Bảo vệ tối đa di tích, di vật tại chùa Xuân Lũng

Liên quan đến vụ cháy chùa Xuân Lũng (Phú Thọ), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng cần tiếp tục đánh giá, kiểm đếm, bảo vệ tối đa các cấu trúc và thành phần của di tích còn tồn tại.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất các giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Xuân Lũng, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, Phú Thọ. Theo đó, ngay sau vụ cháy, ngày 24.10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cử đoàn công tác kiểm tra hiện trường.

Theo đánh giá của đoàn công tác, về kiến trúc, công trình Tam bảo có mặt bằng hình chữ “Công” (I), tường hồi bít đốc xây gạch Thất, mái ngói mũi hài. Phần hoành, rui, cửa gỗ bị cháy toàn bộ. Tường mặt ngoài có vết nứt, bề mặt không thấy hư hại, nhưng mặt trong đã bị hư hỏng, đặc biệt là phần Ống muống, Hậu cung. Toàn bộ cột bị đã cháy bề mặt. Hoành, rui, các cấu kiện vì mái, hệ thống cửa bị cháy toàn bộ. Chân tảng bị bong vỡ, hư hỏng hết. Kết cấu công trình đã rất yếu không còn khả năng chịu lực.

static-imagesvnncdnnet-vps-images-publish-000001-000003-2024-11-6-chuaphoquang-61651.jpg
Ngày 23.10, chùa Xuân Lũng bị cháy rụi, trong đó có tòa Tam bảo, 27 tượng Phật và Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá. Ảnh: Cục Di sản văn hóa

Về hệ thống hiện vật, gồm có: Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá, hệ thống tượng bằng đất, hệ thống tượng gỗ. Trong đó, toàn bộ bề mặt Bàn thờ Phật bằng đá bị ám khói đen; đài sen bị gãy vỡ hai góc bên trái (cả cánh sen trên và dưới), bên phải có một vết nứt lớn; phần thân và đế bàn thờ một số chỗ bị sứt vỡ, tách lớp; một số vị trí còn bị biến đổi về mặt hóa học. Hầu hết tượng bị hư hỏng nặng, đã mất hoàn toàn lớp sơn thếp; bị rơi gãy các bộ phận; một số tượng bị đổ ngả vào tường; một số tượng bề mặt bị mềm. Tượng gỗ đã cháy hoàn toàn, bị than hóa.

Với thực trạng di tích nêu trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ giao cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thực hiện một số biện pháp.

Theo đó, biện pháp cấp thiết, cần sớm có đánh giá, kết luận về nguyên nhân của vụ cháy để làm rõ trách nhiệm; tăng cường công tác bảo vệ, giữ gìn các di tích khác trên địa bàn toàn tỉnh.

Tiếp tục đánh giá, kiểm đếm, bảo vệ tối đa các cấu trúc và thành phần của di tích còn tồn tại. Đối với kiến trúc công trình, bao che công trình, lưu ý không căng bạt trực tiếp lên kiến trúc vì kết cấu công trình đã rất yếu.

Đối với Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá, thực hiện ngay các biện pháp kiểm kê các mảnh đá của bàn thờ bị rơi, rụng; đánh số, mã hóa và có giải pháp bảo quản an toàn tất cả mảnh vỡ này; dọn dẹp toàn bộ các mảnh ngói, gạch vụn rơi phía trên bàn thờ; gia công khung cứng để bao che toàn bộ Bàn thờ (lưu ý có khoảng trống để không khí lưu thông, tránh hiện tượng om nhiệt, ẩm trong khung).

Đối với hệ thống tượng thờ, không di dời các hiện vật; đối với các hiện vật bị đổ, thận trọng định vị lại hiện vật. Gia công khung lưới thép có mái che cứng bên trên để bảo vệ hiện vật, bảo đảm thông thoáng cho hiện vật, tránh gây hiện tượng om nhiệt, ẩm.

Cần sớm đề xuất các biện pháp cấp thiết, xem xét đến sự phù hợp, đồng bộ với các giải pháp về bảo quản, tu bổ lâu dài sau này.

Về biện pháp lâu dài, đối với Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá và hệ thống các hiện vật, nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học, thận trọng, kỹ lưỡng cấu trúc vật liệu để đề xuất giải pháp bảo quản, tu bổ (tham khảo và lấy ý kiến các chuyên gia có chuyên môn liên quan). Đồng thời, đề xuất giải pháp tu bổ, phục hồi di tích bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và chính quyền địa phương.

Văn hóa - Thể thao

 Hà Nội: Quán bún gia truyền Lê Phan ở Kim Mã có gì đặc biệt để hút khách Tây, khách ta nườm nượp?
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội: Quán bún gia truyền Lê Phan ở Kim Mã có gì đặc biệt để hút khách Tây, khách ta nườm nượp?

Ra đời vào tháng 8.2014, quán bún gia truyền Lê Phan tiền thân là quán bún gia truyền Tư Phan, toạ lạc trên con phố hàng Bún (quận Ba Đình, TP Hà Nội). Món bún cua và bún ốc ở đây khác biệt bởi nước dùng có vị chua dịu nhẹ với màu vàng óng tự nhiên mang đậm hương vị cổ truyền.

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.

Công bố gần 150 tài liệu, hiện vật về Quân đội nhân dân Việt Nam
Văn hóa - Thể thao

Công bố gần 150 tài liệu, hiện vật về Quân đội nhân dân Việt Nam

Gần 150 tài liệu, hình ảnh được lựa chọn từ các phông tài liệu hành chính như: Phủ Thủ tướng, Quốc hội, Bộ Nội vụ, Chủ tịch nước/Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Thống nhất Chính phủ, Bộ Ngoại giao, tài liệu của các nghệ sĩ... là minh chứng quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm qua.

Văn hóa ẩm thực - hấp lực cho du lịch Huế
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực - hấp lực cho du lịch Huế

Theo TS. Trần Ðình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế, từ nơi biên viễn trở thành dinh phủ rồi kinh đô thời chúa Nguyễn - Tây Sơn - Nguyễn, nên văn hóa ẩm thực Huế hội tụ tinh hoa khắp nơi, rồi lan tỏa ra bên ngoài, trên nền tảng yếu tố bản địa phương Nam, cội nguồn đất Bắc và cả phương Tây, mang bản sắc truyền thống riêng có.

Du khách tham quan Bảo vật Quốc gia bia Vĩnh Lăng
Văn hóa - Thể thao

Cố đô Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cố đô của triều Hậu Lê, hiện là một điểm đến hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa. Dự tính năm 2024, di tích này đón khoảng 320.000 lượt khách, trong đó có hơn 2.500 khách quốc tế, vượt 14,2% kế hoạch.