Bí quyết đạt điểm 10 môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT của nữ sinh Trường ĐH Luật Hà Nội

Nguyễn Diệu Linh (sinh năm 2004) sinh viên năm nhất Trường Đại học Luật Hà Nội đã xuất sắc đạt điểm 10 môn Lịch sử trong kì thi tốt nghiệp THPT 2022  nhờ phương pháp tự học hiệu quả.

Bí quyết đạt điểm 10 môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT của nữ sinh Trường ĐH Luật Hà Nội -0
Nguyễn Diệu Linh (sinh năm 2004) sinh viên năm nhất Trường Đại học Luật Hà Nội

Lịch sử không phải là môn học thuộc

Với nhiều học sinh luôn cho rằng lịch sử là môn học có nhiều mốc thời gian, sự kiện cần phải nhớ, học thuộc. Chính vì thế tạo nên sự nhàm chán cho môn học.

Khác với các bạn khác Diệu Linh áp dụng phương pháp hệ thống hoá kiến thức bằng sơ đồ tư duy, học bằng phương pháp lặp lại ngắt quãng để không quên kiến thức, nhớ lâu hơn. Đặc biệt là bằng cách giảng, chia sẻ lại cho người khác có thể giúp nhớ kiến thức lâu hơn.

Gợi ý thêm về một phương pháp học lịch sử hiệu quả hơn thì ngoài việc coi sách giáo khoa là vật bất ly thân thì các bạn học sinh nên tìm đến nhiều câu chuyện bên lề, bộ phim tài liệu hoặc là những danh lam thắng cảnh, chứng nhân lịch sử... từ đó lịch sử sẽ trở nên gần gũi, thú vị hơn.

Diệu Linh chia sẻ: “Từ nhỏ thì mình đã được truyền cảm hứng từ những câu chuyện lịch sử của ông nội bởi ông đã từng là 1 chiến sĩ tham gia kháng chiến. Ông kể cho mình nghe  nhiều về thời chiến tranh oanh liệt mà đầy hào hùng, tự hào. Từ đó thì mình đã nhận ra được rằng lịch sử không hề khô khan, không quá phức tạp và quan trọng là mình học để hiểu để yêu quê hương, đất nước mình".

Xây dựng nền tảng vững chắc là yếu tố quan trọng giúp bứt phá điểm thi

Diệu Linh cho biết: “Khác với nhiều bạn khác trong quá trình ôn thi môn Lịch sử mình không đi học thêm nên mình dành phần lớn thời gian tự học sau khi học trên lớp".

Theo nhận xét thì Diệu Linh cảm thấy đề thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử không có nhiều câu hỏi vận dụng cao mà hầu hết chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Vì vậy, các bạn học sinh cần nắm chắc kiến thức ở sách giáo khoa trước khi muốn học thêm bất kì tài liệu nào, bởi đây là nguồn tư liệu quan trọng nhất.

Bản thân, đã từng tham gia nhiều cuộc thi lịch sử và đạt được những thành tích cao Diệu Linh chia sẻ: “Mình đã từng tham gia kì thi học sinh giỏi môn Lịch sử Thành phố và kì thi tốt nghiệp THPT mình nhận thấy 1 điểm chung rằng là các bạn thường học một cách đầy máy móc, dập khuôn.

Lịch sử cũng như những bộ môn khác chúng có sự logic với nhau và những sự kiện, thời gian lịch sử diễn ra cũng theo trình tự từ gian chứ không hề bị đảo lộn. Các bạn nên tổng kết mỗi bài học của mình sau đó móc nối chúng với nhau, đặt câu hỏi thường xuyên tại sao sự kiện này lại xảy ra nó có liên quan gì tới sự kiện trước…”.

Bí quyết đạt điểm 10 môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT của nữ sinh Trường ĐH Luật Hà Nội -0
Theo Linh, học tập Lịch sử bằng sơ đồ tư duy, phương pháp lặp lại ngắt quãng giúp bạn nhớ lâu hơn

Ngoài ra, Diệu Linh cũng gợi ý các bạn học sinh trong quá trình ôn thi môn Lịch sử nên tìm kiếm đề thi của những năm trước và nhiều nguồn đề để có thể luyện tập, làm quen với cấu trúc, câu hỏi của đề thi.

Một cách khác Diệu Linh cho biết: “Các bạn học sinh hiện nay có rất nhiều thuận lợi khi Internet phát triển nên việc tìm kiếm thông tin, kết nối vì thế cũng dễ dàng hơn.

Trên Facebook có rất nhiều những group, hội nhóm được lập ra bởi các anh chị, thầy cô đi trước nhằm mục đích trao đổi kiến thức hoàn toàn miễn phí nên các bạn có thể tham gia để học tập. Đây cũng là cách giúp mình tiết kiệm chi phí học thêm mà cũng thu nạp được rất nhiều kiến thức bổ ích”.

Ở giai đoạn nước rút này Diệu Linh dành lời khuyên tới các bạn sĩ tử nên hệ thống lại kiến thức một lần nữa, làm đề thực chiến nhiều để rút kinh nghiệm cho bản thân.

Ngoài ra, Linh chia sẻ thêm: “Ở giai đoạn này tâm lý thoải mái là điều cực kỳ quan trọng, các bạn không nên áp lực dẫn đến việc ảnh hưởng sức khỏe, cũng như chất lượng học tập. Chỉ cần bạn tự tin với vốn kiến thức chắc chắn, độc lập tư duy là bạn đã có thể hoàn thành bài thi trọn vẹn đạt kết quả cao".

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.