55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024)

Bài 1: Không thể xuyên tạc giá trị bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

THS. PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người là tấm gương sáng ngời, mẫu mực của người chiến sĩ cộng sản kiên trung, dành trọn cuộc đời vì nước, vì dân. Trước khi “đi xa” về cõi vĩnh hằng, Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta bản Di chúc thiêng liêng, vô giá.

Bài 1: Không thể xuyên tạc giá trị bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh -0
Nguồn: Thư viện Quốc gia Việt Nam

Tuy nhiên, hiện nay, các thế lực thù địch không ngừng chống phá, ra sức phủ nhận giá trị, ý nghĩa của bản Di chúc, tìm mọi cách để “xét lại lịch sử”, nhân danh nghiên cứu khoa học để “tiếp cận góc nhìn mới”. Trên cơ sở nhận diện các quan điểm sai trái, xuyên tạc giá trị, ý nghĩa bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng định giá trị lịch sử vô giá của Di chúc, bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc giá trị, ý nghĩa bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.  

Di chúc kết tinh trí tuệ, tầm nhìn, tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản suốt đời vì nước, vì dân

Các quan điểm sai trái, xuyên tạc giá trị, ý nghĩa bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung ở một số khía cạnh sau:

Một là, các thế lực thù địch, phản động cho rằng, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng giống như các văn bản khác, thuần túy chỉ “mang tính chất cá nhân, không có giá trị về lý luận và thực tiễn đối với quá trình phát triển đất nước sau này”, thậm chí chỉ là “sự phóng đại về giá trị của Di chúc,không thật sự có giá trị như tuyên truyền”. Di chúc về bản chất là văn bản mang tính cá nhân, bởi người lập di chúc có thể là bất kỳ ai.

Thế nhưng, nghiên cứu kỹ bản Di chúc chúng ta thấy, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh trí tuệ, tầm nhìn, tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản suốt đời vì nước, vì dân. Trong Di chúc của Người vẫn có phần về việc riêng, tức là viết về mong muốn, nguyện vọng của Người, nhưng khi viết về việc riêng, Người vẫn luôn hướng nội dung liên quan đến đất nước, dân tộc; “chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Xuyên suốt tác phẩm Di chúc, người đọc dễ dàng nhận thấy tư tưởng lớn, tầm nhìn lớn, nhân cách lớn, mà không hề mang tính cá nhân như luận điệu mà thế lực thù địch xuyên tạc.

Hai là, một số kẻ cho rằng,bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là Di chúc thật, mà là một văn bản được sửa đổi, thay đổi bởi những người khác sau khi Bác qua đời. Quan điểm này dựa trên việc so sánh các bản Di chúc khác nhau, từ bản năm 1965 đến bản năm 1969 và cho rằng có sự khác biệt về nội dung và ngôn từ[1]. Chúng lợi dụng và đánh vào tâm lý của người đọc khi không nghiên cứu kỹ về lịch sử viết Di chúc, nếu đọc qua sẽ cảm thấy sự khác biệt, có phần mất đi, có phần được thêm vào ở các bản Di chúc được Bác viết từ năm 1965 đến năm 1969.

Tuy nhiên, thực tế sự khác biệt đó đến từ những lần Chủ tịch Hồ Chí Minh tự thay đổi, sắp xếp, chỉnh sửa lại cho phù hợp. Bản gốc Di chúc được công bố năm 1969 và năm 1989 đã khẳng định rõ điều đó. Việc Người viết Di chúc cũng được trình bày một cách cụ thể, rõ ràng theo lời kể của đồng chí Vũ Kỳ - Thư ký giúp việc thân cận của Bác mô tả trong cuốn sách Bác Hồ viết Di chúc do Nhà xuất bản Sự thật xuất bản năm 1989.

Ba là, các thế lực thù địch cho rằng, Di chúc chỉ áp dụng cho giai đoạn kháng chiến giải phóng dân tộc, không còn phù hợp với thực tiễn cách mạng hiện nay; rằng trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “từ bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội”, vậy mà Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên trì theo đuổi con đường này, đi ngược với ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thực tiễn đã cho thấy, nội dung Di chúc là sự kết tinh tư tưởng của Người về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phác thảo những vấn đề quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước. Trong Di chúc, có ít nhất 2 lần Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về chủ nghĩa xã hội, đó là khi Người căn dặn Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên, thanh niên: “Đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”[2] và khi Người khẳng định những chiến sĩ trẻ tuổi và thanh niên xung phong là “đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta”[3].

Bên cạnh đó, từng câu, từng chữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Di chúc cũng đã thể hiện rất sâu sắc nội hàm chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng. Đó là: “Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”[4].

Trong bản Di chúc, tất cả những nội dung về công tác xây dựng Đảng mà người đề cập cũng đã cho thấy rõ bản chất của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang hướng đến. Do vậy, tại Đại hội XI, Đảng ta đã khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của Nhân dân Việt Nam, là sự lựa chọn đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử”[5]. Đây là chân lý đã được thử thách và kiểm nghiệm trong thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam hơn 90 năm qua, nhất là qua gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới.

Tư tưởng Hồ Chí Minh và Di chúc của Người luôn đồng hành, soi rọi, dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân

Bài 1: Không thể xuyên tạc giá trị bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh -0
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tư liệu

Bốn là, chúng xuyên tạc rằng, chúng ta chưa làm theo đúng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là nội dung về đạo đức cách mạng khi ám chỉ công cuộc phòng, chống tham nhũng của Việt Nam chưa hiệu quả; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa bảo đảm dẫn đến tham nhũng, tiêu cực… ngày càng nhiều.

Thực tế là, ngay sau khi công bố Di chúc tháng 9.1969, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 173-CT/TW ngày 29.9.1969 về đợt sinh hoạt chính trị “Học tập và làm theo Di chúc của Hồ Chủ tịch”, với mục đích là “làm cho mọi người thấy rõ hơn công lao và sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch đối với Đảng ta, dân tộc ta và đối với cách mạng thế giới, thấy rõ hơn phẩm chất cách mạng cao đẹp, trong sáng của Hồ Chủ tịch; do đó tăng thêm lòng tự hào, phấn khởi, tin tưởng và quyết tâm vươn lên tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Hồ Chủ tịch, thực hiện bằng được Di chúc của Người”[6].

Từ đó đến nay, Đảng ta đã luôn luôn chú trọng việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện Di chúc của Người bằng nhiều hoạt động thiết thực. Tư tưởng Hồ Chí Minh và Di chúc của Người đã luôn đồng hành cùng dân tộc, soi rọi, dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta luôn kiên định và trung thành với sự nghiệp, lý tưởng cách mạng của Người, kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại mà Người đã trọn đời cống hiến và hy sinh.

Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để giữ vững vai trò lãnh đạo, nâng cao năng lực cầm quyền và sức chiến đấu, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên. 55 năm qua, Đảng đã ra sức giữ gìn, củng cố sự đoàn kết nhất trí của Đảng, tăng cường đoàn kết trong Đảng làm hạt nhân cho đại đoàn kết toàn dân; "thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình", tăng cường, củng cố mối quan hệ mật thiết, gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân; ra sức củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp uỷ, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; đề cao kỷ luật nghiêm minh và tự giác.

Những năm qua, bằng quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, kiên trì và đồng bộ, chúng ta đã tạo ra những chuyển biến tích cực, kết quả rõ rệt trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Qua đó, đã góp phần quan trọng củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng.

Năm là, các thế lực thù địch, phản động còn đưa ra luận điệu Đảng, Nhà nước ta không thực hiện theo đúng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc hỏa táng thi hài của Người. Trong bản Di chúc viết năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Về việc riêng - Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân. Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” dần dần sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất. Bao giờ ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn”[7].

Chúng cho rằng, việc Đảng và Nhà nước Việt Nam duy trì bảo quản thi hài Bác là sự duy trì “biểu tượng chế độ độc tài cộng sản”; “trung tâm tôn giáo chính trị”.

Sở dĩ Đảng ta không thực hiện việc hỏa táng thi hài Bác là thể theo nguyện vọng và tình cảm yêu kính, tiếc thương của nhân dân đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc; “xin” làm trái lời căn dặn của Người để gìn giữ lâu dài thi hài Bác, mong sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bạn bè quốc tế có điều kiện viếng thăm. Mặc dù là trái lời dặn của Người, song lại “đúng với tiếng nói tự tâm của đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế”[8].  

Sáu là, có những kẻ còn suy diễn, gán ghép một cách lố bịch rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên tuyên bố về tâm linh học khi viết trong Di chúc rằng: “Tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột”[9]. Họ cho rằng Bác Hồ là người đặt nền tảng đầu tiên của tâm linh học, rằng chết không phải là hết, là còn có “thế giới bên kia”.

Họ cố tình không hiểu, Bác nói như thế là nói ẩn dụ khi Bác qua đời, thể hiện sự lạc quan của người chiến sĩ cộng sản nên Bác không dùng từ “chết”, mà chỉ dùng từ “đi xa”, “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác” để tránh đau buồn cho đồng bào.

Phương thức, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, chúng mượn danh “nhà nghiên cứu lý luận”, “nhà dân chủ”, “phản biện xã hội”… để đánh tráo khái niệm, xảo biện các vấn đề cốt lõi trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các thế lực thù địch triệt để sử dụng internet và mạng xã hội để đăng tải các tin, bài, hình ảnh, video, clip với nội dung không chính xác về giá trị, ý nghĩa bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng dày công dàn dựng, cắt ghép, xây dựng bộ phim “Sự thật Hồ Chí Minh” và phát tán nhanh chóng trên mạng xã hội nhằm đánh lừa nhân dân ta, đặc biệt là thế hệ trẻ. Thậm chí chúng còn đăng bài thể hiện sự hằn học trước thắng lợi mà chúng ta đã giành được trong quá trình thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, càng gần đến thời điểm kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, các thế lực thù địch, phản động ra sức đăng tải, phát tán các nội dung xuyên tạc giá trị, ý nghĩa của bản Di chúc thông qua các hoạt động “giả khoa học”, “giả diễn đàn” nhằm lôi kéo nhân dân, nhất là những người thiếu hiểu biết. Một số cá nhân, tổ chức phản động đầu tư, hỗ trợ kinh phí dưới hình thức nhân đạo để làm “mồi nhử” hòng làm mê muội, xoay chuyển nhận thức của người dân.

Những quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch nêu trên về Di chúc là hoàn toàn bịa đặt, sai sự thật, cố tình xuyên tạc, ngụy tạo nhằm mục đích hạ thấp, bác bỏ tư tưởng Hồ Chí Minh; làm lung lay, giảm sút tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh; làm suy yếu nền tảng tư tưởng của Đảng, triệt tiêu động lực, quyết tâm thực hiện Di chúc của Đảng và Nhà nước ta.

________

[1]. Dẫn theo Lê Văn Vũ: Phản bác các quan điểm sai trái về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, https://dilinh.lamdong.dcs.vn/thong-tin-hoat-dong/xay-dung-dang/type/detail/id/ 40412/task /1496.

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.15, tr. 622.

3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr. 617.

4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr. 614.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiệnĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 70.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiệnĐảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t. 30, tr. 284. 

[7]. Hồ Chí Minh: Toàn tập,Sđd,t. 15, tr. 613.

[8]. Xem thêm Văn Tòa: Cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, https://baolamdong.vn/50-nam-thuc-hien-di-chuc-cua-chu-tich-ho-chi-minh-1969-2019/.

[9]. Hồ Chí Minh: Toàn tập,Sđd,t. 15, tr. 618.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Cán bộ chiến sĩ công an Nhân dân tuyên tuyền pháp luật cho đồng bào dân tộc Sán Chỉ, tỉnh Quảng Ninh- Ảnh Tư liệu
Chính trị

Nhận diện, đấu tranh hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới

Triệt để lợi dụng xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự bùng nổ của internet - mạng xã hội và những khó khăn, thách thức của đất nước, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội phản động ráo riết, đẩy mạnh hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta. Do vậy, việc bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Hồi chuông cảnh báo, cốt để sửa mình

Nỗ lực trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần được ghi nhận. Những cáo buộc phi lý cần được vạch trần. Tuy nhiên, cũng cần nhìn thẳng, nói thật, “gióng lên hồi chuông cảnh báo” về một số “yếu điểm” của trận chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kịp thời chấn chỉnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhấn mạnh: “Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế, xã hội”. Ảnh: Trí Dũng
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Thông điệp mạnh mẽ của Đảng

Lời Tòa soạn: Thời gian qua, bên cạnh sự ủng hộ, nhất trí, đồng lòng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân, trong dư luận đã nảy sinh một số ý kiến “lạc dòng” nhằm ngăn trở công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta. Vậy nên, việc lan tỏa thông điệp mạnh mẽ của Đảng; nhận diện và phản bác các luận điệu thù địch; nhìn thẳng vào những vấn đề cần kíp đang đặt ra, bật chuông cảnh báo toàn hệ thống để phòng, chống “từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc” là rất cần thiết.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Đảng ta ngày càng xứng đáng là người lãnh đạo, đảm đương trọng trách dẫn dắt đất nước phát triển mạnh mẽ, bền vững, nhân văn trên con đường XHCN

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Một nội dung quan trọng trong đổi mới phương thức, lãnh đạo cầm quyền của Đảng ta hiện nay, đó là kiểm tra, kiểm soát, giám sát và thanh tra một cách dân chủ, chặt chẽ, cụ thể, phù hợp đối với quyền theo trách nhiệm. Kiểm soát quyền lực luôn là công việc trung tâm tuy rất khó khăn, luôn là nguy cơ sinh tử của mọi thể chế dân chủ. Quyền lực luôn thu hút những kẻ không có đạo đức. Sự nghiêng ngả, sụp đổ của một số thể chế chính trị trên thế giới, một trong những nguyên nhân là, do đánh mất vai trò kiểm soát, phá vỡ và đánh mất sự cân bằng quyền lực chính trị của đảng cầm quyền.

Toàn cảnh Phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 3: Đổi mới phương thức lãnh đạo - nhân tố quyết định thành công công việc lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Một nội dung quan trọng nữa trong đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền đó là đổi mới và thực thi nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc căn bản quán xuyến toàn bộ việc hoạch định và xác quyết đường lối chính trị lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Đường lối chính trị, đường lối tổ chức và đường lối cán bộ là 3 trong số những quyết định khó khăn nhất nhưng quyết định nhất của nội dung cầm quyền mà phương thức lãnh đạo, cầm quyền phải thực thi bảo đảm công cuộc lãnh đạo, cầm quyền của Đảng thành công.

Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Nguyễn Văn Thể và Tổng Giám đốc VOV trao cho các tác phẩm đạt giải nhì
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 Khối các cơ quan Trung ương

Sáng 1.10, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và 5 cơ quan báo chí của Trung ương gồm: Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam phối hợp tổ chức “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương”.

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Thách thức mới, yêu cầu phát triển mới

Lời Tòa soạn:Sau 40 năm Đổi mới đã mở ra một kỷ nguyên phát triển và hội nhập đầy cơ hội nhưng đồng thời cũng không ít thách thức cho đất nước ta. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ trong tầm nhìn tới năm 2045, trước mắt tới năm 2030, cấp bách đòi hỏi Đảng ta cần kíp lựa chọn đột phá đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền đáp ứng ngang tầm nhiệm vụ lịch sử mà Dân tộc giao phó và Nhân dân ủy thác. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề “Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng hiện nay”.

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển

Lời Tòa soạn: Bài học lớn của công cuộc đổi mới gần 40 năm qua khẳng định, sau khi có đường lối đúng đắn, động lực căn bản quyết định thành công của mọi sự phát triển chính là con người và thể chế. Nói cách khác, để phát triển, trước hết và trung tâm chính là kiến tạo thể chế tương dung và phù hợp. Để góp phần làm rõ hơn vấn đề này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Thể chế và phát triển”.

Người dân xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình tập trung tại trụ sở UBND xã để phản đối Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Tăng sức đề kháng trước âm mưu chống phá trước Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp

Trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng, bầu cử ĐBQH Khóa XVI, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031, các thế lực thù địch đang ra sức khai thác những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội, tâm lý bức xúc của người dân khi quyền lợi chưa được giải quyết, kích động gia tăng phức tạp, lôi kéo đông người tham gia, gây mất ổn định xã hội, chuyển thành các hoạt động chống Đảng, Nhà nước...

Bài cuối: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tài sản vô giá, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, dân tộc ta
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tài sản vô giá, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, dân tộc ta

THS. PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, kết tinh tư tưởng, văn hóa, trí tuệ, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một bậc vĩ nhân, Người "đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài và Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi trao chứng nhận giải Nhất cho PGS.TS Đinh Văn Châu
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

PGS.TS Đinh Văn Châu đạt giải Nhất Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành công thương năm 2024

Vượt qua 560 tác phẩm dự thi, tác phẩm “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tự hào dân tộc gắn với xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội cho thanh niên, sinh viên Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Đinh Văn Châu đã được Ban Tổ chức trao giải Nhất cuộc thi viết Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành công thương.

28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành công thương
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành công thương

Ngày 14.8, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành công thương năm 2024 và Phát động Cuộc thi tìm hiểu truyền thống ngành công thương.