Giá trị tư tưởng lý luận về chủ nghĩa xã hội từ các tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:

Bài 4: Đổi mới và phát triển nội hàm về chủ nghĩa xã hội Việt Nam

TS. NHỊ LÊ - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Từ đổi mới, thực tiễn đang mở ra chân trời cho sự khám khá một cách độc lập và sáng tạo về chủ nghĩa xã hội (CNXH) Việt Nam, với nội hàm phát triển phong phú, sinh động và cụ thể. Có thể hình dung:

Chủ nghĩa xã hội là văn hóa, là đạo đức, văn minh được kết tinh và thể hiện tập trung ở Đảng

Thứ nhất, CNXH là Đất nước độc lập, Tổ quốc phồn vinh, Nhân dân hạnh phúc. Không thể có một nền độc lập chân chính nếu quốc gia dân tộc không có quyền tự quyết, dân tộc không thể có chủ quyền thực sự nếu không thống nhất toàn vẹn, nhân dân không thể có tự do nếu dân tộc bị lệ thuộc vào dân tộc khác hoặc đất nước bị hay tự cùm trói mình bởi quốc gia khác, dù dưới hình thức này hay mức độ kia. Đó là khát vọng cháy bỏng và tiếng gọi thiêng liêng của thời đại đối với tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới hiện nay. Nền độc lập hoàn toàn, thật sự ấy, phải là quyền tự nhiên, thiêng liêng, vô cùng quý giá và bất khả xâm phạm của các quốc gia dân tộc.   

Để xây dựng, phát triển và bảo vệ nền độc lập dân tộc ấy, Dân tộc độc lập trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Đó chính là chủ quyền quốc gia tự quyết. Nước Việt Nam là của người Việt Nam, do Dân tộc Việt Nam quyết định, Nhân dân Việt Nam không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Đó là hiện thân và sự phát triển của tinh thần độc lập tự do, thống nhất quốc gia, danh dự của dân tộc trải mấy nghìn năm, không gì và không lực lượng nào có thể làm vấy bẩn, đe dọa và khuất phục nổi!

Đó không chỉ là nhu cầu của sự tồn tại dân tộc, nhu cầu tình cảm dân tộc mà còn trở thành động lực cách mạng, nên sức mạnh tổng hợp bảo đảm cho công cuộc bảo vệ nền độc lập, chủ quyền đất nước và sự thống nhất toàn vẹn của Tổ quốc và “đó là con đường sống của Nhân dân Việt Nam”, với chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đó là thước đo sự trưởng thành của nền độc lập dân tộc thấm đẫm tinh thần phát triển, tiến bộ và tính nhân văn cao cả, tính triệt để cách mạng. Đó không chỉ là lý tưởng mà còn là lẽ sống của Dân tộc ta, đồng thời, còn là mục tiêu và nguồn cổ vũ chung đối với các dân tộc bị áp bức và nô dịch trên toàn thế giới. Đó chính là sự phát triển tới đỉnh cao sự thống nhất sức mạnh dân tộc Việt Nam hòa trong dòng chảy sức mạnh và sự phát triển của thời đại. 

Lịch sử Dân tộc gần 100 năm nay, càng sáng tỏ một bài học lớn về giá trị của độc lập không có nghĩa là tự cô lập mình, tự mình khép kín và sự kiên quyết bảo vệ nền độc lập đó, quyết không bị chi phối hay bị lệ thuộc từ bất cứ phía nào trên con đường phát triển đất nước nhân văn và thịnh vượng… Đó là nghệ thuật phát triển sự độc lập sáng tạo, thống nhất trong đa dạng, tự chủ và tự quyết của chúng ta trên con đường vươn tới hùng cường, trong dòng chảy của thời đại ngày nay. 

Độc lập dân tộc là điều kiện nền tảng để thực hiện mục tiêu để mỗi một người Dân đạt tới hạnh phúc, tự do. Việc giành lại nền độc lập của dân tộc không phải là mục đích cuối cùng mà là điều kiện để lại tự do, hạnh phúc cho Nhân dân. Độc lập dân tộc vì và cho Nhân dân ta được hoàn toàn tự do, được hưởng hạnh phúc - một phẩm giá Dân tộc cao cả và thiêng liêng nhất -  một tuyên ngôn chính trị hàm súc và nhân văn vô song của Đảng. Nếu không như thế, không thể nói và hành động gắn bó mật thiết với Nhân dân, sống giữa lòng Dân, phải luôn thấu hiểu đời sống, tình hình, tâm lý, tâm tư, nguyện vọng Nhân dân; càng không thể xây dựng nước ta thật sự là một nước dân chủ, tự cường, xứng đáng với Nhân dân; và càng không thể gìn giữ sự thống nhất của Tổ quốc, vì sự trường tồn của Dân tộc và vì nền độc lập của đất nước. Do đó, việc mang tầm chiến lược nhưng cấp bách nóng bỏng hiện nay, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân, do Nhân dân và phục vụ lợi ích của Nhân dân”(29).

Theo đó, Đảng kiên quyết trừng phạt bất kỳ ai với tinh thần Đảng cương bất vị nể, không vùng cấm, không ngoại lệ khi bất cứ ai cam tâm chà đạp và đục khoét Nhân dân, ăn trộm quốc khố, ăn cắp chức vụ, sống phù hoa xa xỉ…; Nhà nước không dung thứ bất cứ những thế lực nào nhân danh đổi mới, mở cửa âm mưu và làm hại Nhân dân và chống phá đất nước dưới mọi hình thức và mức độ một cách dân chủ và kỷ cương với tinh thần Quốc pháp tối thượng. Không vun đắp và Hiến định từ Gốc một cách dân chủ mọi quyền hành và trách nhiệm của Nhân dân, quốc gia tất bại vong! Nhìn xa hơn, đó chính là mệnh lệnh của công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ trong tầm nhìn tới năm 2030, 2045.            

Thứ hai,CNXH là văn hóa. Sự lựa chọn định hướng của tiến trình phát triển Việt Nam qua hơn 92 năm tất yếu là CNXH. Xét từ chiều sâu bản chất của nó, chủ nghĩa xã hội chính là một hình thái phát triển của văn hóa tương lai. Nói như K.Marx: Chủ nghĩa cộng sản coi như chủ nghĩa tự nhiên hoàn bị = chủ nghĩa nhân đạo. Nói khái quát, đó là văn hóa của sự phát triển mạnh mẽ và bền vững

Hiện nay, trên con đường tiến lên CNXH, dưới sự lãnh đạo của Đảng, càng không thể nằm ngoài quy luật của muôn đời ấy. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định:“Định hướng xã hội chủ nghĩa là văn hóa”(30). Nói cách khác, văn hóa của sự phát triển bền vững của chúng ta, chính là CNXH. Vì, dù hiểu dưới bất cứ góc độ nào, mà ở đây, dưới góc độ văn hóa, thì CNXH chính là một nấc thang phát triển, một trình độ cao của văn hóa. Bởi vậy, điều trở nên rõ ràng, như một tất yếu, định hướng XHCN là văn hóa phát triển bền vững của Việt Nam. Nền văn hóa dân tộc, hiện đại có nghĩa là gìn giữ được và giới thiệu với thế giới những nét hay, nét đẹp của văn hóa Việt Nam, đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa thế giới để làm giàu cho văn hóa Việt Nam mà vẫn giữ gìn được bản sắc, cốt cách văn hóa Việt Nam, không bị trộn lẫn hay hòa tan vào văn hóa thế giới và góp phần làm phong phú hơn nền văn hóa nhân loại... làm xuất phát điểm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt vấn đề: Muốn độc lập tự chủ, muốn giữ vững định hướng XHCN, bên cạnh những nhiệm vụ về kinh tế, phải xây dựng thành công một nền văn hóa dân tộc, hiện đại.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo những vấn đề lý luận cơ bản và phương hướng chủ yếu nhằm xây dựng, phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó chính là mục tiêu, là động lực của sự phát triển của dân tộc Việt Nam được khởi nguồn, nuôi dưỡng từ truyền thống văn hóa nghìn năm của dân tộc, trong thời đại mới. Từ “Đề cương văn hóa năm 1943 và công cuộc đổi mới hôm nay”, “Ba yêu cầu lớn của công tác tư tưởng văn hóa”, “Sự nghiệp văn hóa ở nước ta: Quan điểm và phương hướng phát triển”... tới “Để góp phần làm cho Tổ quốc ta, dân tộc ta mãi mãi rạng danh là một quốc gia văn hiến, một dân tộc văn hóa”, “Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện công bằng xã hội”(31), “Quyết tâm chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”(32)... hợp thành một hệ thống vấn đề văn hóa làm sâu sắc hơn những quan điểm lý luận cơ bản của Đảng ta về văn hóa và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong sự phát triển tòan diện của đất nước, với tư cách: Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi, như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định.

Tổng Bí thư khẳng định và cổ vũ thực tiễn phát triển của nền văn hóa Việt Nam từ các góc độ, các lĩnh vực của văn hóa cụ thể, tất cả tạo nên diện mạo, phong cách, tố chất và bản lĩnh văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng, muôn sắc màu vận động một cách thống nhất trong nền văn hóa XHCN Việt Nam đầy sức sống vừa dân tộc vừa hiện đại, tạo nên cốt cách, khí phách và bản lĩnh sống Việt Nam trên con đường XHCN. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, trong cuộc thách thức "mất còn" hiện nay, xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc càng trở nên quan trọng và cấp bách hơn bao giờ hết.

Từ quan điểm “Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hóa còn thì Dân tộc còn…”(33), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo 6 nhiệm vụ chấn hưng văn hóa dân tộc: Một, khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc. Hai là, tập trung vào xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập. Ba là, phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa. Bốn, phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hóa của nhân dân, trong đó đề cao, phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, của những người làm công tác văn hóa. Năm là, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hóa, về đạo đức, nâng cao vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước, sự tham gia tích cực của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong sự nghiệp phát triển văn hóa. Và sáu là, xây dựng môi trường văn hóa số và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh. Tới đây, lại nhớ ông Bao-lô-xu-ây-xi - một người Mỹ, từng viết trong cuốn sách “Vấn đề chủ nghĩa xã hội thế giới đương đại” của mình, rằng: Nếu CNXH dùng trí lực của nhân loại - giống như K.Marx đã nói - thế thì, rất rõ ràng, ngoài CNXH không có sự cứu thế nào khác.

Kiến giải mối quan hệ giữa "Công cuộc đổi mới và vai trò lãnh đạo của Đảng", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giải quyết những vấn đề cơ bản về bản chất của Đảng, các quy luật, các nguyên tắc xây dựng Đảng, từ đó khẳng định sự cần thiết khách quan phát triển văn hóa chính trị mà tập trung thể hiện ở hệ thống chính trị mà rường cột là Đảng cầm quyền với địa vị và những phẩm chất cần có trước yêu cầu phát triển mới của đất nước. Từ yêu cầu này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo tổng kết một cách cơ bản các bình diện tổ chức thực tiễn vĩ mô sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới: “Kinh tế thị trường và vai trò lãnh đạo của Đảng”, “Xây dựng Nhà nước XHCN thật sự của dân, do dân và vì dân”, “Cải cách nền hành chính quốc gia: quan điểm và giải pháp”, “Liên hệ chặt chẽ với quần chúng - một bài học lịch sử vô giá”, “Đảng và quần chúng trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội”, “Sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân”… Đồng thời, qua đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phê phán những nhận thức lệch lạc, tư tưởng sai lầm, luận điệu thù địch cố tình xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bôi nhọ Đảng, phủ định sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng: “Luận điệu mới của các thế lực chống Đảng Cộng sản”, “Về nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng", "Vì sao Đảng Cộng sản Liên Xô tan rã?”(34)...

Tất cả hợp thành một hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản và chủ yếu của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị và phát triển văn hóa chính trị Việt Nam trong cuộc đổi mới, hơn 35 năm qua. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kỳ vọng: “… Với một Đất nước, một Dân tộc trọng văn hiến, trọng hiền tài, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng; Nhân dân đoàn kết, cần cù, sáng tạo; đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ tâm huyết, tài năng, có trách nhiệm cao với Nhân dân, với Đảng, với Tổ quốc và tương lai của Dân tộc; cùng với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, nhất định chúng ta sẽ khắc phục được mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức để chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp tục làm vẻ vang thêm cho Dân tộc, cho Giống nòi, tạo thành sức mạnh vô song để xây dựng Tổ quốc ta ngày càng cường thịnh, Nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, Đất nước ta ngày càng phồn vinh, xứng đáng với truyền thống ngàn năm văn hiến và anh hùng của một Dân tộc anh hùng, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới”(35).

CNXH là văn hóa, là đạo đức và văn minh được kết tinh và thể hiện tập trung ở Đảng - người dẫn dắt công cuộc đổi mới XHCN toàn diện, đồng bộ - bảo đảm “Đảng vững mạnh, Đất nước phát triển, Dân tộc trường tồn!”(36).

Kiên quyết đổi mới - giữ vững ổn định và phát triển không ngừng

Trong lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn ở tầm vĩ mô, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đổi mới, ổn định và phát triển không tồn tại biệt lập, không đối lập nhau mà nương tựa vào nhau cùng tạo ra sự phát triển chung của quốc gia. Đổi mới, ổn định và phát triển đu do con người và vì con người”(37).

Con đường và cách thức đi tới mục tiêu trên phải bảo đảm kết hợp chặt chẽ sự kiên định về chiến lược với sự uyển chuyển và mềm dẻo về sách lược. Phải căn cứ vào tình hình cụ thể mỗi giai đoạn để quyết định lựa chọn những phương thức thực hiện phù hợp và hiệu quả. Mặt khác, phải thận trọng lựa chọn đúng, trúng những mắt khâu trọng điểm, có tính chất đột phá, tập trung sức đủ mạnh giải quyết một cách dứt điểm, hiệu quả tạo đà giải quyết đồng bộ và toàn diện các vấn đề của đời sống kinh tế, xã hội. Nói cách khác, đổi mới - ổn định - và phát triển phải được xem là phương châm chỉ đạo hàng đầu của sự phát triển XHCN.

Vì thế, càng phải nắm vững và khẳng định, đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta, mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức công tác, lề lối làm việc, cải cách hành chính, chống tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng gây phiền hà cho dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia. Điều đó xua tan những ý kiến còn bối rối hay ngại ngần khi nói đến đổi mới chính trị, càng xa lạ, đối lập như nước với lửa với những ai đó đang cổ xúy quá khích cho cái gọi là “đổi mới chính trị là thay đổi chế độ chính trị”(!). Nói cách khác, đổi mới chính trị là đổi mới tư duy, tìm tòi phương lược, hoạch định cơ chế, lộ trình phù hợp, giải quyết đúng đắn quy luật về các mối quan hệ chính trị trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tất cả nhằm thực hiện mục tiêu cao cả: Bảo vệ và phát triển lợi ích của mỗi người, của từng tổ chức trong xã hội, làm nền tảng lợi ích tối thượng của quốc gia Việt Nam XHCN trong thế giới đương đại. Nói cụ thể, lợi ích chính trị của đất nước Việt Nam phải là hạt nhân mà mọi sự đổi mới chính trị dù ở góc độ nào, mức độ tới đâu và bất cứ phương diện nào... đều phải xoay chung quanh nó, dưới ngọn cờ của Đảng.

Chưa bao giờ như bây giờ, lịch sử dân tộc càng cho thấy, lợi ích quốc gia - dân tộc của chúng ta là cụ thể: sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng và quyền tự quyết dân tộc vô giá! Không có độc lập tự do, chúng ta không thể giữ vững nền chính trị, càng không thể nói về đổi mới hay cải cách chính trị hay đổi mới kinh tế...

Đó là cái bất biến chúng ta cần nắm chắc, để chủ động hành xử trước mọi sự đổi thay của thời cuộc, của thế giới trong lộ trình giữ vững ổn định, không ngừng đổi mới, vì sự phát triển đất nước hùng cường.

Theo đó, một cách tự nhiên, tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ hiện nay, không gì khác ngoài mục tiêu phát triển của đất nước. Đổi mới để phát triển và phát triển là thước đo của đổi mới và ổn định. Vì vậy, hiện nay, phải lấy sự phát triển đất nước làm mục tiêu và động lực của sự ổn định cao hơn và bền vững, và đến lượt nó, sự ổn định làm nền móng và động lực của sự phát triển không ngừng. Đó là đẳng cấp mới về mối quan hệ “đổi mới, ổn định và phát triển”.

Việc đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước sẽ kém hiệu quả hay trở thành ảo tưởng được quyết định ở chỗ, chúng ta có xây dựng được hay không những động lực căn bản và đủ mạnh hay không. Đây là nhân tố bảo đảm sự ổn định đất nước và cũng chính là phát triển đất nước trong công cuộc đổi mới. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Có thể nói, mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển là vấn đề có tính quy luật trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Con đường và xu thế tất yếu của phát triển Việt Nam thời kỳ đương đại chỉ có thể là đổi mới, mở cửa, tích cực hội nhập quốc tế”(38).

Mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH phải trở thành nhân tố quán xuyến và điều chỉnh tất cả các quan hệ “hợp tác và đấu tranh”, trong mọi sự khác biệt và tương đồng về lợi ích giai cấp và dân tộc, tầng lớp này và tầng lớp khác, cộng đồng và cá nhân, trong nước và ngoài nước, nước ta và nước khác..., trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng..., ở mọi bình diện lợi ích về chính trị tư tưởng hay vật chất và tinh thần... thông qua một hệ chính sách đúng đắn, phù hợp và hiệu quả nhằm tạo thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước.                  

Nói khái quát, chúng ta giải quyết đúng đắn và hiệu qủa mối quan hệ giữa nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài, giữa nhân tố nội sinh và nhân tố ngoại lực, giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, trên nền tảng pháp lý và truyền thống nhằm vừa bảo đảm độc lập tự chủ vừa tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế để phát triển đất nước. Nếu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, bền vững và ngang tầm thời đại là con đường XHCN Việt Nam thì động lực chủ yếu của đất nước trên con đường ấy là đại đoàn kết toàn dân tộc gắn chặt với đại đoàn kết quốc tế là động lực quan trọng, bảo đảm sự ổn định, đổi mới và phát triển đất nước.

 

(29)Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Sđd, tr. 21.

(30)Nguyễn Phú Trọng: Vì một nền văn hóa Việt Nam dân tộc, hiện đại, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2002,  tr.62.

(31)Nguyễn Phú Trọng: Vì một nền văn hóa Việt Nam dân tộc, hiện đại, Sđd,  tr. 78.

(32)Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Sđd, tr. 157.

(33) Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Sđd,  tr. 157.

(34)Nguyễn Phú Trọng: Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình đổi mới đất nước, Sđd, tr. 307.

(35)Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Sđd, tr. 177.

(36)Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Sđd, tr. 213.

(37) GS, TS.Nguyễn Phú Trọng (chủ biên): Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hộiSđd, tr. 24.

(38) GS. TS. Nguyễn Phú Trọng (Chủ biên): Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội, Sđd, tr. 43.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Cán bộ chiến sĩ công an Nhân dân tuyên tuyền pháp luật cho đồng bào dân tộc Sán Chỉ, tỉnh Quảng Ninh- Ảnh Tư liệu
Chính trị

Nhận diện, đấu tranh hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới

Triệt để lợi dụng xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự bùng nổ của internet - mạng xã hội và những khó khăn, thách thức của đất nước, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội phản động ráo riết, đẩy mạnh hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta. Do vậy, việc bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Hồi chuông cảnh báo, cốt để sửa mình

Nỗ lực trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần được ghi nhận. Những cáo buộc phi lý cần được vạch trần. Tuy nhiên, cũng cần nhìn thẳng, nói thật, “gióng lên hồi chuông cảnh báo” về một số “yếu điểm” của trận chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kịp thời chấn chỉnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhấn mạnh: “Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế, xã hội”. Ảnh: Trí Dũng
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Thông điệp mạnh mẽ của Đảng

Lời Tòa soạn: Thời gian qua, bên cạnh sự ủng hộ, nhất trí, đồng lòng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân, trong dư luận đã nảy sinh một số ý kiến “lạc dòng” nhằm ngăn trở công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta. Vậy nên, việc lan tỏa thông điệp mạnh mẽ của Đảng; nhận diện và phản bác các luận điệu thù địch; nhìn thẳng vào những vấn đề cần kíp đang đặt ra, bật chuông cảnh báo toàn hệ thống để phòng, chống “từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc” là rất cần thiết.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Đảng ta ngày càng xứng đáng là người lãnh đạo, đảm đương trọng trách dẫn dắt đất nước phát triển mạnh mẽ, bền vững, nhân văn trên con đường XHCN

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Một nội dung quan trọng trong đổi mới phương thức, lãnh đạo cầm quyền của Đảng ta hiện nay, đó là kiểm tra, kiểm soát, giám sát và thanh tra một cách dân chủ, chặt chẽ, cụ thể, phù hợp đối với quyền theo trách nhiệm. Kiểm soát quyền lực luôn là công việc trung tâm tuy rất khó khăn, luôn là nguy cơ sinh tử của mọi thể chế dân chủ. Quyền lực luôn thu hút những kẻ không có đạo đức. Sự nghiêng ngả, sụp đổ của một số thể chế chính trị trên thế giới, một trong những nguyên nhân là, do đánh mất vai trò kiểm soát, phá vỡ và đánh mất sự cân bằng quyền lực chính trị của đảng cầm quyền.

Toàn cảnh Phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 3: Đổi mới phương thức lãnh đạo - nhân tố quyết định thành công công việc lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Một nội dung quan trọng nữa trong đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền đó là đổi mới và thực thi nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc căn bản quán xuyến toàn bộ việc hoạch định và xác quyết đường lối chính trị lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Đường lối chính trị, đường lối tổ chức và đường lối cán bộ là 3 trong số những quyết định khó khăn nhất nhưng quyết định nhất của nội dung cầm quyền mà phương thức lãnh đạo, cầm quyền phải thực thi bảo đảm công cuộc lãnh đạo, cầm quyền của Đảng thành công.

Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Nguyễn Văn Thể và Tổng Giám đốc VOV trao cho các tác phẩm đạt giải nhì
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 Khối các cơ quan Trung ương

Sáng 1.10, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và 5 cơ quan báo chí của Trung ương gồm: Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam phối hợp tổ chức “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương”.

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Thách thức mới, yêu cầu phát triển mới

Lời Tòa soạn:Sau 40 năm Đổi mới đã mở ra một kỷ nguyên phát triển và hội nhập đầy cơ hội nhưng đồng thời cũng không ít thách thức cho đất nước ta. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ trong tầm nhìn tới năm 2045, trước mắt tới năm 2030, cấp bách đòi hỏi Đảng ta cần kíp lựa chọn đột phá đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền đáp ứng ngang tầm nhiệm vụ lịch sử mà Dân tộc giao phó và Nhân dân ủy thác. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề “Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng hiện nay”.

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển

Lời Tòa soạn: Bài học lớn của công cuộc đổi mới gần 40 năm qua khẳng định, sau khi có đường lối đúng đắn, động lực căn bản quyết định thành công của mọi sự phát triển chính là con người và thể chế. Nói cách khác, để phát triển, trước hết và trung tâm chính là kiến tạo thể chế tương dung và phù hợp. Để góp phần làm rõ hơn vấn đề này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Thể chế và phát triển”.

Người dân xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình tập trung tại trụ sở UBND xã để phản đối Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Tăng sức đề kháng trước âm mưu chống phá trước Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp

Trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng, bầu cử ĐBQH Khóa XVI, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031, các thế lực thù địch đang ra sức khai thác những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội, tâm lý bức xúc của người dân khi quyền lợi chưa được giải quyết, kích động gia tăng phức tạp, lôi kéo đông người tham gia, gây mất ổn định xã hội, chuyển thành các hoạt động chống Đảng, Nhà nước...

Bài cuối: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tài sản vô giá, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, dân tộc ta
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tài sản vô giá, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, dân tộc ta

THS. PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, kết tinh tư tưởng, văn hóa, trí tuệ, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một bậc vĩ nhân, Người "đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.

Bài 1: Không thể xuyên tạc giá trị bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Không thể xuyên tạc giá trị bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

THS. PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người là tấm gương sáng ngời, mẫu mực của người chiến sĩ cộng sản kiên trung, dành trọn cuộc đời vì nước, vì dân. Trước khi “đi xa” về cõi vĩnh hằng, Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta bản Di chúc thiêng liêng, vô giá.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài và Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi trao chứng nhận giải Nhất cho PGS.TS Đinh Văn Châu
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

PGS.TS Đinh Văn Châu đạt giải Nhất Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành công thương năm 2024

Vượt qua 560 tác phẩm dự thi, tác phẩm “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tự hào dân tộc gắn với xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội cho thanh niên, sinh viên Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Đinh Văn Châu đã được Ban Tổ chức trao giải Nhất cuộc thi viết Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành công thương.