Bế giảng khóa học kinh doanh cao cấp Keieijuku

Sáng 21.10, Viện Phát triển Nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) phối hợp với Đại học Ngoại thương tổ chức Lễ Bế giảng khóa 19 và khai giảng khóa 21 Chương trình Kinh doanh cao cấp - Keieijuku Hà Nội.

Tham dự sự kiện có Phó Đại sứ, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Ishikawa Isamu; Bí thư thứ nhất phụ trách kinh tế, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Hirata Isao; Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam Suggano Yuichi; Chủ tịch Hiệp hội Doanh Nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) Muto Shiro.

Về phía Trường Đại học Ngoại thương có Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, Giám đốc dự án VJCC - PGS.TS. Bùi Anh Tuấn; Chủ tịch Hội đồng Trường PGS.TS Lê Thị Thu Thủy; Viện trưởng Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC), PGS.TS Nguyễn Thị Hiền.

img-1870-compressed-7966-8210.jpg
Các doanh nhân, nhà quản lý tham gia khóa học cùng các đại biểu. Ảnh: Khánh Phượng

Trên hành trình 15 năm xây dựng, phát triển và không ngừng đổi mới, khoá học Kinh doanh cao cấp Keieijuku đã khẳng định vị thế là một chương trình đào tạo uy tín, được cộng đồng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam đánh giá cao. Đây là thành quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa Viện VJCC, Trường Đại học Ngoại thương và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

img-1596-compressed-8164-6797.jpg
Phó Đại sứ, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Shikawa Isamu phát biểu. Ảnh: Khánh Phượng

Mở đầu buổi lễ, Viện trưởng Viện VJCC, PGS.TS Nguyễn Thị Hiền đã tổng kết công tác triển khai Keieijuku năm học 2024 - 2025 cũng như giới thiệu về chương trình Keieijuku khoá 21 tại Hà Nội. Nhìn lại thành tựu đầy tự hào của Viện VJCC trong phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản và các tổ chức quốc tế, VJCC không ngừng xây dựng và cải tiến chương trình đào tạo của Keieijuku để phù hợp với sự thay đổi của thời đại, đáp ứng đúng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Thị Hiền bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Nhật Bản; các tổ chức của Nhật Bản như JICA, JCCI, JETRO…; các doanh nghiệp Nhật Bản như Dream Incubator, Panasonic Vietnam. Đồng thời, gửi lời tri ân tới tập thể lãnh đạo nhà trường và các khoa, viện, phòng ban chức năng của Trường Đại học Ngoại thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cộng đồng Keieijuku Việt Nam và các chuyên gia, giảng viên và các công ty tham gia vào quá trình xây dựng chương trình.

img-1515-compressed-73-5694.jpg
Viện trưởng Viện VJCC, PGS.TS Nguyễn Thị Hiền phát biểu. Ảnh: Khánh Phượng

Thay mặt tập thể lãnh đạo Trường Đại học Ngoại thương, PGS.TS Bùi Anh Tuấn gửi tới tập thể học viên tốt nghiệp Keieijuku khóa 19 cũng như các tân học viên khóa 21 thông điệp truyền cảm hứng. Năm 2024 đánh dấu cột mốc 25 năm của dự án VJCC, tiếp tục sứ mệnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam và 15 năm của chương trình Keieijuku, góp phần nâng cao triết lý quản trị, hiệu quả kinh doanh cho hơn 1.000 doanh nhân từ 800 doanh nghiệp trên toàn quốc. Với những thành tựu nổi bật, cộng đồng doanh nhân Keieijuku không chỉ dẫn đầu trong việc cải tiến quản trị mà còn xây dựng mạng lưới doanh nghiệp gắn kết, vươn tầm quốc tế, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

Đại diện cho Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, ông Ishikawa Isamu đánh giá cao những nỗ lực tổ chức chương trình Keieijuku và chúc mừng các học viên. Ông chia sẻ, Việt Nam đã bước vào thời đại mới, kỷ nguyên tăng trưởng đất nước và sẽ tiếp tục nỗ lực tăng cường sức mạnh quốc gia, đẩy mạnh quan hệ với các nước, đặc biệt là Nhật Bản. Các học viên hoàn thành khóa học đều là nguồn nhân lực quý giá, mở ra cơ hội kết nối hai nước Việt Nam và Nhật Bản thông qua hoạt động kết nối, hợp tác kinh doanh.

img-1659-compressed-8486-2446.jpg
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam Muto Shiro phát biểu. Ảnh: Khánh Phượng

Tiếp nối ý kiến của đại diện các đơn vị, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam Muto Shiro nhấn mạnh vai trò quan trọng của Keieijuku trong việc kết nối doanh nghiệp Việt – Nhật, đồng thời khẳng định MOU ký kết giữa JCCI và VJCC sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia Việt Nam – Nhật Bản. Cùng với đó, ông gửi gắm kỳ vọng tới các học viên sẽ cùng nhau xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững, góp phần vào sự phát triển của cả hai quốc gia và vươn ra thị trường quốc tế.

Giáo dục

Bộ GD-ĐT: Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp
Giáo dục

Bộ GD-ĐT: Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp

Kết quả xử lý văn bằng của ông Vương Tấn Việt xác định ông đã sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp. Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học liên quan khẩn trương thu hồi văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt theo quy định của pháp luật.

Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10, cấp THCS thực hiện xét tuyển
Giáo dục

Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10, cấp THCS thực hiện xét tuyển

Ngày 21.10, Bộ GD-ĐT đã công bố Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông và bắt đầu lấy ý kiến rộng rãi của xã hội về nội dung này. Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh và thực hiện 3 môn thi vào lớp 10, cùng với đó tuyển sinh cấp THCS bằng phương thức xét tuyển. 

Trường Đại học Điện lực hỗ trợ em Thào Thị Nhè 6 triệu đồng/tháng (24 tháng), tổng cộng là 144 triệu đồng
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực chắp cánh ước mơ cho nữ sinh mồ côi sau bão, lũ ở Lào Cai

Trường Đại học Điện lực vừa tổ chức đoàn công tác thăm và làm việc với huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) về việc nhận nuôi em Thào Thị Nhè. Tiếp và làm việc với đoàn có Bí thư Huyện ủy Bát Xát Nguyễn Trung Triều; Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Bát Xát Nguyễn Văn Quảng cùng tập thể giáo viên nhà trường và em Thào Thị Nhè.

Dãy 4 phòng học tạm tại Trường Tiểu học Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn, Yên Bái
Giáo dục

Kiên cố hoá trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Thực hiện chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, công tác huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để kiên cố hoá trường, lớp học đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thực tế, số phòng, lớp học chưa được kiên cố vẫn còn khá lớn.

Trường Đại học Thương mại tổ chức Hội thảo Quản lý Chuỗi Cung Ứng quốc tế VSSCM-2024
Giáo dục

Trường Đại học Thương mại tổ chức Hội thảo Quản lý Chuỗi Cung Ứng quốc tế VSSCM-2024

Từ ngày 21 - 22.10, Trường Đại học Thương mại phối hợp cùng Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) đồng tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế “Quản lý Chuỗi Cung Ứng lần thứ 3” (VSSCM-2024) - một trong những sự kiện học thuật hàng đầu về chuỗi cung ứng tại khu vực.

Trường Đại học Lao động - Xã hội chào đón hơn 2800 tân sinh viên năm học mới
Giáo dục

Trường Đại học Lao động - Xã hội chào đón hơn 2800 tân sinh viên năm học mới

Trường Đại học Lao động - Xã hội (ULSA) vừa tổ chức chương trình chào đón hơn 2.800 tân sinh viên năm học 2024-2025 với chủ đề “Newcomer2024”. Sự kiện do Đoàn TN – Hội Sinh viên trường tổ chức để chúc mừng các tân sinh viên đã vượt qua vũ môn, xuất sắc bước vào đại gia đình ULSAers.

Học sinh không học chuyên đề học tập lựa chọn, thi tốt nghiệp năm 2025 thế nào?
Giáo dục

Học sinh không học chuyên đề học tập lựa chọn, thi tốt nghiệp năm 2025 thế nào?

Theo quy định Chương trình học ở cấp THPT theo Chương trình GDPT 2018 mỗi học sinh cấp THPT bắt buộc phải lựa chọn học 3 cụm chuyên đề của 3 môn học với mỗi năm học là 35 tiết chuyên đề lựa chọn/môn học và tổng số là 105 tiết/ 3 năm học cấp THPT theo đúng mục đích của Chương trình GDPT 2018.