Bế mạc Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Bế mạc Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phát biểu bế mạc Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Phiên họp đã thành công tốt đẹp, là một bước quan trọng chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV. 

Chiều 28.9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 26, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.

Sớm ban hành thông báo kết luận làm cơ sở triển khai 

Phát biểu bế mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ 18 nhóm nội dung dự kiến trong chương trình, đồng thời xem xét cho ý kiến bằng văn bản đối với một số báo cáo khác.

Điểm lại kết quả của phiên họp, Chủ tịch Quốc hội cho biết, trọng tâm của phiên họp lần này là để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về 7 dự án luật gồm: 2 dự án Luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Năm và sẽ trình Quốc hội xem xét quyết định tại Kỳ họp thứ Sáu tới là dự án Luật Đất đai (sửa đổi), dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); và 5 dự án luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Sáu là: dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến đối với hai dự thảo nghị quyết có liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu là: dự thảo Nghị quyết về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và dự thảo Nghị quyết áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao.

Tính đến hết Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với tất cả 19/19 dự án luật và dự thảo nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu. 

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” và xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030".

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến đối với các báo cáo, tờ trình để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, bao gồm: Tờ trình của Chính phủ điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 53/2017/QH14 về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; các báo cáo công tác năm 2023 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các báo cáo của Chính phủ công tác phòng, chống tham nhũng; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án của năm 2023. Đây là các báo cáo sẽ được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 6, Chủ tịch Quốc hội cho biết.

Xem xét các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và báo cáo của Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp nội dung thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4.

Cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2023 và kế hoạch kiểm toán năm 2024 của Kiểm toán nhà nước. Trong đó báo cáo công tác năm 2023 của Kiểm toán nhà nước sẽ gửi cho Quốc hội, đại biểu Quốc hội nghiên cứu, xem xét để thảo luận trong quá trình thảo luận về kinh tế - xã hội; đối với kế hoạch kiểm toán năm 2024 sẽ tuân thủ theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước sẽ được tiếp thu, nghiên cứu, chỉnh lý theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội để Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp, Chủ tịch Quốc hội cho biết thêm.

Cho ý kiến về báo cáo lộ trình rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm. Chủ tịch Quốc hội làm rõ, hiện nay nội dung này chưa được dự kiến trong chương trình và nội dung của Kỳ họp thứ 6. Căn cứ vào kết quả thảo luận, kết luận tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ hoàn thiện báo cáo để trình Quốc hội nếu đảm bảo yêu cầu và sự cần thiết theo tinh thần của Nghị quyết 91/2023/QH15.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã xem xét, cho ý kiến đối với 2 nội dung rất quan trọng khác là việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Sáu của Quốc hội và Báo cáo về công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 8.

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận các nội dung trong đợt 1 và đợt 2 của phiên họp đã được Tổng Thư ký Quốc hội kịp thời ban hành thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với từng nội dung bảo đảm yêu cầu về thời gian theo đúng quy chế; đề nghị đối với các nội dung tại đợt 3 tiếp tục phát huy tinh thần này để sớm ban hành thông báo kết luận làm cơ sở để các cơ quan triển khai thực hiện.

Đôn đốc các cơ quan hữu quan chuẩn bị hồ sơ, tài liệu

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, dự kiến khối lượng công việc tại chương trình Kỳ họp thứ Sáu là rất lớn, nhiều hơn Kỳ họp thứ Năm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ còn phiên họp thường kỳ tháng 10 (phiên họp thứ 27) để cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng trước khi diễn ra Kỳ họp thứ Sáu như: các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách và lộ trình cải cách tiền lương sau khi được Trung ương xem xét, có kết luận; công tác chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp thứ Sáu; Báo cáo kết quả rà soát hệ thống văn bản pháp luật theo yêu cầu tại Nghị quyết 101/2023/QH15; phương án phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương (NSTW) năm 2022 và nguồn tăng thu NSTW năm 2021 đã bố trí cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn dư.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là nội dung rất quan trọng có liên quan đến thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phân bổ sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của NSTW và thẩm quyền của Quốc hội liên quan đến các nội dung của Nghị quyết 43/2022/QH15 và việc bố trí vốn cho các nội dung của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách cần phối hợp chặt chẽ để tiến hành thẩm tra theo thẩm quyền. Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách lĩnh vực sẽ trực tiếp làm việc với các Ủy ban để nghe báo cáo về nội dung này.

Ngoài ra, Chính phủ dự kiến trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa con người Việt Nam, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có hồ sơ. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội đôn đốc các cơ quan hữu quan kịp gửi hồ sơ, tài liệu để cho ý kiến vào phiên họp tháng 10. Cùng với đó là Quy hoạch không gian biển quốc gia. Đây cũng là nội dung cần phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền. 

Nhấn mạnh, những nội dung còn lại để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV phải tập trung giải quyết là rất nhiều, trong khi đó khung thời gian còn lại ít, Chủ tịch Quốc hội giao Tổng Thư ký Quốc hội điều phối giữa các Ủy ban và sớm dự kiến chương trình phiên họp tháng 10, đôn đốc các cơ quan liên quan khẩn trương chuẩn bị hồ sơ, tài liệu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Chính trị

Chuẩn y ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang
Theo dòng sự kiện

Chuẩn y ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang

Chiều 1.12, tại Hậu Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng chủ trì Hội nghị triển khai Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y đối với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020-2025.

Xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị - nhân tố quan trọng hàng đầu của Quân đội cách mạng
Sự kiện nổi bật

Xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị - nhân tố quan trọng hàng đầu của Quân đội cách mạng

Lời Tòa soạn: Sáng 12.12, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã dự và có bài phát biểu quan trọng. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng 12.12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 12.12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22.12.1944 - 22.12.2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị
Thời sự Quốc hội

Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị

Sáng 12.12, tại Nhà Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp đã phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp bộ “Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” tổ chức Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tặng hoa chúc mừng tập thể Liên minh HTX Việt Nam
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Tối 11.12, tại Nhà hát Quân đội, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tham dự Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã (HTX) và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024. Sự kiện do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì tổ chức.

Hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo”
Chính trị

Hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo”

Ngày 11.12, tại TP. Đà Nẵng, Ban Công tác đại biểu phối hợp cùng Văn phòng Quốc hội và Đại sứ quán Anh tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo” cho các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.