” người dân tham gia bảo hiểm xã hội

Tại Hội nghị TXCT theo chuyên đề về “tình hình thực hiện và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội" vừa được Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang tổ chức, cử tri nhiều địa phương kiến nghị, cần sớm có các giải pháp cải cách để chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) phù hợp với thực tiễn; nhất là ngăn chặn “làn sóng” rút BHXH một lần, tăng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện…

Tạo thêm quỹ đất công nghiệp để thu hút đầu tư nước ngoài
Địa phương

Tạo thêm quỹ đất công nghiệp để thu hút đầu tư nước ngoài

Hiện tỉnh Bắc Giang có 8 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng gần 2.000ha. Vừa qua, HĐND tỉnh Bắc Giang đã thông qua Nghị quyết về đồ án quy hoạch 5 khu công nghiệp, với tổng diện tích hơn 1.100ha nhằm tạo thêm quỹ đất để thu hút đầu tư nước ngoài.

Bắc Giang: Thông qua đồ án quy hoạch đô thị và đề án thành lập thị xã Việt Yên
Địa phương

Bắc Giang: Thông qua đồ án quy hoạch đô thị và đề án thành lập thị xã Việt Yên

Quy hoạch chung đô thị Việt Yên đến năm 2045 (tỷ lệ 1/10.000) có phạm vi ranh giới lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính huyện Việt Yên, diện tích khoảng 17 nghìn ha. Thời hạn lập quy hoạch, ngắn hạn đến năm 2030, dài hạn đến năm 2045 nhằm khắc phục các nội dung tồn tại của các đồ án quy hoạch trên địa bàn đô thị Việt Yên đã được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt giai đoạn trước đây về mọi mặt nhằm tránh sự sai khác, chồng chéo khi thực hiện lập và điều chỉnh các quy hoạch có liên quan.