Bền chặt biên giới Việt - Lào

Cùng với công tác phối hợp bảo vệ biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị cho phát triển, các cụm dân cư và lực lượng bảo vệ biên giới tại Quảng Bình và các địa phương nước bạn Lào cũng kết nghĩa bền chặt, kết dải biên giới Việt - Lào thắm đượm nghĩa tình.

Bảo vệ vững chắc biên giới

Thượng Trạch là một xã vùng cao biên giới của huyện Bố Trạch (Quảng Bình), với nhiều hạn chế trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, nhiều cụm bản làng ở nơi đây vẫn chưa có điện lưới kéo về tận nhà nên cuộc sống còn nhiều khó khăn, hạn chế, cho nguyện vọng thông suốt mạch sản xuất cũng như tiềm ẩn nhiều mối nguy an ninh, ổn định trật tự xã hội.

Tuy vậy, với sự gắn kết bền chặt giữa các lực lượng hai bên biên giới Việt - Lào cũng như các cụm dân cư, bình yên trên bản làng giữa vùng đệm di sản và dãy Trường Sơn vẫn luôn được duy trì.

z5633960888232-cb27ddd70fc20ce56430377024e928bc.jpg
Người dân xã Thượng Trạch có nước sạch nhờ hỗ trợ của xã hội và các lực lượng

“Chúng tôi ở đây thường có 2 mùa, mùa măng thì đi bẻ măng rồi bán cho hợp tác xã; mùa khác thì làm chổi hay đan lát ít hàng rồi bán về xuôi. Có Đảng, Nhà nước và các chú bộ đội, công an, nên bản làng luôn bình yên để làm ăn, có điện, có nước sạch”, Y Quyết, người dân bản Cà Roòng cho biết.

Đặc biệt, trong thời gian tới, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình sẽ cùng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Khăm Muồn, nước CHDCND Lào, ký kết nghĩa cụm dân cư và lực lượng bảo vệ biên giới hai bên, tiếp tục duy trì bình yên nơi biên viễn.

Không chỉ riêng xã Thượng Trạch, xuyên suốt các địa phương tỉnh Quảng Bình giáp biên giới Việt - Lào, các lực lượng hai nước vẫn luôn tích cực đảm bảo an ninh chính trị và quản lý, bảo vệ biên giới, cửa khẩu, đấu tranh phòng chống tội phạm.

Trong năm 2024, BĐBP tỉnh Quảng Bình và Công an tỉnh Savanakhet đã tăng cường phối hợp, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới của hai tỉnh, hai quốc gia; giữ gìn và phát huy tốt mối quan hệ truyền thống đoàn kết, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Đáng chú ý, qua công tác trao đổi và nắm tình hình, BĐBP Quảng Bình phát hiện đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy từ tỉnh Savanakhet về Việt Nam, bắt giữ 1 vụ, 1 đối tượng, thu giữ hơn 1kg ma túy tổng hợp và đã xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

z6080554007093-695d1068c035f1b23b1db8c8905782ae.jpg
Hội đàm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới Quảng Bình - Savanakhet ngày 29.11.2024

Đại diện Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình cho biết, thực hiện công tác phối hợp trong thời gian tới, lực lượng hai nước tiếp tục thống nhất thực hiện có hiệu quả nội dung của Thỏa thuận hợp tác các cấp giữa hai lực lượng; đẩy mạnh tuyên truyền nhân dân hai bên biên giới thực hiện tốt Hiệp định về Quy chế biên giới và cửa khẩu, biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào; nắm và trao đổi thông tin về tình hình hoạt động của các loại tội phạm có liên quan hai bên biên giới, kịp thời phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả đối tượng xuất, nhập cảnh, xuất, nhập biên trái phép; xác lập và đấu tranh có hiệu quả các chuyên án về ma tuý, mua bán người qua biên giới; tham mưu cho chính quyền hai tỉnh triển khai có hiệu quả các dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên địa bàn biên giới; giữ vững mối đoàn kết hữu nghị giữa hai lực lượng, chính quyền và nhân dân hai bên biên giới.

Nghĩa tình quân dân biên giới Việt - Lào

Trong nhiều năm qua, những chương trình của Bộ đội Biên phòng đã mang niềm vui, đổi sắc đến với các bản làng biên viễn, cũng như vươn qua cả biên giới để đến với nước bạn.

Trong đó, công trình “Ánh sáng vùng biên” mang sự thay đổi lớn đến với đời sống sinh hoạt cũng như tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, đối với xã Thượng Trạch, một trong những địa bàn cuối cùng của tỉnh Quảng Bình được kéo điện lưới giai đoạn 1 về với trung tâm, nhưng nhiều địa bàn vùng ven vẫn chìm trong bóng tối khi đêm xuống, thì những công trình ánh sáng là điều thiết thực và ý nghĩa mà lực lượng bảo vệ biên giới mang đến.

anh-sang-vung-bien.png
Mô hình “Ánh sáng vùng biên” ở bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh sẽ tiếp tục được triển khai tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình)

Cùng với nội dung ký kết nghĩa cụm dân cư và lực lượng bảo vệ biên giới giữa BĐBP tỉnh Quảng Bình và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Khăm Muồn, các lực lượng sẽ mang đến nhiều công trình như “Cụm loa truyền thanh bản xa”, “Ánh sáng vùng biên” tặng đồng bào hai bên biên giới, được khánh thành và đưa vào sử dụng trong cuối năm 2024.

Bên cạnh đó, các chương trình “Nâng bước học sinh Lào tới trường”, “Gian hàng 0 đồng”, khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ… cũng diễn ra trong dịp cuối năm, giúp thắt chặt tình nghĩa hai bên biên giới. Trong khuôn khổ chương trình, Đại đội 317, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khăm Muồn và Đồn Biên phòng Làng Ho, Làng Mô, BĐBP tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức ký kết nghĩa.

z6083033366558-7a013eb28c09cf2613add2dd268b4266.jpg
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân biên giới

Song song đồng hành cùng bộ đội biên phòng trong công tác bảo vệ Tổ quốc, bà con đồng bào biên giới cũng thường xuyên nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Bên cạnh các buổi trao đổi tập trung, với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, cán bộ, chính quyền và bộ đội biên phòng cũng thường nói chuyện, trao đổi với bà con từ nội dung thực tế. Qua đó, góp phần góp phần đưa pháp luật đi vào cuộc sống, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và bà con nhân dân trên địa bàn biên giới, từ đó giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng biên giới vững mạnh toàn diện, được nhân dân tin tưởng sát cánh cùng BĐBP bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới quốc gia.

“Các cán bộ đã giới thiệu, nói cho bà con hiểu về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cũng như nội dung về Luật Biên phòng Việt Nam, luật giữa biên giới, Bộ Luật Dân sự,... gắn với cuộc sống, nên bà con hiểu rồi sẽ chấp hành nghiêm. Nếu có sự việc nào vi phạm sẽ báo với Biên phòng và chính quyền địa phương để kịp thời xử lý, cho bản làng bình yên tươi vui”, già làng Hoàng Khăm, bản Mới, xã Lâm Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) chia sẻ.

Địa phương

“Vườn ươm" hạt giống đỏ
Địa phương

“Vườn ươm" hạt giống đỏ

“Vườn ươm hạt giống đỏ” là cụm từ được nhiều người dân Yên Bái sử dụng để nói về Đề án số 11-ĐA/TU về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án số 11) của Tỉnh ủy Yên Bái ban hành năm 2018. Sau 5 năm triển khai, từ vườn ươm mang tên Đề án số 11, nhiều cán bộ trẻ của tỉnh ngày càng trưởng thành với năng lực chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. Đề án 11 cũng được coi như “cú hích” thay đổi tư duy, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong công tác cán bộ hiện nay.

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo
Địa phương

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo

Trong quá trình phát triển, thu hút đầu tư, Yên Bái có nhiều cách làm sáng tạo, cách tiếp cận chủ động “đi tìm” chứ không “ngồi đợi”, được người dân, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh ủng hộ. Những câu chuyện thực tế diễn ra thời gian qua là minh chứng khẳng định tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm của những người đứng đầu địa phương để mở rộng các mối quan hệ hữu nghị hợp tác, xúc tiến đầu tư và nâng cao vị thế, uy tín của Yên Bái với bạn bè quốc tế...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn
Địa phương

Tư duy đột phá, quyết tâm hành động

Yên Bái còn nhiều khó khăn, song nói như Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn, nếu cứ mang “cái nghèo” ra để “kêu khó, than khổ” thì không bao giờ bứt phá vươn lên được. Trên cơ sở đã định vị được con đường và mục tiêu phát triển, với ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh, Yên Bái đã sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển.

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai
Địa phương

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai

Công ty TNHH một thành viên xây dựng Nam Phong là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thành phố Lào Cai. Theo tìm hiểu trong những năm gần đây, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 70 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 550 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững
Địa phương

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh sẽ chỉ đạo tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh; rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành, điều chỉnh bổ sung kịp thời giúp nông dân và các tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp có điều kiện được tiếp cận, hấp thụ hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước và thành phố.