Bệnh cúm mùa khiến minh tinh Từ Hy Viên tử vong nguy hiểm thế nào?

Hôm nay 3.2, truyền thông châu Á đồng loạt đưa tin về nữ diễn viên, ca sĩ Đài Loan (Trung Quốc) Từ Hy Viên qua đời ở tuổi 48 khi đang cùng gia đình du lịch Nhật Bản. Điều đáng nói, sức khoẻ của nữ minh tinh chuyển biến tiêu cực do viêm phổi - biến chứng từ bệnh cúm do các chủng virus cúm A.

Theo cảnh báo từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C.

Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày.

Tuy nhiên, đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ... thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Cúm mùa là vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng mang tính toàn cầu. Cúm từng gây ra những trận đại dịch tàn khốc trên thế giới, cướp đi sinh mạng của hàng trăm triệu người.

brave-6xl5fupywx-edited.png
Từ Hy Viên qua đời ở tuổi 48 để lại tiếc thương trong người hâm mộ (Ảnh: internet)

Điển hình như đại dịch cúm Tây Ban Nha xảy ra đầu thế kỷ 20 đã lây nhiễm cho khoảng 500 triệu người, tức 1/3 dân số thế giới bấy giờ. Đã có khoảng 17 triệu người chết ở Ấn Độ, 675 nghìn ở Mỹ và 200 nghìn người ở Anh.

Hiện, trung bình có khoảng 1 tỷ ca nhiễm cúm hằng năm, trong đó có từ 3 đến 5 triệu trường hợp diễn tiến nặng. Cúm mùa vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất thế giới, với gần 650 nghìn ca tử vong hằng năm.

90 triệu trường hợp mắc cúm xảy ra ở trẻ em trên toàn thế giới mỗi năm với nguy cơ biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cơ tim. Cúm có khả năng tăng gấp 8 lần nguy cơ viêm phổi ở trẻ nhỏ dưới 14 tuổi, dẫn đến hàng loạt biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng trẻ.

Cúm ở người cao tuổi có thể gây suy giảm chức năng, ảnh hưởng gián tiếp đến hệ thống đa cơ quan làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 8 lần, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim gấp 10 lần sau nhiễm cúm.

Trở lại trường hợp của Từ Hy Viên, trước khi qua đời vì cúm, cô được cho là có nhiều bệnh nền, đặc biệt là 2 vấn đề nghiêm trọng: Động kinh và bệnh tim.

Dẫu vậy, nhiều người không thể tin sự thật việc Từ Hy Viên qua đời, vì trước đó, vào cuối tháng 1.2025, cô vẫn xuất hiện rạng rỡ tươi cười bên bữa tiệc cuối năm cạnh ông xã và em gái, bạn bè thân thiết.

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp:

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối.

- Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

- Tiêm vaccine cúm mùa, bởi đây là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất.

- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

- Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Sức khỏe

Quy trình chẩn đoán và điều trị ung thư phổi của Việt Nam tương đương khu vực và thế giới
Sức khỏe

Quy trình chẩn đoán và điều trị ung thư phổi của Việt Nam tương đương khu vực và thế giới

Theo báo cáo của Bệnh viện Phổi Trung ương, trong năm 2024, Bệnh viện đã phục vụ trên 100 nghìn lượt khám bệnh, 41 nghìn lượt bệnh nhân điều trị nội trú. Đặc biệt, Bệnh viện thực hiện thành công khoảng 5 nghìn ca phẫu thuật, trong đó có 3 ca ghép phổi - một kỹ thuật khó trong lĩnh vực ghép tạng với đạt tỉ lệ ghép thành công 100%.

Cảnh báo về tăng nguy cơ các bệnh lý viêm vùng mũi họng sau Tết
Sức khỏe

Cảnh báo về tăng nguy cơ các bệnh lý viêm vùng mũi họng sau Tết

Sau Tết, nhiều người gặp phải các vấn đề tai mũi họng do chế độ ăn uống không khoa học và thói quen sinh hoạt chưa hợp lý. Việc nhận thức rõ nguyên nhân và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, giúp mỗi người có một cơ thể khỏe mạnh để tiếp tục làm việc và học tập hiệu quả sau kỳ nghỉ lễ.

 Trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán cả nước có hơn 14.000 trẻ chào đời tại các cơ sở y tế
Sức khỏe

Trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán cả nước có hơn 14.000 trẻ chào đời tại các cơ sở y tế

Theo báo cáo về công tác y tế trong dịp Tết Ất Tỵ 2025 của Bộ Y tế cung cấp, tổng số bệnh nhân đến khám, cấp cứu tại các cơ sở y tế trên toàn quốc trong 7 ngày nghỉ Tết (từ 25 đến 31.1, tức từ 26 tháng Chạp đến mùng 3 Tết) là hơn 478.000 trường hợp, trong đó có hơn 160.000 người phải nhập viện điều trị nội trú.

Hai người bệnh chết não hiến tạng giúp 3 người hồi sinh đầu năm mới
Sức khỏe

Hai người bệnh chết não hiến tạng giúp 3 người hồi sinh đầu năm mới

Tối ngày 31.1, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức cho biết, trong 2 ngày 30 và 31.1 (tức mùng 2 và mùng 3 Tết), bệnh viện đã thực hiện thành công vận động hiến tạng từ hai người bệnh chết não giúp 1 trái tim và 2 quả thận được ghép, hồi sinh cho 3 bệnh nhân trong những ngày đầu năm mới.

Trực Tết của bác sĩ cấp cứu - hồi sức tích cực: Khi trách nhiệm trở thành niềm vui
Sức khỏe

Trực Tết của bác sĩ cấp cứu - hồi sức tích cực: Khi trách nhiệm trở thành niềm vui

“Tôi vẫn thường nói với cả tất cả các bác sĩ trẻ sau này, ở thế hệ sau của tôi rằng nếu các em không muốn trực Tết, không muốn làm những trách nhiệm này thì các em không thể theo đuổi ngành y. Hãy biến những trách nhiệm đó trở thành niềm vui...”, bác sĩ Ngô Đức Hùng Phó Trưởng khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nói.