Bắt đầu đăng ký thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

Thời gian đăng ký thi đánh giá năng lực đợt 1 của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025 sẽ kéo dài từ 20.1-20.2. Kỳ thi đợt 1 sẽ được tổ chức vào sáng 30.3.

6.jpg
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh mở cổng thông tin trực tuyến để thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1-2025

Từ sáng 20.1, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh bắt đầu mở cổng thông tin trực tuyến để thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1-2025.

Đây là năm thứ 8 kỳ thi được tổ chức và cũng là kỳ thi tuyển sinh riêng có quy mô lớn nhất cả nước, kỳ thi nhằm sử dụng kết quả để tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng.

Thí sinh dự thi chủ yếu là học sinh đang theo học lớp 12 tại các trường THPT hoặc những thí sinh muốn sử dụng kết quả thi để làm một phương thức xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Theo kế hoạch của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2025, Đại học tiếp tục tổ chức thi đánh giá năng lực với 2 đợt thi.

Đợt 1, thí sinh bắt đầu đăng ký thi từ ngày 20.1-20.2. Kỳ thi đợt 1 sẽ diễn ra vào ngày 30.3.

Kỳ thi đợt 1 được tổ chức tại 25 tỉnh/thành phố: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Bình Phước, Thừa Thiên Huế và Tây Ninh.

Đợt 2, thí sinh đăng ký thi từ ngày 17.4 và kéo dài đến ngày 7.5. Thời gian thi diễn ra ngày 1.6 tại 11 tỉnh/thành phố (TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bình Định, Đắk Lắk, Lâm Đồng, An Giang và Tiền Giang).

Đề thi đánh giá năng lực vẫn gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn. Thời gian làm bài trên giấy 150 phút. Thang điểm tối đa là 1.200, điểm từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó.

Điểm mới của kỳ thi năm 2025 là đề thi sẽ được điều chỉnh phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vẫn giữ cấu trúc phần sử dụng ngôn ngữ và toán học, nhưng tăng số lượng câu hỏi để tăng độ tin cậy và độ phân biệt của bài thi.

Phần logic - phân tích số liệu và giải quyết vấn đề được cấu trúc lại thành phần tư duy khoa học. Việc này nhằm đánh giá năng lực thí sinh về logic và suy luận khoa học khi giải quyết các tình huống thực tế.

Các câu hỏi trong phần tư duy khoa học được xây dựng theo hướng cung cấp thông tin, số liệu, dữ kiện, hoạch định thí nghiệm, kết quả thực nghiệm. Thông qua đó yêu cầu thí sinh thể hiện khả năng hiểu và vận dụng thông tin, xác định kết quả thực nghiệm, dự đoán quy luật.

Giáo dục

Phân hoá đầu ra theo năng lực và định hướng nghề cho học sinh
Giáo dục

Phân hoá đầu ra theo năng lực và định hướng nghề cho học sinh

Trong bối cảnh thị trường lao động đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ, việc phân hoá đầu ra theo năng lực và định hướng nghề nghiệp từ bậc trung học trở thành xu hướng giáo dục cần thiết, không chỉ để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế mà còn để tạo điều kiện tối ưu cho học sinh phát triển năng lực cá nhân.

Đào tạo lĩnh vực vi mạch bán dẫn không dễ, sinh viên cần giỏi các môn tự nhiên
Giáo dục

Đào tạo lĩnh vực vi mạch bán dẫn không dễ, sinh viên cần giỏi các môn tự nhiên

GS.TS Chử Đức Trình nhìn nhận, bán dẫn vi mạch là lĩnh vực yêu cầu nhân lực chất lượng cao, tài năng. Do đó, đào tạo lĩnh vực vi mạch bán dẫn không dễ, tuyển sinh các chương trình đào tạo về bán dẫn vi mạch cũng không dễ. Muốn học tốt ngành này, sinh viên cần giỏi các môn tự nhiên bao gồm Toán, Vật lý, Hóa học cũng như các kỹ năng mềm và có khả năng tiếng Anh. 

Gần 2.500 học sinh, phụ huynh, giáo viên chinh phục đường chạy "Lương Thế Vinh - Tết sẻ chia 2025"
Giáo dục

Gần 2.500 học sinh, phụ huynh, giáo viên chinh phục đường chạy "Lương Thế Vinh - Tết sẻ chia 2025"

Hòa chung không khí vui tươi, rộn ràng dịp Tết đến Xuân về, sáng 19.1.2025, trường THCS & THPT Lương Thế Vinh, cơ sở Tân Triều đã tổ chức sự kiện “Tết Sẻ Chia 2025”. Sự kiện thu hút khoảng 2500 vận động viên bao gồm: học sinh, phụ huynh và cán bộ giáo viên của nhà trường.

Ủng hộ thành lập “Trường học Nga” tại Việt Nam
Giáo dục

Ủng hộ thành lập “Trường học Nga” tại Việt Nam

Trao đổi về dự án xây dựng “Trường học Nga” tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc chia sẻ sự ủng hộ việc thành lập cơ sở giáo dục theo các chương trình của Nga tại Việt Nam do Chính phủ Nga đầu tư, là cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Quảng Trị: Cử giáo viên sang Lào giảng dạy cho học sinh người Việt
Giáo dục

Quảng Trị: Cử giáo viên sang Lào giảng dạy cho học sinh người Việt

Hiện Sở GD-ĐT Quảng Trị đang tích cực phối hợp với Sở Nội vụ và các địa phương có liên quan để hoàn tất hồ sơ đưa 4 giáo viên (gồm 2 giáo viên mầm non, 2 giáo viên tiểu học) sang giảng dạy tiếng Việt và một số môn văn hóa cho học sinh tại các cơ sở giáo dục trong đó có Trường THPT Hữu Nghị Lào - Việt.