Bầu cử Tổng thống Mỹ: Cam kết có dễ thực hiện?

Mới đây Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đã công bố tầm nhìn kinh tế, trong đó cả hai ứng cử viên đều cam kết sẽ hồi sinh nền sản xuất Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, nhiệm vụ này sẽ là một thách thức và khó có thể thành công trong thời gian ngắn.

Cam kết của các ứng cử viên

Tổng thống Mỹ Joe Biden từng tự hào về việc đưa việc làm ngành sản xuất Mỹ trở lại; dưới chính quyền Biden, ngành sản xuất Mỹ được bơm nhiều tỷ USD, bao gồm 53 tỷ USD từ Đạo luật CHIP và Khoa học và gói chi tiêu hạ tầng 1,2 nghìn tỷ USD được Quốc hội thông qua. Đầu tư tư nhân trong lĩnh vực này cũng gia tăng những năm gần đây.

Trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị có chính quyền mới khi cuộc bầu cử tổng thống đang vào giai đoạn nước rút, đồng nghĩa với việc nhiệm vụ hồi sinh ngành sản xuất chuẩn bị được chuyển giao cho tổng thống kế nhiệm.

IMG_8779.jpeg
Ứng cử viên đảng Dân chủ - bà Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa - ông Donald Trump. Nguồn: Getty Images

Theo đó, trong một sự kiện tranh cử vào chiều hôm 25.9 tại Pittsburgh, bang Pennsylvania, bà Harris cam kết giảm thuế cho tầng lớp trung lưu, giảm mạnh thuế cho các startup và sửa đổi các quy định đối với dự án xây dựng. Bà cam kết sẽ đầu tư vào sản xuất sinh học và hàng không vũ trụ; tiếp tục duy trì vị thế thống trị về trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán lượng tử, chuỗi khối và các công nghệ mới nổi khác; đồng thời thúc đẩy vị trí dẫn đầu về đổi mới năng lượng cũng như sản xuất.

Trong khi đó, trước đó một ngày, tại thành phố Savannah, bang Georgia, ông Trump đưa ra cách tiếp cận khác. Trong bài phát biểu, ông cam kết khôi phục việc làm trong ngành sản xuất bằng cách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng thuế quan với hàng nhập khẩu, cắt giảm thủ tục hành chính cùng với các biện pháp khác. Những biện pháp này được ông mô tả là sẽ dẫn tới “làn sóng tháo lui sản xuất từ Trung Quốc tới bang Pennsylvania, từ Hàn Quốc tới bang North Carolina, từ Đức tới bang Georgia”.

Ngành sản xuất đang đối mặt với những vấn đề gì?

Khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi sau đại dịch, các khoản đầu tư khổng lồ trở thành động lực thúc đẩy tất cả các ngành, trong đó có sản xuất. Tuy nhiên, động lực đó không kéo dài; trên thực tế, dù có nhiều khoản đầu tư và trợ cấp, ngành sản xuất Mỹ vẫn hoạt động trì trệ, phục hồi không đáng kể sau đại dịch Covid-19.

Việc làm trong ngành sản xuất Mỹ hiện vẫn kém xa mức việc làm ở giai đoạn trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Tổng việc làm ngành sản xuất nước này tháng 8 chỉ tăng khoảng 2% so với đỉnh dịch tháng 2.2020. Theo dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ, trong 8 tháng năm nay có tới 4 tháng ghi nhận số lượng việc làm sản xuất sụt giảm.

Thực tế cho thấy, ngành sản xuất đang đối mặt nhiều vấn đề, trong đó đa số bắt nguồn từ bối cảnh nền kinh tế. Theo một khảo sát gần đây của Viện Quản trị Cung ứng (ISM) và S&P Global, nhu cầu yếu và lãi suất cao là những thách thức lớn nhất của ngành sản xuất Mỹ. Bối cảnh này không chỉ đẩy các doanh nghiệp sản xuất vào “thế thủ” mà còn là một dấu hiệu đáng lo ngại về tương lai của ngành này. Thống kê cho thấy, số lượng đơn hàng giảm, tồn kho tăng lên cho thấy xu hướng ảm đạm của ngành sản xuất trong 1,5 năm qua - một trong những tín hiệu đáng lo ngại nhất mà ngành này ghi nhận kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Theo nhiều nhà phân tích, kể cả khi các nhà sản xuất nhận được nhiều hỗ trợ chính sách cũng như được bơm vốn những năm gần đây, họ cũng không vội đẩy mạnh tuyển dụng nhân sự hay tăng cường sản xuất trong bối cảnh triển vọng nhu cầu còn bấp bênh.

Hơn nữa, các nhà sản xuất cũng đang chịu áp lực về những bất định liên quan tới cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5.11 tới và môi trường lãi suất cao. Đây là lý do khiến nhiều doanh nghiệp tạm hoãn kế hoạch tuyển dụng và mở rộng sản xuất. Theo S&P Global, các nhà sản xuất cũng vẫn đang phải đối mặt với áp lực giá dai dẳng hiện đang "tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 4 năm ngoái". Những chi phí đó có thể ăn mòn lợi nhuận ròng của người sử dụng lao động hoặc được chuyển sang người tiêu dùng dưới hình thức giá cao hơn.

Ngoài ra còn có một thách thức khác đó là chi phí lao động tại Mỹ vẫn cao hơn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Khó xác định thời điểm tình hình được cải thiện

Bên cạnh những thách thức, tương lai ngành sản xuất Mỹ vẫn còn những điểm sáng. Gần đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất lần đầu tiên trong hơn 4 năm và phát tín hiệu sẽ hạ thêm lãi suất từ nay tới cuối năm. Động thái này đã mang lại cú huých lớn cho doanh nghiệp ở mọi quy mô thuộc mọi lĩnh vực.

Lãi suất giảm không chỉ giúp giảm chi phí đi vay cho doanh nghiệp mà còn thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, hoặc ít nhất giữ cho nhu cầu không sụt giảm tới mức đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận xét, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy hoạt động sản xuất tại nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ bắt đầu phục hồi, dù điều này được xem là “khá khó hiểu”.

Bà Lauren Goodwin, nhà kinh tế kiêm chiến lược gia trưởng về thị trường tại New York Life Investments nhận định: “Khi Fed bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ, liệu các ngành nghề sẽ phục hồi trở lại? Ngành sản xuất chứng kiến sự sụt giảm xuống hơn 20 tháng qua, dù hoạt động trong lĩnh vực bán dẫn diễn ra sôi động”. Thêm vào đó, dù việc Fed nới lỏng chính sách tiền tệ có thể giúp chu kỳ kinh tế hiện tại kéo dài lâu hơn, nhưng không chắc các hoạt động kinh tế sẽ phục hồi.

Với những diễn biến khó đoán, dù Tổng thống Mỹ năm nay là ai thì cam kết hồi sinh ngành sản xuất sẽ không phải là việc dễ thực hiện.

Thế giới 24h

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đối đầu giữa hai phó tướng sẽ khác biệt so với lịch sử
Quốc tế

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đối đầu giữa hai phó tướng sẽ khác biệt so với lịch sử

Ngày 1.10, ứng cử viên phó tổng thống của Cộng hòa JD Vance và ứng cử viên Dân chủ Tim Walz sẽ gặp nhau trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên và duy trong năm bầu cử 2024. Liệu hai vị phó tướng sẽ tận dụng cơ hội này như thế nào và màn đối đầu của họ có định hình lại cục diện chính trị bầu cử hay không? Sau đây là cái nhìn về các cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên phó tổng thống trước đây, và vai trò lớn hơn mà cả hai vị phó tướng đang hướng tới.

7 chỉ huy bị tiêu diệt, Hezbollah sẽ làm gì?
Quốc tế

7 chỉ huy bị tiêu diệt, Hezbollah sẽ làm gì?

Những gì diễn ra trong 48 giờ qua ở Trung Đông khi Israel ám sát 7 quan chức cao cấp của Hezbollah trong đó có thủ lĩnh Hassan Nasrallah - một lần nữa làm dấy lên nỗi lo sợ rằng cuộc xung đột có thể leo thang thành giao tranh toàn diện. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Biden cho biết sẽ “nói chuyện” với đồng minh Israel để tránh kịch bản này.

California ban hành luật bảo vệ trẻ em khỏi tội phạm tình dục sử dụng công nghệ AI
Quốc tế

California ban hành luật bảo vệ trẻ em khỏi tội phạm tình dục sử dụng công nghệ AI

Ngày 30.9, Thống đốc bang California, Mỹ Gavin Newsom đã ký ban hành hai đạo luật được thiết kế nhằm bảo vệ trẻ vị thành niên khỏi tình nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm sử dụng các các công cụ trí tuệ nhân tạo như deepfake bằng AI để tạo ra hình ảnh khiêu dâm có hại cho trẻ em.

Bão Helene tàn phá các bang miền Nam nước Mỹ, gần 100 người thiệt mạng
Quốc tế

Bão Helene tàn phá các bang miền Nam nước Mỹ, gần 100 người thiệt mạng

Các nhà chức trách của Mỹ đang nỗ lực cung cấp nước và các nhu yếu phẩm khác cho các khu vực bị cô lập, bị lũ lụt trên khắp các bang Đông Nam nước này sau khi cơn bão Helene càn quét tàn phá nhà cửa, khiến gần 100 người thiệt mạng. Con số này được dự đoán sẽ còn tăng thêm khi công tác tìm kiếm cứu nạn được triển khai.

Trung Quốc: Hạ lãi suất cho vay thế chấp nhà
Quốc tế

Trung Quốc: Hạ lãi suất cho vay thế chấp nhà

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) ngày 29.9 thông báo, yêu cầu các ngân hàng thương mại trước ngày 31.10 tiến hành hạ lãi suất đối với các khoản vay thế chấp nhà hiện có. Động thái này là một phần trong các biện pháp kích cầu mạnh tay, nhằm đưa thị trường bất động sản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài và hồi phục tăng trưởng kinh tế.

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo
Quốc tế

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo

Ấn Độ đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati nhưng áp mức giá xuất khẩu tối thiểu. Quyết định này được đưa ra khi lượng dự trữ gạo trong nước dư thừa và nông dân nước này đang chuẩn bị thu hoạch vụ mới trong những tuần tới.

Nguồn: Bloomberg
Quốc tế

Để lục địa già không tụt lại phía sau

Khi châu Âu đối diện với áp lực kinh tế ngày càng gia tăng, vấn đề làm thế nào để khôi phục năng lực cạnh tranh trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Báo cáo mới đây của cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi về tình trạng này đã đưa ra nhận định rõ ràng: Liên minh châu Âu (EU) đang bị tụt lại phía sau. Không chỉ bỏ lỡ cuộc cách mạng kỹ thuật số, châu Âu còn có nguy cơ rơi vào thế yếu trong cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI). Theo ông, nếu không thực hiện cải cách mạnh mẽ, lục địa già sẽ đối mặt với "nguy cơ sống còn".

Nhật Bản: Cựu Bộ trưởng Quốc phòng trở thành tân Thủ tướng
Quốc tế

Nhật Bản: Cựu Bộ trưởng Quốc phòng trở thành tân Thủ tướng

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba đã giành chiến thắng trong cuộc đua gồm 9 ứng cử viên để kế nhiệm ông Fumio Kishida làm Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền. Ông sẽ tuyên thệ nhậm chức tại Quốc hội với tư cách là Thủ tướng thứ 102 của Nhật Bản vào ngày 1.10 tới.

Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc
Thế giới 24h

Gói kích cầu kinh tế của Trung Quốc, táo bạo nhưng chưa toàn diện?

Trung Quốc vừa công bố một gói kích thích táo bạo nhất của nước này trong nhiều thập kỷ trở lại đây, nhằm kéo nền kinh tế thoát khỏi vòng xoáy giảm phát và phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm nay. Song, giới phân tích cho rằng, gói kích cầu vừa được đưa ra chưa đủ để giải quyết triệt để các vấn đề mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đương đầu.

Luật Thuốc lá mới của Malaysia: Bước tiến vì sức khỏe cộng đồng
Quốc tế

Luật Thuốc lá mới của Malaysia: Bước tiến vì sức khỏe cộng đồng

Bắt đầu từ ngày 1.10 tới, Luật Thuốc lá mới của Malaysia sẽ chính thức có hiệu lực. Luật mới nhằm kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, sử dụng và phân phối các sản phẩm thuốc lá. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, khi các quy định mới sẽ điều chỉnh cả thuốc lá truyền thống lẫn thuốc lá điện tử…

arabianbusiness.com
Quốc tế

Kinh tế các quốc gia vùng Vịnh trong bối cảnh xung đột leo thang

Trong những ngày vừa qua, Israel đã thực hiện các cuộc không kích quy mô lớn nhất nhằm vào lực lượng Hezbollah ở Lebanon, đẩy Trung Đông đứng trước nguy cơ đối mặt với một cuộc chiến tranh khu vực toàn diện. Tình hình bất ổn đã khiến giá dầu tăng cao, nhưng điều kỳ lạ là các nước xuất khẩu dầu mỏ ở vùng Vịnh không vui mừng vì điều này.

Hiệp ước Tương lai: Cần cụ thể hóa bằng hành động
Quốc tế

Hiệp ước Tương lai: Cần cụ thể hóa bằng hành động

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) đã thông qua Hiệp ước Tương lai – một văn kiện đầy tham vọng cam kết hành động hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với ngày càng nhiều thách thức. Văn bản này đặt ra nhiệm vụ cho các nhà lãnh đạo của 193 quốc gia thành viên biến những lời hứa thành hành động để thực sự tạo nên sự khác biệt cho thế giới.