BHXH tự nguyện: “Chìa khóa vàng” để mọi người dân có thể tự tin bước vào tuổi già

Với nhiều lợi ích thiết thực và phương thức đóng linh hoạt, bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đang ngày càng thu hút nhiều hội viên nông dân tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An tham gia. Nhờ vào những tích lũy nhỏ qua từng tháng, nhiều người nông dân nơi đây đã bắt đầu tạo dựng cuộc sống an vui khi về già, không còn lo lắng cho tương lai phụ thuộc vào con cháu. Đối với họ, lương hưu giờ đây không còn là ước mơ xa vời.

Lương hưu không còn là ước mơ xa vời

Ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An người dân làm nông nghiệp chiếm phần đông, mức sống trung bình là phổ biến, ít người dư giả. Nhưng tâm lý phòng xa, tiết kiệm dành dụm cũng là một đặc trưng đáng quý. Do đó khi được tiếp cận với loại hình BHXH tự nguyện của Đảng và Nhà nước, rất đông người đã tin tưởng, chủ động, chắt chiu dành dụm một phần thu nhập để tham gia BHXH tự nguyện với hy vọng khi hết tuổi lao động có đồng lương hưu ổn định để trang trải cuộc sống, được an nhàn mà không phải phụ thuộc vào con cháu hay xã hội.

Cô Đinh Thị Nga, xóm 2, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An chia sẻ “Tôi buôn bán nhỏ ở chợ, cuộc sống cũng không khá giả gì. Trước đây tôi cũng có nghe về BHXH nhưng không hiểu rõ, mới đây được cán bộ tuyên truyền, tư vấn chi tiết cùng sự động viên của con cái tôi đã nhận ra những quyền lợi thiết thực mà BHXH tự nguyện mang lại và đăng ký tham gia. BHXH đã tạo điều kiện cho tôi đóng 5 năm trước và những năm về sau mỗi năm tôi đóng khoảng 7 triệu đồng/1 năm. Sau này về già ngoài khoản lương hưu tôi còn nhận được thẻ bảo hiểm y tế”.

453034871-2338291329835138-3571066805258073898-n.jpg
453163196-2338291663168438-868932136411746435-n.jpg
Bảo hiểm xã hội tự nguyện mang lại nhiều lợi ích thiết thực

Cũng giống như cô Nga, cô Đinh Thị Liên (xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) cho biết lương hưu chính là ước mơ của rất nhiều người nông dân. Từ khi chính sách BHXH tự nguyện được mở rộng, mọi người dân đều có thể tham gia để có được khoản thu nhập ổn định lúc tuổi già, điều này khiến bà con cảm thấy phấn khởi. “Tôi nhận thấy làm nông dân thu nhập bấp bênh, nếu hết tuổi lao động không có lương hưu cuộc sống sẽ rất vất vả. Do đó, BHXH tự nguyện không chỉ giúp người nông dân có nguồn lương hưu để trang trải cuộc sống mà còn giảm bớt sự phụ thuộc vào con cháu. Với những người nông dân như tôi, việc có lương hưu chính là niềm vui và chỗ dựa vững chắc cho tuổi già. Ở xã tôi cũng có nhiều người tham gia BHXH tự nguyện được nhận lương hưu rồi đấy, mọi người vui mừng phấn khởi lắm” cô Liên chia sẻ.

Trước đây khi chưa có chính sách BHXH tự nguyện thì rất nhiều người lao động tự do mong muốn được hưởng lương hưu mà không thể thực hiện được. Cho nên họ nghĩ rằng lương hưu là thứ gì đó rất xa vời, chỉ có cán bộ nhà nước hoặc những người làm việc tại các doanh nghiệp mới được hưởng. Nhưng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước vì mục tiêu chăm lo an sinh xã hội cho người dân, chính sách BHXH tự nguyện đã mở ra cơ hội cho tất cả mọi người, dù là người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp hay buôn bán tự do cũng đều có thể tham gia BHXH, tích lũy đủ thời gian đóng theo quy định, đến khi hết tuổi lao động sẽ được hưởng lương hưu hằng tháng để đảm bảo cuộc sống.

Tạo dựng niềm tin, lan tỏa chính sách

Chính sách BHXH tự nguyện góp phần bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, không phân biệt ngành nghề hay vị trí xã hội. Mọi người dân đều có quyền được tham gia vào hệ thống an sinh xã hội và được bảo vệ khi về già. Đây cũng chính là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta luôn hướng đến - xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và phát triển bền vững. Tham gia BHXH tự nguyện không chỉ là một quyết định đúng đắn cho hiện tại mà còn là nền tảng vững chắc cho tương lai. BHXH tự nguyện thực sự là “chiếc chìa khóa vàng” để mọi người dân có thể tự tin bước vào tuổi già với những “quả ngọt” được hưởng từ sự nỗ lực và tích lũy của mình.

Đặc biệt, mới đây Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15 (có hiệu lực từ ngày 1.7.2025) với nhiều điểm mới mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 gia tăng cơ hội được hưởng lương hưu của người tham gia BHXH thông qua việc giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm. Luật cũng bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện, cụ thể quy định người lao động tham gia BHXH tự nguyện (bao gồm cả lao động nữ và lao động nam) khi sinh con nếu đáp ứng đủ điều kiện (đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con) thì được hưởng trợ cấp bằng 2.000.000 đồng cho một con.

Phó trưởng Ban Xã hội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ông Lò Trung Kiên nhấn mạnh: Chính sách BHXH, BHYT là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, giúp bảo vệ sức khỏe, mang lại nhiều lợi ích cho người dân, trong đó có hội viên nông dân. Trong những năm qua, Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với BHXH Việt Nam không ngừng nỗ lực thực hiện các chương trình, hoạt động truyền thông về chính sách BHXH, BHYT trên toàn quốc nhằm nâng cao nhận thức của hội viên nông dân về quyền, lợi ích, trách nhiệm khi tham gia BHXH, BHYT. Thông qua các hội nghị, hội viên nông dân sẽ là những tuyên truyền viên tích cực nhất, giúp cho những nông dân và người dân ở địa phương, khu phố của mình hiểu rõ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của chính sách BHXH, BHYT, để mỗi bà con nông dân và người dân đều có thể tiếp cận và thụ hưởng các chính sách BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nước, an tâm lao động và tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Xã hội

Ban hành Chỉ thị mới về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội
Xã hội

Ban hành Chỉ thị mới về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội

Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, nhằm thích ứng với bối cảnh tình hình mới, nhất là những tác động phức tạp, khó lường của các vấn đề an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống cùng với quyết tâm đạt được mục tiêu trở thành nước xã hội chủ nghĩa có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, thu nhập cao vào năm 2045 đang đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội. 

Hàng chục nghìn người dân được hưởng lợi từ chương trình “Tiến về phía trước”
Đời sống

Hàng chục nghìn người dân được hưởng lợi từ chương trình “Tiến về phía trước”

Ngày 12.11 tại Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang và các tổ chức Plan International Việt Nam, CARE Quốc tế tại Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC) tổ chức cuộc họp Tổng kết chương trình “Tiến Về Phía Trước” giai đoạn 2023 – 2024 và lấy ý kiến đóng góp cho chương trình giai đoạn 2024 – 2028.

Tân Hiệp Phát tiếp tục đồng hành cùng học sinh Hà Nam vượt khó đến trường
Xã hội

Tân Hiệp Phát tiếp tục đồng hành cùng học sinh Hà Nam vượt khó đến trường

Công ty Tân Hiệp Phát vừa phối hợp cùng Hội Khuyến học tỉnh Hà Nam trao tặng 200 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Được biết, đây là điểm đến thứ 3 của đơn vị trong hành trình trao 800 suất học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước đến trường” tại 4 tỉnh thành trong năm 2024.

Nhiều chương trình tập huấn, đào tạo nghề nông nghiệp được tổ chức giúp người dân nâng cao thu nhập
Đời sống

Vực dậy vùng lõi nghèo

Bằng sự quyết tâm, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, bên cạnh những chính sách phù hợp, hiệu quả, đặc biệt là sự chung sức đồng lòng của người dân, huyện nghèo A Lưới đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận thoát khỏi huyện nghèo quốc gia năm 2024, vượt trước kế hoạch đề ra 1 năm. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Dấu ấn tín dụng chính sách ở Đắk Lắk
Xã hội

Dấu ấn tín dụng chính sách ở Đắk Lắk

Theo Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Đắk Lắk Thượng Văn Điệp, trong những năm qua, việc triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh Đắk Lắk đã góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, ổn định an ninh chính trị địa phương.

Cơn bão số 8 (Toraji) giật cấp 12 tiến vào biển đông
Xã hội

Cơn bão số 8 (Toraji) giật cấp 12 tiến vào biển đông

Khi cơn bão số 7 (Yingxing) suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, thì khu vực Biển đông đón thêm cơn bão số 8 (Toraji) với tốc độ khoảng 20km/h, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng tâm bão cấp 10, giật cấp 12.

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Xã hội

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai, số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản cá nhân trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng cho thấy người thụ hưởng đã hiểu được những lợi ích của việc nhận lương hưu qua tài khoản cá nhân vừa nhanh, thuận tiện, tiết kiệm thời gian và an toàn. Thời gian tới, BHXH tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tiếp tục vận động người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Học viên tham gia thực hành nghề nông nghiệp (Ảnh: Minh Hà)
Đời sống

Cao Bằng: Gần 14.000 lao động được tạo việc làm

Với việc triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, duy trì việc làm cho người lao động; kết nối cung - cầu lao động, giúp doanh nghiệp tuyển dụng được lao động, người lao động tìm được việc làm phù hợp... tạo ra dấu ấn đậm nét cho công tác giảm nghèo tại Cao Bằng. 

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh
Xã hội

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh

Kết quả của hoạt động thiết lập và thực hiện các phương pháp đo đếm các-bon rừng là cở sở để cộng đồng và các bên liên quan tại Vĩnh Châu thấy được giá trị đa dạng của rừng, trong đó giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng và bảo vệ rừng.