Bế mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025

Chiều 26.2, tại Hà Nội, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 đã chính thức bế mạc sau hai ngày diễn ra.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu bế mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu bế mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 diễn ra từ ngày 25-26.2, có hơn 600 đại biểu tham dự trực tiếp, trong đó có trên 230 đại biểu quốc tế, tăng hơn 2,5 lần so với năm 2024. Đặc biệt, Diễn đàn năm nay vinh dự có sự hiện diện của Tổng thống Timor Leste José Ramos-Horta; Thủ tướng Malaysia, Chủ tịch ASEAN 2025 Dato’ Seri Anwar bin Ibrahim; Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon; Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn; cùng thông điệp ghi hình của Thủ tướng Thái Lan, Chủ tịch Ủy ban châu Âu và Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc; trên 10 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng các nước tham dự trực tiếp và gửi thông điệp ghi hình, 160 đại biểu ngoại giao đoàn (trong đó có 40 Đại sứ) và 230 đại biểu trong nước (gồm 20 lãnh đạo bộ ngành, 10 lãnh đạo tỉnh, thành phố).

Phát biểu bế mạc Diễn đàn, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định sau hai ngày thảo luận sôi nổi, Diễn đàn đã hoàn thành chương trình nghị sự đầy tham vọng với hàng trăm ý kiến đóng góp, các khuyến nghị sâu sắc giúp giải quyết những vấn đề quan trọng, từ các xu hướng lớn đến vai trò của phụ nữ trong xây dựng hòa bình, cho tới việc xem xét lại những nguyên tắc cơ bản của ASEAN đến quản trị công nghệ mới nổi, và nhiều nội dung khác.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh, bầu không khí thảo luận sôi nổi, nhiều phiên kéo dài hơn thời gian dự kiến, cho thấy rõ tính cấp bách của những thách thức mà các nước trong khu vực đối mặt cũng như quyết tâm chung để tìm giải pháp giải quyết những thách thức.

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, từ những cuộc thảo luận phong phú, Diễn đàn đã đạt được một số đồng thuận rõ ràng. Trước hết, trật tự thế giới đang trải qua những chuyển đổi to lớn với rất nhiều bất ổn và phức tạp chưa từng thấy. Những diễn biến gần đây trong quan hệ các nước lớn, đặc biệt là trong cạnh tranh nước lớn là minh chứng rõ nét nhất cho những thay đổi này đối với trật tự thế giới cũng như tầm nhìn của ASEAN. “Với ASEAN, việc chèo lái qua giai đoạn chuyển đổi đầy bất định của trật tự toàn cầu có thể sẽ là vấn đề mang tính quyết định cho thế hệ chúng ta”, Phó Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu.

Thứ hai, những tác động mang tính đột phá và đôi khi là mang tính khó lường đến từ sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là từ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn và Internet vạn vật (IoT). Sự ra đời gần đây của mô hình Deepseek AI của Trung Quốc và bước đột phá của Microsoft với con chip lượng tử Majorana-one, chỉ là những chỉ dấu ban đầu của một cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra rất nhanh chóng. Và nếu không nhanh chóng có sự chuẩn bị, chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau ngày càng xa hơn nữa. Những tiến bộ tương tự trong các công nghệ tiên tiến trong một vài tháng, hay vài năm tới sẽ tiếp tục định hình lại nền kinh tế - xã hội của chúng ta theo những cách mà chúng ta mới chỉ bắt đầu hiểu rõ.

Thứ ba, chúng ta ghi nhận tầm quan trọng ngày càng lớn của các thách thức an ninh phi truyền thống. Những tác động ngày càng gia tăng của mối đe dọa trên không gian mạng, biến đổi khí hậu, cùng những hệ lụy sâu rộng về kinh tế - xã hội do tình trạng già hóa dân số nhanh chóng, đòi hỏi những giải pháp sáng tạo vượt ra ngoài ranh giới quốc gia và huy động nguồn lực ở mức cao nhất.

Thứ tư, mặc dù ASEAN đang đối mặt những thách thức chưa từng có trong giai đoạn chuyển đổi toàn cầu này, những thách thức đó cũng mở ra cơ hội khẳng định sức mạnh tập thể và vai trò lâu dài của Hiệp hội.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu bế mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu bế mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, với giá trị cốt lõi là tinh thần đoàn kết và vai trò trung tâm, ASEAN có thể tiếp tục duy trì vị thế là một bên trung gian đáng tin cậy, một diễn đàn đối thoại chiến lược và như Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã nói, một 'ngọn hải đăng hy vọng' cho phát triển bền vững, chủ nghĩa khu vực mở rộng và trật tự dựa trên luật lệ.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng, Diễn đàn đã nêu bật một số lĩnh vực cần tiếp tục đối thoại và cân nhắc kỹ lưỡng. "ASEAN nên duy trì nguyên tắc và giá trị cốt lõi của mình như thế nào trong khi vẫn phải phát triển và thích ứng để kịp thời ứng phó biến đổi toàn cầu?", Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đặt vấn đề, đồng thời dẫn chứng một số ý kiến ủng hộ cách tiếp cận táo bạo; sự cần thiết của việc ASEAN tiếp tục duy trì cơ chế ra quyết định dựa trên đồng thuận và nguyên tắc không can thiệp.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng khẳng định, những năm qua, ASEAN đã thảo luận nhiều về cách thay đổi quy trình ra quyết định nhằm nâng cao hiệu quả. Các cuộc trao đổi giữa các tổ chức, giới học giả, tiếp tục nêu lên khía cạnh này. Sau gần 60 năm tồn tại, ASEAN có thể duy trì được vai trò, uy tín và vị thế trung tâm chính nhờ sự nhất quán với nguyên tắc xây dựng đồng thuận.

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, các cuộc thảo luận tại Diễn đàn cũng đặt ra những câu hỏi cốt lõi về vai trò ASEAN trong một thế giới ngày càng phân mảnh. Trong khi một số ý kiến ủng hộ việc ASEAN đảm nhận vai trò chủ động hơn trên trường quốc tế, những ý kiến khác nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung củng cố gắn kết và hội nhập nội khối.

“Nhìn về tương lai, con đường phía trước đòi hỏi chúng ta phải có những cam kết quan trọng. Chúng ta cần duy trì và củng cố đoàn kết, khả năng thích ứng và tính bao trùm của ASEAN – những nguyên tắc cốt lõi mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc, vốn là nền tảng cho thành công của chúng ta. Chúng ta cần cam kết tăng cường đầu tư công nghệ trọng yếu và xây dựng lập trường chung về quản trị công nghệ mới. Cuối cùng, chỉ có công nghệ mới có thể giúp khu vực chúng ta thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, các cuộc thảo luận chuyên môn tại Diễn đàn đều cho rằng, sự phát triển của ASEAN cần lấy khoa học và công nghệ làm công cụ cốt lõi để thúc đẩy toàn bộ khu vực tiến lên.

“Cuối cùng, vì 'vị thế trung tâm phải được khẳng định và củng cố liên tục', chúng ta cần nỗ lực đổi mới cách thức khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và quản lý quan hệ với đối tác bên ngoài, bao gồm cả các nước lớn", Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề xuất.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng nhận định, sự tham gia tích cực và những quan điểm mới mẻ từ tất cả đại biểu, bao gồm nhiều học giả trẻ, đã góp phần làm phong phú thêm các trao đổi và thể hiện mối quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với con đường phát triển tương lai của ASEAN; cho rằng khi ASEAN hoàn thiện chương trình chiến lược cho Tầm nhìn Cộng đồng 2045, những ý kiến và đề xuất từ Diễn đàn này sẽ là nguồn tham khảo quý giá.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon tham dự Phiên làm việc về công nghệ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon tham dự Phiên làm việc về công nghệ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Trước đó, cũng trong chiều 26.2, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 tiếp tục với Phiên toàn thể thứ tư với chủ đề: “Quản trị các công nghệ mới nổi nhằm đảm bảo an ninh toàn diện” và Phiên toàn thể thứ năm có chủ đề: “Vai trò gắn kết và thúc đẩy hòa bình của ASEAN trong một thế giới phân mảnh”.

Trong phiên toàn thể thứ tư, các ý kiến thảo luận có chung nhận định cho rằng, quản trị các công nghệ mới nổi là yếu tố then chốt để đảm bảo an ninh toàn diện cho khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh thế giới đầy biến động. Các đại biểu đã đi sâu tìm hiểu mối tương tác đa chiều giữa công nghệ tiên tiến và an ninh khu vực tại ASEAN và trên thế giới. Các chuyên gia cùng thảo luận về cơ hội và thách thức của trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán lượng tử, sinh học tổng hợp và các công nghệ mới nổi khác trong cả lĩnh vực quân sự lẫn dân sự. Đặc biệt, trọng tâm là tìm điểm cân bằng giữa đổi mới công nghệ và quản trị có trách nhiệm, xử lý các rủi ro tiềm ẩn và xây dựng khuôn khổ đạo đức.

Các đại biểu đã cùng thảo luận sôi nổi, tập trung vào xây dựng các chuẩn mực quốc tế, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, thúc đẩy hành vi có trách nhiệm của các quốc gia và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả, từ đó tạo điều kiện để những công nghệ quan trọng có thể đóng góp tích cực vào việc củng cố an ninh toàn diện của ASEAN.

Trong phiên toàn thể thứ năm, các đại biểu tập trung thảo luận về tiềm năng và vai trò của ASEAN trong việc thu hẹp khoảng cách giữa các nước trong một thế giới phân mảnh. Nội dung thảo luận xoay quanh vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang được định hình lại, đặc biệt nhấn mạnh khả năng thúc đẩy đối thoại trong bối cảnh cạnh tranh giữa các cường quốc. Bên cạnh đó, các chuyên gia cùng tập trung phân tích cách thức để ASEAN có thể tận dụng vị thế đặc thù của mình trong thúc đẩy hợp tác, bao gồm hợp tác tiểu đa phương mà vẫn duy trì đoàn kết nội khối; tìm ra những giải pháp mới nhằm nâng cao tiếng nói của ASEAN tại các diễn đàn quốc tế, đồng thời củng cố vai trò gắn kết, cân bằng giữa lợi ích khu vực và những thách thức toàn cầu của ASEAN.

Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto

Chiều 27.3, tiếp ông Klaus Zellmer, Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn Skoda cùng phát triển hệ sinh thái công nghiệp ô tô Việt Nam; không chỉ sản xuất ô tô con mà sản xuất các loại xe khác, cũng như sản xuất động cơ, thiết bị cung cấp cho các nhà máy ô tô tại Việt Nam; từ Việt Nam mở rộng thị trường ra các nước Đông Nam Á.

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có buổi làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì buổi làm việc.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại tọa đàm
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo

Ngày 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo do Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đồng chủ trì.

Viện trưởng IESS, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII Lê Bộ Lĩnh
Chính trị

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa - điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển

Nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững, PGS.TS LÊ BỘ LĨNH, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại biểu Quốc hội các Khóa XII, XIII, kỳ vọng, với những thông điệp hết sức quan trọng trong Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tới đây, sẽ có những cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho khu vực kinh tế được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới
Xã hội

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới

Sáng 27.3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh

Sáng 27.3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Trung đoàn 375
Chính trị

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Trung đoàn 375

Sáng 27.3, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an, tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Trung đoàn 375 (28.3.1975 - 28.3.2025) và đón nhận Huân chương Chiến công hạng Ba. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự và trao Huân chương Chiến công hạng Ba tặng Trung đoàn 375.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh

Sáng 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi)
Chính trị

Gỡ điểm nghẽn trong thực hiện phá sản

Sáng 27.3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi).

Nghiên cứu cơ chế đặc thù đối với vùng đất là Thủ đô kháng chiến
Chính trị

Nghiên cứu cơ chế đặc thù đối với vùng đất là Thủ đô kháng chiến

Tỉnh Tuyên Quang có thể nghiên cứu đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền trình Quốc hội xem xét, có cơ chế đặc thù đối với vùng đất là Thủ đô kháng chiến, có vai trò quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của đất nước. Nghiên cứu phát triển Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào trở thành Công viên lịch sử cách mạng, là trung tâm giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng, gắn với phát triển du lịch của cả nước; nâng cấp, trùng tu, xây mới các công trình (Khu di tích Lán Nà Nưa, Khu tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng, Khu di tích Ban Thường trực Quốc hội, các cơ quan Trung ương...) để quần thể này trở thành một bảo tàng sống.