Giá trị tư tưởng lý luận về chủ nghĩa xã hội từ các tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:

Bài 2: Hoạch định con đường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: tầm nhìn và mục tiêu

TS. NHỊ LÊ - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Chủ nghĩa xã hội là một phong trào hiện thực vận động trên cơ sở khoa học nên không thể không tự làm giàu thêm những tri thức mới, thâu thái những kinh nghiệm mới; đồng thời, phải thay thế, loại bỏ những kết luận, bài học thiếu sót đã được kiểm chứng qua thực tiễn lịch sử. Vì, như bất cứ xã hội nào khác, xã hội XHCN không phải là một xã hội hoàn chỉnh ngay tức thì, nó cần phải được xem xét trong sự biến đổi và cải tạo thường xuyên.

Do đó, cải cách, đổi mới chính là nhằm đáp lại đòi hỏi, yêu cầu và thách thức về mặt lý luận. Ngay chủ nghĩa tư bản ở các thế kỷ từ XVI tới XIX..., thậm chí tới nửa đầu thế kỷ XX hoàn toàn chưa phải là chủ nghĩa tư bản "văn minh", được "thuần hóa". Nó đã trải qua các cuộc khủng hoảng sinh tử và cải cách nghiêm khắc. Và, chủ nghĩa xã hội cũng không phải là trường hợp ngoại lệ của logic lịch sử này. 

Bài 2: Hoạch định con đường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: tầm nhìn và mục tiêu -0
Các đại biểu biểu quyết tại Đại hội Đảng lần thứ XIII. Nguồn: TTXVN

Nắm chắc cái phổ biến và cái đặc thù

Vì thế, đổi mới, cải cách đối với chủ nghĩa xã hội càng là một nhu cầu, một tất yếu trong quá trình phát triển.

Nhưng, tiến hành theo phương pháp nào, cách thức tiến hành ra sao, lại là công việc riêng của mỗi nước và phải do Đảng Cộng sản và nhân dân nước đó tự quyết định. Với mục đích thống nhất nhưng sự lựa chọn những con đường, giải pháp khác nhau là hoàn toàn tự nhiên. Mọi sự dịch chuyển mô hình, kinh nghiệm một cách giáo điều chỉ đem lại sự thất vọng và việc “đốt cháy” thời gian một cách nóng vội sẽ chỉ dẫn đến hậu quả sai lầm. Nếu không xuất phát từ chính mình, với các truyền thống văn hóa, dân tộc, xã hội... để lựa chọn phương thức, con đường, tốc độ cải cách, đổi mới phù hợp thì không thể tiếp tục tiến lên. Chủ nghĩa xã hội không thể thực hiện được bất kỳ một sự giải phóng hiện thực nào, nếu sự giải phóng ấy không thực hiện trong thế giới hiện thực và bằng những phương tiện hiện thực ở mỗi nước.

Công cuộc cải tổ, cải cách ở Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu lại là bằng chứng về sự "nhảy cực", tự "ly thân" với chủ nghĩa Mác - Lenin và với cả chính mình. Hậu quả là, chế độ XHCN ở các nước này bị sụp đổ. Nguyên nhân của sự đổ vỡ là do họ đã đi chệch khỏi những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội trên mọi bình diện, bằng cách từ bỏ những nguyên tắc sơ đẳng nhất của chủ nghĩa Mác - Lenin? Tại sao cái gọi là những cuộc cải cách lại phải được tiến hành theo hướng tư bản chủ nghĩa? Và, tại sao nó lại nhận được sự ủng hộ nhất loạt và mừng rỡ của các nhân vật lãnh đạo của chủ nghĩa tư bản?

Trong khi đó, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba... tiến hành cải cách, đổi mới lại theo những mô thức, giải pháp khác. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc khẳng định: “người Trung Quốc nhìn nhận chủ nghĩa xã hội... và đang xây dựng chủ nghĩa xã hội theo cách riêng của mình”, “Trung Quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đó là điều không ai lay chuyển được. Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng là chủ nghĩa xã hội có đặc sắc Trung Quốc, là chủ nghĩa xã hội không ngừng phát triển lực lượng sản xuất, là chủ nghĩa xã hội chủ trương hòa bình. Cuộc cải cách “vì chân lý và lẽ phải” ở Cuba được bứt phá từ điểm xuất phát năm 1993. Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước - một cuộc chuyển mình lịch sử “có ảnh hưởng vượt tầm quốc gia, gây ấn tượng cho cả thế giới”, mang “ý nghĩa siêu quốc gia”.  

Thực tiễn các nước XHCN 30 năm sau năm 1991 càng cho thấy, những kết quả trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phụ thuộc rất cơ bản vào việc kết hợp đúng đắn cái phổ biến và cái đặc thù trong sự phát triển xã hội. Con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ngày càng đa dạng và hiệu quả nhưng phải tuân theo những quy luật chung một cách thống nhất; đồng thời, sự tác động của những quy luật chung chi phối các hình thức khác nhau có ý nghĩa cơ bản và quyết định. Nếu không lựa chọn đúng các bước đi thích hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước thì không thể thành công sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đảng ta tiếp tục kiên định chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng vận dụng và phát triển sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong từng giai đoạn; kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đường lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh(13) .

Bản chất chung và những quy luật chung của chủ nghĩa xã hội trong những trường hợp khác nhau, cần phải được thực hiện một cách khác nhau thông qua những con đường khác nhau phù hợp với khuôn khổ, điều kiện thời gian khác nhau, trên cơ sở lịch sử và sự tồn tại của các nước không giống nhau nằm trong tiến trình thúc đẩy sự phát triển độc lập của chủ nghĩa xã hội khoa học ở từng nước.    

Kiên định, trung thành và đổi mới, sáng tạo

K.Marx, F.Angel, V.I.Lenin không phải là những “nhà tiên tri” (!), những ông “thày bói của lịch sử” (!). Các ông là những nhà cách mạng một cách khoa học, như bất cứ ai đều thấy. Chủ nghĩa xã hội mà các ông phát hiện và đấu tranh không mệt mỏi để thực hiện nó, là hành động một cách dũng cảm và cách mạng biến cái logic phát triển tất yếu của nhân loại, trên cơ sở giải phẫu các xã hội mà loài người đã và đang tồn tại, để các quốc gia, dân tộc hiện thực hóa và đi tới tương lai. Và, lý luận của các ông chỉ giúp loài người lựa chọn điều cần và phải đi con đường dẫn tới chân lý, với những lực lượng tiên quyết, những điều kiện có tính chất cần và đủ, khi đứng ở ngã ba lịch sử của sự lựa chọn và phải quyết định, gồm: một ngả dẫn đến vũng lầy của sự lầm lẫn, còn ngả kia là đi tới chân trời sáng sủa, tất yếu.

Đặc biệt, trong thời điểm lịch sử ở vào tình thế có tính bước ngoặt hiện nay, khi toàn cầu hóa trở thành xu thế với xung lực tất yếu và mạnh mẽ là kinh tế tri thức, công việc đó càng trở nên khó khăn gấp bội; và cho thấy, sẽ chỉ “sống sót” những lực lượng chính trị nào có thể đáp lại những thách thức mới của thời đại, tiếp tục đủ sức gánh vác trọng trách đó của lịch sử mà thôi. Các nước XHCN ở châu Âu tan rã. Các nước XHCN ở châu Á và châu Mỹ La-tinh vượt qua cơn khủng hoảng, “động đất lịch sử” và tiếp tục phát triển. Nhưng, không phải vì thế có thể ngồi đó trông đợi vào “sự màu nhiệm” của chủ nghĩa Mác - Lenin bằng sự tưởng tượng và tụng niệm; ảo vọng về sự tự động phục hưng của phong trào XHCN, mà trái lại.

Sự trung thành, kiên định với K.Marx, với V.I.Lenin quyết không phải là sự thuộc lòng học thuyết của các ông và coi nó như “chiếc chìa khóa vạn năng” nào đó, bất chấp những sự thay đổi của lịch sử. Như thế, vô hình đã bóp nghẹt sức sống của chủ nghĩa Mác - Lenin, mơ mộng coi chủ nghĩa xã hội là tiên thiên, định mệnh! Cả hai thái cực cảnh báo, rằng nếu coi chủ nghĩa Mác - Lenin là “nhất thành bất biến”, vô hình trung biến lý luận thành một lược đồ cứng nhắc, sẽ tước đi ở nó khả năng tự phát triển; và rằng, nếu rơi vào cơ hội chủ nghĩa hoặc thực dụng chủ nghĩa sẽ thủ tiêu tính cách mạng thực tiễn của nó đối với lịch sử, với tư cách là một cương lĩnh hành động. Như thế, nhất định sẽ thất bại.

Đảng ta chỉ rõ: “trong quá trình đổi mới, phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng(14). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kiến giải một cách hệ thống, sâu sắc khẳng định và khẳng định: “vì sao Đảng ta kiên định chủ nghĩa Mác - Lenin”(15).

Do đó, phát triển một cách sáng tạo và phải đối xử với nó một cách khoa học với tư cách là một khoa học là một trong những sứ mệnh của chúng ta trong công cuộc bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lenin - học thuyết cách mạng phê phán và tự phê phán mang tính cách mạng!  Kể từ “cuộc động đất lịch sử” của chủ nghĩa xã hội thế giới năm 1991, các nước XHCN đã và đang mở ra những con đường cần phải đi, mục tiêu cần phải đến; đến lượt những ai công kích, thù địch với K.Marx, với V.I. Lenin… đã thấy các ông đương sống một cách không gì phủ nhận được, lại thấy chủ nghĩa xã hội ở châu Á, khu vực Mỹ La-tinh phát triển một cách mạnh mẽ, không gì cưỡng được. Đó là logic vận động khách quan đồng thời là động lực căn bản tất yếu của lịch sử thế giới trong thời đại hiện nay; đến lượt nó, của chính chủ nghĩa Mác - Lenin. Từ thực tiễn, nó ngày càng chứng tỏ với tư cách không chỉ là một nền tảng tư tưởng về phương diện chính trị - xã hội, một cương lĩnh chính trị - khoa học về mặt hành động cách mạng, một chỉnh thể toàn vẹn về mặt cấu trúc hệ thống, một thực thể vận động và thống nhất về bình diện khoa học - thực tiễn mà còn là một lý thuyết - thực tiễn mở về phương diện xã hội - lịch sử và là một tổng thể phương pháp luận khoa học và cách mạng, như chính học thuyết Mác - Lenin chứa đựng và thể hiện. Sự kết tinh những tư cách và phẩm chất đó, chủ nghĩa Mác - Lenin, tự nó là một khoa học mang tính cách mạng sâu sắc và triệt để. Kiên định với chủ nghĩa Mác - Lenin cũng chính là phải không ngừng phát triển nó bằng thực tiễn cách mạng sáng tạo; đồng thời, tỉnh táo chống lại một cách kịp thời và hiệu quả mọi biểu hiện của chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại làm vấy bẩn, méo mó và xuyên tạc nó.

Đó cũng chính là mục đích, là con đường, môi trường, bước đi thước đo hiệu quả; đồng thời, là thách thức, vận hội phát triển, chân trời của sự sáng tạo nhằm xây dựng hệ thống lý luận thực sự trở thành nhân tố dẫn dắt thực tiễn sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong thế kỷ XXI. Và, chính từ sự phát triển phức tạp và khó khăn của thực tiễn cách mạng lại cho thấy, không gì có thể thực tiễn hơn, khi chúng ta có một lý luận khoa học và cách mạng dẫn đường, trên cơ sở tổng kết thực tiễn một cách toàn diện và nghiêm khắc. Chỉ có xuất phát từ chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tổ chức tốt thực tiễn, kịp thời và thường xuyên tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng là con đường duy nhất đúng để phát triển và bảo vệ lý luận cách mạng, mới tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng không ngừng phát triển.

Đó chính là trọng trách “tổng kết thực tiễn - một nhiệm vụ trọng yếu của công tác lý luận hiện nay”(16), với phương châm “đổi mới tư duy, đi sâu vào tổng kết thực tiễn là khâu đột phá của Đảng trong công tác lý luận”(17) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu.

Giữ vững nguyên tắc XHCN và đổi mới sáng tạo

Sau 10 năm đổi mới, nếu năm 1996, “Đại hội VIII của Đảng mở ra thời kỳ phát triển mới của đất nước”(18) thì qua 35 năm đổi mới với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử không thể phủ nhận càng chứng thực nhận định đúng đắn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay từ năm 2002: “đổi mới - quy luật và nhu cầu phát triển của đất nước”(19). Một trong những nguyên nhân thành công là nhất định phải tôn trọng và tuân thủ “Những trật tự có tính nguyên tắc trong quá trình đổi mới”(20).   

Với tư cách là đảng cầm quyền lãnh đạo toàn xã hội trong điều kiện khó khăn của đất nước và tình hình quốc tế có nhiều biến động nhanh chóng và phức tạp, từ kinh nghiệm lịch sử cách mạng, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước”(21) và nhấn mạnh: sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của công cuộc đổi mới. Đó vừa là quy luật vừa là nhu cầu phát triển của đất nước. 

Kế thừa thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 35 năm đổi mới, để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ, hệ quan điểm chỉ đạo mang tính nguyên tắc được khẳng định và khắc sâu tại Đại hội XIII của Đảng: kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. 

Cốt lõi của quan điểm đó gồm bốn nhân tố, là sự kết hợp khoa học giữa nền tảng tư tưởng chính trị, mục tiêu lý tưởng, đường lối của Đảng với tinh thần không ngừng đổi mới, sáng tạo tuân theo các tính quy luật và quy luật phát triển tất yếu một cách độc lập, cụ thể và sinh động. Kiên định giữ vững các nguyên tắc chỉ đạo đó, đòi hỏi Đảng phải trung thành một cách độc lập, sáng tạo và sự độc lập, sáng tạo một cách thật sự trung thành. Nếu không kiên định đứng vững trên nền tảng tư tưởng chính trị là chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì nguy cơ mất phương hướng chính trị, không thể thực hiện lý tưởng và con đường XHCN đúng đắn, càng không thể thực thi đổi mới, sáng tạo, vì chủ nghĩa xã hội. Và, ngược lại, càng muốn tiến hành thành công công cuộc đổi mới với quy mô mới, tốc độ mới và chất lượng mới càng phải trở về, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách độc lập, sáng tạo và thành tâm ở trình độ mới, làm phong phú và đóng góp vào kho tàng lý luận cách mạng thế giới từ và bằng thực tiễn Việt Nam. Đó chính là lý do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định dứt khoát khi kiến giải “Vì sao Đảng ta kiên định chủ nghĩa Mác - Lenin?” và chỉ đạo tiếp tục kiên định bảo vệ và phát triển sáng tạo “Giá trị bền vững của học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội”(22).

Đổi mới một cách có nguyên tắc, tức là phải tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, từ những bài học tổng kết kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn, hướng vào giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thế giới. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc trong công cuộc đổi mới. Kiên định là giữ vững ý chí, không ngả nghiêng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Kiên định không đồng nghĩa với bảo thủ, cứng nhắc, càng không được giáo điều phiến diện, cực đoan, chủ quan, duy ý chí. Trong khi kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc, mang ý nghĩa sống còn, nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh; mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đường lối đổi mới; những nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng phải luôn luôn đổi mới, phát triển sáng tạo một cách phù hợp với thực tiễn. Đó là phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Kiên định, nếu không phát triển sáng tạo thì không thể thành công, là vô hình cô lập hóa sự kiên định, tước đi sức sống vốn có của sự kiên định. Nếu rơi vào vô nguyên tắc càng rất dễ rơi vào chủ nghĩa xét lại, “đổi màu”, thậm chí chệch hướng và không thể cứu vãn được. Vì vậy, kiên định phải gắn liền và song hành với vận dụng, phát triển sáng tạo; vận dụng và phát triển sáng tạo phải gắn chặt và đứng vững trên nền móng kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thế giới. 

Do đó, nắm chắc tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhất định càng phải nắm vững thực tiễn cách mạng và thực tiễn phát triển khoa học, phát huy mạnh mẽ vai trò sáng tạo, sức mạnh của nhân dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “… điều hết sức quan trọng là phải luôn luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lenin - học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những nhà cách mạng theo đuổi và thực hiện. Nó sẽ còn tiếp tục phát triển và có sức sống trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn phát triển của khoa học. Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống”(23).

Từ tầm cao và ý nghĩa sâu sắc của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, bằng nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu trên các phương diện khác nhau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo giải quyết toàn diện các vấn đề khoa học cơ bản và chủ yếu về công cuộc đổi mới mà nhân tố giữ vai trò quyết định thành công là nâng cao địa vị cầm quyền, sức mạnh và uy tín lãnh đạo của Đảng gắn liền với quá trình tự đổi mới, tự chỉnh đốn chính bản thân Đảng. Đồng thời, trong tiến trình lãnh đạo thực thi công cuộc đổi mới, với tư cách là Đảng cầm quyền, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định những vấn đề mang tầm chỉ đạo vĩ mô: “Về phương hướng phát triển đất nước trong thời kỳ mới”, “Định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, “Đổi mới sâu sắc để tiếp tục tiến lên”(24)… làm nền tảng tư tưởng chính trị và mang ý nghĩa phương pháp luận trong toàn bộ quá trình tìm tòi, khám phá sáng tạo xây dựng đường lối đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng. 

Tầm cỡ, quy mô, tốc độ và chiều sâu của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ đất nước, trong bối cảnh thời đại hiện nay, đòi hỏi nghiêm ngặt Đảng phải “giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Trong đó, nguyên tắc tối cao là bảo vệ triệt để lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia. Không thể có “hội nhập”, không thể có “mở cửa” đúng đắn nếu không bảo vệ được độc lập, chủ quyền quốc gia, không giữ vững được định hướng XHCN. 

 

(13) Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Sđd, tr. 69.

(14) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 70.

(15) GS. TS. Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Sđd, tr.256.

(16) GS. TS. Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Sđd, tr. 320.

(17) GS. TS. Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Sđd, tr. 326.

(18) GS. TS. Nguyễn Phú Trọng: Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình đổi mới đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.11.

(19) GS. TS. Nguyễn Phú Trọng: Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình đổi mới đất nước, Sđd, tr. 121.

(20) GS. TS. Nguyễn Phú Trọng (Chủ biên): Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 10.

(21) GS. TS. Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Sđd, tr. 36.

(22) Nguyễn Phú Trọng: Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình đổi mới đất nước, Sđd, tr. 413.

(23) Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2022, tr. 37-38.

(24) Nguyễn Phú Trọng: Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình đổi mới đất nước, Sđd, tr. 36.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại Hội thảo
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận - nền tảng cho mọi quyết sách

Nhấn mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận là nền tảng cho mọi quyết sách, tại Hội thảo khoa học quốc gia công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đại biểu đề nghị, cần đẩy mạnh gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, các cơ quan nghiên cứu cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để triển khai các dự án thí điểm, từ đó rút ra bài học thực tiễn. Xây dựng mạng lưới học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu nhằm phát triển các giải pháp lý luận sáng tạo.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu tham dự phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Xây dựng Đảng về văn hóa bắt đầu từ chính mỗi đảng viên

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Trong rất nhiều công việc, cấp bách 6 trọng sự. Trước tiên là bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lenin - “lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Đảng chúng tôi, làm cho Đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi”(24) - Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định - một cách độc lập, sáng tạo nhằm cung cấp tri thức lý luận chính trị hết sức căn bản; đồng thời, đào tạo đảng viên một cách toàn diện về tri thức văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, tri thức lãnh đạo, quản lý, các kỹ năng “mềm”, năng lực công nghệ hiện đại… làm nền tảng xây dựng và phát triển văn hóa Đảng và văn hóa của đảng viên.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 2: Dự báo những nhân tố phi văn hóa, phản văn hóa trong xây dựng, thực hành văn hóa của đảng viên

“Đảng ta không phải từ trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra”(22). Hơn nữa, “Đảng ta là một Đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại. Song cũng không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào trong Đảng”(23).

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 1: Văn hóa Đảng - dòng chủ lưu và phát triển trong dòng chảy văn hóa dân tộc

Lời Tòa soạn: Trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc xây dựng và phát triển văn hóa đảng viên không chỉ là yêu cầu cấp thiết, mà còn là nền tảng cho sự bền vững của Đảng và dân tộc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề “Dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh – Phát triển văn hóa của đảng viên trong kỷ nguyên mới”.

toàn cảnh Hội thảo
Chính trị

Lý luận phải đồng hành, vươn lên dẫn đường cho thực tiễn trong kỷ nguyên mới

Tại Hội thảo quốc gia về Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đại biểu nhấn mạnh, cần tiếp tục quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn gắn với đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu một cách thiết thực, khoa học, hiệu quả, bảo đảm lý luận phải đồng hành với thực tiễn và vươn lên dẫn đường cho thực tiễn trong kỷ nguyên mới.

Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII thảo luận nhiều vấn đề quan trọng chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Hết sức bền bỉ, công phu, tăng "sức đề kháng" để bảo vệ Đảng

Xây dựng văn hóa trong Đảng phải hết sức bền bỉ, công phu, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Phải làm cho toàn Đảng, từng tổ chức đảng, từng cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng về văn hóa Đảng, làm văn hóa Đảng trở thành những giá trị đặc trưng cho một đảng cách mạng chân chính và hiện đại, thành nhu cầu trong Đảng và của đảng viên. Phải làm cho Đảng tăng sức đề kháng để bảo vệ mình vì suy đến cùng sức mạnh của Đảng là sức mạnh về văn hóa.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Quốc hội và Cử tri

Bài 3: Xây dựng những cán bộ tốt, đảng viên tốt

Trong bối cảnh hiện nay, nước ta phải hướng đến xây dựng những cán bộ tốt hay cụ thể hơn, đó là những đảng viên tốt. Đảng chú trọng công tác cán bộ vừa là quyền hạn nhưng cũng là trách nhiệm trước sự tồn vong của Đảng, sự hưng thịnh của đất nước, của chế độ. Để đi tới được kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thì Đảng phải quản trị cho được đội ngũ cán bộ thật sự toàn diện, nghiêm minh. Có được cán bộ, đảng viên tốt, văn hóa trong Đảng cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa.
Chính trị

Bài 2: Mỗi đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên là những tấm gương sáng

Để tiếp tục phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong xây dựng văn hóa Đảng, Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới đã được ban hành. Có thể thấy, nếu mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hiểu rõ và tự giác thực hiện đầy đủ Quy định 144 - QĐ/TW, thì đây chính là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, sự xói mòn về phẩm chất đạo đức, tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí, xa rời quần chúng. Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên sẽ là những tấm gương sáng, toàn Đảng sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt với Nhân dân.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng trong giai đoạn mới ngày 15.1.2025
Chính trị

Bài 1: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - hồn cốt của văn hóa trong Đảng

Lời Tòa soạn: Văn hóa trong Đảng là những giá trị văn hóa tốt đẹp mà Đảng ta đã lựa chọn, vun đắp, xây dựng, đổi mới và phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó là những giá trị văn hóa được kết tinh từ truyền thống văn hóa dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; được tiếp thu, bổ sung những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại trong thời đại mới, với nền tảng, hạt nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin; được khơi nguồn, soi sáng và dẫn dắt bởi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; được kiểm nghiệm, khẳng định trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài về "Xây dựng văn hóa trong Đảng" với mong muốn cung cấp thêm thông tin về chủ đề đặc biệt quan trọng này.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu khai mạc Hội nghị quán triệt, triển khai Luật Công đoàn 2024. Ảnh: Hải Nguyễn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Minh chứng hùng hồn nhất bác bỏ những luận điệu xuyên tạc

Trước mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch và việc Việt Nam buộc phải cụ thể hóa quy định thành lập “Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp” theo cam kết quốc tế, tổ chức Công đoàn Việt Nam cần nâng cao vai trò, sứ mệnh của mình, để người lao động tin tưởng, gắn bó với “mái nhà chung” – nơi đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ. Đây là câu trả lời xác đáng, minh chứng hùng hồn nhất bác bỏ những luận điệu xuyên tạc.

Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang bàn giao nhà Mái ấm Công đoàn tặng đoàn viên công đoàn. Ảnh: Mỹ Linh
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 4: Vững tin trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc

Ngoài đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích đoàn viên, người lao động, Công đoàn Việt Nam luôn đi đầu phát động, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; là chỗ dựa tinh thần vững chắc để công nhân, lao động tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, tin vào sứ mệnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Qua đó, tăng sức đề kháng cho công nhân lao động trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch trên không gian mạng.

Người biểu tình đốt phá nhà ở thủ đô Dhaka, Bangladesh vào tháng 7.2024
Chính trị

Bài 3: Mưu đồ chiến lược “không đánh mà thắng”

Việc các thế lực phản động trong nước, quốc tế câu kết với nhau, dùng con bài dân chủ, nhân quyền mà trực tiếp là con bài “Công đoàn độc lập” để ép Việt Nam phải đi theo quỹ đạo của chúng vạch ra thực chất là để thực hiện mưu đồ chiến lược “không đánh mà thắng”.

Biểu tình của Công đoàn Đoàn kết tại thành phố Kraków, Ba Lan, tháng 5.1989. Ảnh: Tư liệu
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 2: Làm xáo trộn niềm tin, gây mất đoàn kết

Thực chất con bài “Công đoàn độc lập” chỉ là cái vỏ. Mục đích của các thế lực thù địch trong, ngoài nước là làm cho niềm tin của công nhân, người lao động trong nước bị xáo trộn, gây mất đoàn kết để tiến tới mục tiêu xa hơn là tạo ra lực lượng đối lập, sử dụng phương thức đấu tranh bất bạo động, gây bất ổn chính trị tiến tới sử dụng “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” để lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những bài viết kêu gọi thành lập công đoàn độc lập đăng tải trên không gian mạng
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: “Công đoàn độc lập” – “mũi tiến công số một”

Những năm gần đây, cụm từ “Công đoàn độc lập” được nhắc rất nhiều trên truyền thông đại chúng. Đặc biệt, từ cuối tháng 4, đầu tháng 5.2024, khi biết kế hoạch tổ chức Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và Hội nghị thượng đỉnh Geneva về nhân quyền và dân chủ tổ chức, hàng loạt câu hỏi đặt ra là: tại sao lại có hiện tượng này; tổ chức nào và ai là những kẻ đứng sau; thực hiện nhằm mục đích gì trong khi tại Việt Nam có đầy đủ hệ thống công đoàn được pháp luật quy định?

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng và Ban Chỉ đạo tổng kết 40 năm Đổi mới cho ý kiến về những chủ trương lớn vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nguyên tắc đổi mới và phát triển kỷ nguyên mới

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Đổi mới là một yêu cầu khách quan, một đòi hỏi của chính thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta, nhằm nhận thức đúng hơn về CNXH, khắc phục những mặt trì trệ, đẩy nhanh quá trình xây dựng xã hội XHCN một cách hợp quy luật, đạt hiệu quả cao, củng cố và tăng cường CNXH.

Bài 1: Mệnh lệnh phát triển đất nước và phát triển nguyên tắc kiến tạo kỷ nguyên mới
Chính trị

Bài 1: Mệnh lệnh phát triển đất nước và phát triển nguyên tắc kiến tạo kỷ nguyên mới

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Lời Tòa soạn: Để góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn 40 năm đổi mới, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề “Mệnh lệnh đổi mới và phát triển nguyên tắc kỷ nguyên mới”.

Một số tiết mục tại Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới với chủ đề "95 năm - Ánh sáng soi đường" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND TP. Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức. Ảnh: Lâm Hiển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 2: Đảng là đạo lý và trí tuệ Việt Nam

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Năng lực và trách nhiệm cầm quyền của Đảng hiện nay, tối thiểu về phương diện đổi mới tư duy và tổ chức thực tiễn, nổi bật 10 loại vấn đề mang tính quy luật và quy luật chính trị mang ý nghĩa phương pháp luận cơ bản và cấp bách cần giải quyết.