Bài 1: Khan hiếm nguồn “hạt giống đỏ”?

Nép mình dưới những tán rừng già của dãy Trường Sơn hùng vĩ là những bản làng của người Đan Lai, Thái, Mông, Pa Kô, Chứt, Tà Ôi, Bru - Vân Kiều… Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, bản làng nơi đây đã có những nét đổi thay, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số đã được cải thiện, tuy nhiên, khó khăn, thách thức vẫn còn nhiều. Thực tế đó cần có những con người tiên phong làm “cầu nối”, đưa ánh sáng của Đảng về với bản làng. Tìm nguồn và gieo “hạt giống đỏ” trên vùng đất này đã, đang là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ.
Bài 1:
Khan hiếm nguồn
“hạt giống đỏ”?
Những năm qua, công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số (DTTS) đã được các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ đặc biệt chú trọng và đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, ở những vùng đặc biệt khó khăn - nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống, công tác này vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Khi mà đường vào bản vẫn chủ yếu là đi bộ; khi mà cái ăn chủ yếu vẫn đợi rừng; khi mà tìm một người thạo tiếng phổ thông còn khó… thì việc tìm nguồn “hạt giống đỏ” chẳng khác gì việc tìm hạt nắng dưới những tán rừng già.

Bài 1: Khan hiếm nguồn “hạt giống đỏ”? -0

“Cái bụng chưa no mần răng lo đến việc khác”
Bản Thạch Sơn thuộc xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An nằm gọn dưới chân núi, bao quanh là những tán rừng trùng điệp. Đây là nơi sinh sống của 55 hộ đồng bào dân tộc Đan Lai. Vốn là bản tái định cư, diện tích đất sản xuất ít, độ dốc lớn nên người dân khó canh tác hoa màu, sản xuất lương thực, thực phẩm để phục vụ cuộc sống; công việc làm không có nên tất cả các hộ dân trong bản vẫn bị đói nghèo đeo bám. Đảng ủy xã Thạch Ngàn từ lâu xác định: “Phát triển mạnh tổ chức Đảng là cứu cánh để giúp Thạch Sơn phát triển. Đảng viên sẽ là điểm tựa để định hướng, dìu dắt Nhân dân làm ăn lương thiện, phát triển kinh tế”. Vậy nhưng hiện tại, Chi bộ bản Thạch Sơn đang có nguy cơ bị xóa sổ!
Bí thư Chi bộ bản Thạch Sơn Vi Văn Hòa chia sẻ: Chi bộ bản Thạch Sơn được thành lập từ năm 2007 với 5 đảng viên đều là bộ đội xuất ngũ trở về địa phương. Từ năm 2008 đến nay, Chi bộ kết nạp được thêm 3 đảng viên. Tuy nhiên, hiện nay nguồn kết nạp đảng viên ở Thạch Sơn “khan hiếm”, do đời sống người dân còn nhiều khó khăn, thanh niên lớn lên là phải đi làm ăn xa để nuôi sống bản thân và gia đình, số còn lại thì đa số vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình…
Bài 1: Khan hiếm nguồn “hạt giống đỏ”?
Bản Thạch Sơn thuộc xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Mặc dù đã được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm nhưng công tác phát triển đảng viên của các bản Đan Lai còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân cơ bản là do đời sống người dân không ổn định, còn ít mô hình phát triển kinh tế; thanh niên chủ yếu đi làm ăn xa, số ở nhà thì lập gia đình sớm, vi phạm chính sách dân số-kế hoạch hóa gia đình… Do đó, việc bồi dưỡng và giới thiệu nguồn rất hạn chế. Thậm chí, cũng bởi những nguyên nhân trên nên có nhiều quần chúng ưu tú được giới thiệu đi bồi dưỡng lớp cảm tình đảng, nhưng cũng không tham gia được”.

- Bí thư Đảng uỷ xã Thạch Ngàn
Nguyễn Đàm Minh -

Kể cho chúng tôi nghe câu chuyện quần chúng La Văn Nhất (sinh năm 1998) đã tham gia học lớp cảm tình Đảng nhưng đến nay vẫn chưa thể đứng trong hàng ngũ của Đảng, Bí thư Vi Văn Hòa cho biết: Nguyên nhân do hoàn cảnh gia đình Nhất quá khó khăn, bố mất sớm, một mình mẹ tần tảo, bám lấy mảnh rừng keo kiếm sống, rau cháo nuôi 2 con. Cũng bởi nghèo nên Nhất chỉ được học hết lớp 9 đã phải rời ghế nhà trường đi làm ăn xa phụ giúp gia đình.
Quần chúng La Văn Nhất không phải là trường hợp duy nhất ở bản Thạch Sơn “mến Đảng mà không thể vào Đảng”. Trong cuộc trò chuyện với một số bạn trẻ nơi đây, khi được hỏi về nguyên nhân vì sao không “mặn mà” với việc vào Đảng? Chúng tôi nhận được câu trả lời chung rằng: “Cái bụng chưa no mần răng (làm sao) lo đến việc khác”!.
Hay như với bản Cóc - bản đặc biệt khó khăn của xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, do điều kiện kinh tế khó khăn nên đa số con em đồng bào Thái nơi đây phải nghỉ học sớm, hoặc tốt nghiệp THPT xong sẽ “gắn bó” với các khu công nghiệp ở Bắc Giang, Bắc Ninh, hay sẽ tìm đường đi xuất khẩu lao động. Những người trung niên, cao niên còn lại bám víu vào những cánh rừng luồng, nứa, vầu và mảnh ruộng sỏi đá để kiếm cơm qua ngày. Cũng bởi vậy, Chi bộ bản Cóc nhiều năm qua không kết nạp thêm được đảng viên mới.
Bài 1: Khan hiếm nguồn “hạt giống đỏ”? -1
Bí thư chi bộ bản Thạch Sơn Vi Văn Hòa sinh hoạt chi bộ, trao đổi khó khăn trong công tác phát triển đảng viên

Bí thư Chi bộ bản Cóc Ngân Văn Miệu cho biết: Vừa qua, Chi bộ đã vận động được một quần chúng đi học lớp cảm tình Đảng, tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mất sớm, mẹ đi bước nữa nên khi học xong, quần chúng này lại đi làm ăn xa… Hiện, quần chúng này lại có giấy triệu tập nghĩa vụ quân sự. Do đó, chắc là chúng tôi sẽ phải chuyển hồ sơ vào đơn vị quân đội để quần chúng tiếp tục phấn đấu. “Trong năm 2022, Chi bộ đặt mục tiêu phấn đấu kết nạp 2 đảng viên. Song, khả năng chỉ tiêu này tiếp tục lại không đạt được”, ông Miệu chia sẻ.

Khi chúng tôi hỏi: “Ở Chi bộ mình có đảng viên làm kinh tế giỏi để quần chúng nhìn vào đó mà noi gương không ạ?”. Ông Miệu cười to: “Ai cũng khó khăn, nhà báo ạ! Gia đình tôi cũng thế, vợ thì ốm đau liên miên, con thì đi nghĩa vụ quân sự. Còn tôi làm Bí thư Chi bộ, suốt ngày công việc đoàn thể, xã hội, chẳng có thời gian lao động nên kinh tế không khá lên được”.

Bài 1: Khan hiếm nguồn “hạt giống đỏ”? -0
Lễ kết nạp đảng viên tại Chi bộ bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

“Một số địa phương nguồn phát triển Đảng chủ yếu tập trung ở một số Chi bộ cơ quan (trường học, y tế) còn ở các Chi bộ bản, đặc biệt là các bản giáp biên rất khó khăn về nguồn phát triển Đảng; một số thanh niên trẻ là nữ thường cho rằng lớn lên chỉ cần biết sinh con, lo việc bếp núc, còn công tác xã hội là của nam giới; những quần chúng nam giới có trình độ văn hóa thường đi làm ăn xa hoặc chỉ lo làm ăn kinh tế nên thờ ơ với các tổ chức đoàn thể. Bên cạnh đó, không ít người được kết nạp vào Đảng, vì không có việc làm, họ tự ý bỏ đi làm ăn xa gây khó khăn cho công tác quản lý đảng viên. Có những trường hợp phải xóa tên ra khỏi danh sách đảng viên vì đi làm ăn xa, không tham gia học lớp đảng viên mới nên không đủ điều kiện chuyển đảng chính thức, hoặc không sinh hoạt Đảng”.

- Phó Trưởng Ban Tổ chức
Tỉnh ủy Nghệ An
Lê Đình Lý -

Nụ cười của ông Miệu như muốn che giấu nỗi ưu tư, lo lắng của một người mang trong mình trọng trách của một Đảng viên đi đầu. Hơn ai hết, ông hiểu: Muốn dân tin vào mình, muốn dân tin vào Chi bộ Đảng, muốn vận động được quần chúng thì phải làm cho đời sống của người dân ấm no. Mình phải làm mạnh, rồi mới đến nói mạnh dân mới hiểu, mới theo mình.

Trong suốt hành trình đến với các bản làng xa xôi ở các tỉnh của khu vực Bắc Trung Bộ, chúng tôi cảm nhận rất rõ đời sống Nhân dân nói chung, đảng viên nói riêng còn gặp không ít khó khăn. Vẫn còn những bản làng xa xôi, hẻo lánh, phải vượt đường rừng mới tới được; các hộ gia đình sinh sống rải rác, không tập trung; nguồn thu nhập thấp và chưa ổn định; mô hình phát triển kinh kế chưa rõ nét, các sản phẩm tạo ra chỉ tự cung, tự cấp chưa thành sản phẩm hàng hóa; trình độ dân trí không đồng đều, bất đồng ngôn ngữ, phong tục tập quán còn lạc hậu; nạn tảo hôn, tập quán di cư, truyền đạo trái phép, buôn bán, vận chuyển, sử dụng chất ma túy và tham gia các tệ nạn xã hội… vẫn đang là những vấn đề phức tạp, tiềm ẩn khó lường.

Mặc dù, những năm qua, Đảng, Nhà nước và các tỉnh trong khu vực đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm vực dậy kinh tế - xã hội ở những bản làng đồng bào DTTS, nhưng có lẽ vẫn chưa đủ. Do đó, lớp người trẻ luôn mong muốn thoát khỏi những rừng vầu, rừng nứa, rừng keo… để tìm kiếm cơ hội đổi đời. Một số ít thanh niên ở lại địa phương nhưng chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế gia đình mà không có tư tưởng, nguyện vọng phấn đấu vào Đảng... Họ dường như không còn mối quan tâm nào khác ngoài “cái ăn, cái mặc”.

a
Đời sống của đồng bào các DTTS ở Khu vực Bắc Trung Bộ còn nhiều khó khăn
Quần chúng ưu tú “muộn”
Không chỉ mất lực lượng lớn quần chúng ưu tú chọn “li hương” để phát triển kinh tế, các Chi bộ Đảng vùng đồng bào DTTS của các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ cũng buộc lòng phải bỏ qua nhiều quần chúng ưu tú vì vướng lý lịch. Nhiều người tảo hôn, vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình do phong tục tập quán địa phương; nhiều người lý lịch có “vết” tích người thân trong gia đình đã từng vi phạm pháp luật; một số người không thể vào Đảng do trình độ học vấn quá thấp hoặc tuổi đời đã cao; lý lịch có kết hôn với người nước ngoài… Nhiều Bí thư Chi bộ vùng đồng bào DTTS ở các tỉnh Bắc Trung Bộ bất ngờ có một cái tên gọi trùng dành cho những quần chúng này, đó là: Quần chúng ưu tú “muộn”!
Giữa đại ngàn Trường Sơn xanh thẳm, bên dòng Đakrông uốn lượn, các Chi bộ Đảng vùng đồng bào dân tộc Pa Kô, Bru - Vân Kiều, Tà Ôi của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị nhiều năm qua cũng đang “đỏ mắt tìm nguồn đảng viên”. Trong đó, Chi bộ bản Tân Đi 1 (xã A Vao) là một điển hình.
a -0
Một buổi sinh hoạt của Chi bộ bản Tân Đi 1 lúc 18h20 phút ngày 7.10.2022

Bí thư Chi bộ bản Tân Đi 1 Hồ Văn Lẹt cho biết: Nhiều năm qua, Chi bộ không kết nạp thêm được đảng viên nào. Trao đổi với chúng tôi, anh Hồ Văn Lẹt tỏ rõ sự tiếc nuối khi nhắc đến trường hợp quần chúng Hồ Văn Bơm (sinh năm 1996) - Công an viên kiêm Bí thư Chi đoàn của bản. “Trong bản có những vụ gây rối công cộng, mâu thuẫn thanh niên, bạo lực gia đình hay hàng xóm mâu thuẫn với nhau… đều có sự góp mặt hóa giải vấn đề của Bơm. Bên cạnh đó, chàng thanh niên trẻ tuổi này còn luôn tích cực cập nhật thông tin, kiến thức để tuyên truyền, phổ biến cho bà con nắm bắt”, anh Lẹt cho biết.

Dù là một quần chúng ưu tú có nhiều đóng góp cho địa phương, có nguyện vọng vào Đảng nhưng Bơm vẫn chưa thể đứng trong hàng ngũ của Đảng. Trò chuyện với chúng tôi, Hồ Văn Bơm bộc lộ nhiều mâu thuẫn trong tâm lý: “Ở Tân Đi 1 còn nhiều hủ tục, trong đó có nạn tảo hôn. Đảng viên là những người phải làm việc tốt để làm gương cho người khác. Bản thân em, trước đây do thiếu hiểu biết đã vi phạm quy định về tảo hôn nên khó có thể nói để bà con hiểu. Biết là khó khăn, nhưng em vẫn hi vọng một ngày nào đó sẽ được đứng trong hàng ngũ của Đảng”. 

a -0
Bí thư chi bộ bản Tân Đi 1 trò chuyện với quần chúng Hồ Văn Bơm và bà con để phổ biến một số chính sách pháp luật

Cũng ở xã A Vao, quần chúng Hồ Văn Tơn (bản Pa Ró) - cán bộ Thủy lợi của xã A Vao cũng mong muốn được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Theo lời kể của Bí thư Đảng ủy xã A Vao Hồ Thị Thanh Tâm, anh Tơn là người dân tộc Pa Kô, tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Đà Nẵng năm 2014 sau đó về công tác tại Phòng Thủy lợi của UBND xã A Vao. Năm 2015, anh Tơn được đi học cảm tình Đảng nhưng sau đó do vợ anh là công dân Lào, chưa nhập quốc tịch Việt Nam nên không được kết nạp vào Đảng… Không nhụt chí, anh Tơn tiếp tục nỗ lực và phấn đấu. Đến năm 2021, sau khi đã nhập được quốc tịch Việt Nam cho vợ, anh Tơn tiếp tục được đi học cảm tình Đảng. Tuy nhiên, việc xác minh lý lịch của vợ đang gặp nhiều khó khăn… “Bố của Tơn trước đây là Bí thư Đảng ủy xã, 2 em trai đều là đảng viên nên Tơn rất tha thiết muốn vào Đảng để phấn đấu, tiếp nối truyền thống gia đình. Tuy nhiên, trường hợp này chúng tôi đang chờ huyện xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh để có quyết định cụ thể”, Bí thư Đảng ủy xã Hồ Thị Thanh Tâm chia sẻ.

Báo cáo của Ban Tổ chức Tỉnh ủy các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ cho thấy, tổng số đảng viên là người DTTS đã có sự tăng lên về số lượng, nâng cao chất lượng trong từng năm, song tỷ lệ vẫn còn thấp. Điển hình như: Đảng bộ tỉnh Quảng Bình hiện có 1.292 đảng viên người DTTS; Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 4.562 đảng viên người DTTS; Đảng bộ tỉnh Quảng Trị có 3.550 đảng viên người DTTS; Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa có 34.588 đảng viên người DTTS; Đảng bộ tỉnh Nghệ An có 25.231 đảng viên người DTTS; Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh có 76 đảng viên người DTTS…

Bài 1: Khan hiếm nguồn “hạt giống đỏ”? -0
Những căn nhà sàn tạm bợ với khung gỗ mục của bà con bản Tân Đi 1
Bài 1: Khan hiếm nguồn “hạt giống đỏ”? -0
Theo kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2019, khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có hơn 2 triệu đồng bào là người DTTS đang sinh sống. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở một số địa phương, nhiều Chi bộ Đảng vùng đồng bào DTTS không kết nạp được một Đảng viên nào…

Với những câu chuyện chúng tôi được nghe, được thấy trong suốt chuyến hành trình của mình mở ra cho chúng tôi một nghi vấn mới: Những bản làng dưới chân dãy Trường Sơn thuộc các tỉnh của khu vực Bắc Trung Bộ có thực sự khan hiếm những “hạt giống đỏ” hay chính những giải pháp thiếu đồng bộ trong phát triển kinh tế - xã hội; sự cứng nhắc trong công tác phát triển Đảng;… ở đây, khiến “hạt giống đỏ” không thể nảy mầm?

  Bài 1: Khan hiếm nguồn “hạt giống đỏ”? -1
  Bài 1: Khan hiếm nguồn “hạt giống đỏ”? -0
Việc tạo nguồn đảng viên người dân tộc thiểu số khu vực Bắc Trung bộ còn gặp nhiều khó khăn

Bài 1: Khan hiếm nguồn “hạt giống đỏ”?

Vào Đảng chỉ để làm cán bộ, để lên chức!

Đó là những câu trả lời mà chúng tôi được nghe khi hỏi nhiều thanh niên, trí thức trẻ người dân tộc thiểu số nguyên nhân vì sao không vào Đảng? Chúng tôi còn nhớ như in cuộc trò chuyện với một số bạn trẻ người dân tộc Chứt tại một bản nghèo (xin được giấu tên và nơi ở) thuộc tỉnh Quảng Bình. Đều là những thanh niên ưu tú, trí thức trẻ, nhưng khi được vận động để bồi dưỡng, kết nạp vào hàng ngũ của Đảng thì họ lại từ chối với lý do: “Vào Đảng chỉ để làm cán bộ, để lên chức. Bọn mình không cần vào Đảng, cứ hoàn thành công việc của mình, không làm hại ai, không vi phạm pháp luật là được rồi”.

Nghe vậy, chúng tôi lại hỏi, nếu chính trị không ổn định, liệu các bạn có thể bình yên để làm điều mình thích? Họ trả lời rất hồn nhiên: “Việc ổn định chính trị đã có người khác lo”... Người khác mà các bạn trẻ nhắc đến ở đây, chúng tôi hiểu là chính quyền địa phương, là lực lượng công an, quân đội. Cũng bởi tư tưởng của lớp trẻ như vậy nên nhiều năm qua, Chi bộ ở nhiều thôn, bản luôn trong tình trạng thiếu nguồn tại chỗ.

_____________________
Nội dung: Chí Tuấn - Anh Thế - Diệp Anh - Đào Cảnh
Ảnh: Hải Phong - Mỹ Hạnh
Trình bày: Duy Thông - Xuân Tùng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Hội thảo khoa học cấp quốc gia Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 14.12
Xã hội

Hội thảo khoa học cấp quốc gia Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 14.12

Ngày 9.12, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Cao Bằng đã phối hợp tổ chức Họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp quốc gia Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Cán bộ chiến sĩ công an Nhân dân tuyên tuyền pháp luật cho đồng bào dân tộc Sán Chỉ, tỉnh Quảng Ninh- Ảnh Tư liệu
Chính trị

Nhận diện, đấu tranh hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới

Triệt để lợi dụng xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự bùng nổ của internet - mạng xã hội và những khó khăn, thách thức của đất nước, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội phản động ráo riết, đẩy mạnh hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta. Do vậy, việc bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Hồi chuông cảnh báo, cốt để sửa mình

Nỗ lực trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần được ghi nhận. Những cáo buộc phi lý cần được vạch trần. Tuy nhiên, cũng cần nhìn thẳng, nói thật, “gióng lên hồi chuông cảnh báo” về một số “yếu điểm” của trận chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kịp thời chấn chỉnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhấn mạnh: “Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế, xã hội”. Ảnh: Trí Dũng
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Thông điệp mạnh mẽ của Đảng

Lời Tòa soạn: Thời gian qua, bên cạnh sự ủng hộ, nhất trí, đồng lòng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân, trong dư luận đã nảy sinh một số ý kiến “lạc dòng” nhằm ngăn trở công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta. Vậy nên, việc lan tỏa thông điệp mạnh mẽ của Đảng; nhận diện và phản bác các luận điệu thù địch; nhìn thẳng vào những vấn đề cần kíp đang đặt ra, bật chuông cảnh báo toàn hệ thống để phòng, chống “từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc” là rất cần thiết.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Đảng ta ngày càng xứng đáng là người lãnh đạo, đảm đương trọng trách dẫn dắt đất nước phát triển mạnh mẽ, bền vững, nhân văn trên con đường XHCN

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Một nội dung quan trọng trong đổi mới phương thức, lãnh đạo cầm quyền của Đảng ta hiện nay, đó là kiểm tra, kiểm soát, giám sát và thanh tra một cách dân chủ, chặt chẽ, cụ thể, phù hợp đối với quyền theo trách nhiệm. Kiểm soát quyền lực luôn là công việc trung tâm tuy rất khó khăn, luôn là nguy cơ sinh tử của mọi thể chế dân chủ. Quyền lực luôn thu hút những kẻ không có đạo đức. Sự nghiêng ngả, sụp đổ của một số thể chế chính trị trên thế giới, một trong những nguyên nhân là, do đánh mất vai trò kiểm soát, phá vỡ và đánh mất sự cân bằng quyền lực chính trị của đảng cầm quyền.

Toàn cảnh Phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 3: Đổi mới phương thức lãnh đạo - nhân tố quyết định thành công công việc lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Một nội dung quan trọng nữa trong đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền đó là đổi mới và thực thi nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc căn bản quán xuyến toàn bộ việc hoạch định và xác quyết đường lối chính trị lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Đường lối chính trị, đường lối tổ chức và đường lối cán bộ là 3 trong số những quyết định khó khăn nhất nhưng quyết định nhất của nội dung cầm quyền mà phương thức lãnh đạo, cầm quyền phải thực thi bảo đảm công cuộc lãnh đạo, cầm quyền của Đảng thành công.

Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Nguyễn Văn Thể và Tổng Giám đốc VOV trao cho các tác phẩm đạt giải nhì
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 Khối các cơ quan Trung ương

Sáng 1.10, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và 5 cơ quan báo chí của Trung ương gồm: Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam phối hợp tổ chức “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương”.

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Thách thức mới, yêu cầu phát triển mới

Lời Tòa soạn: Sau 40 năm Đổi mới đã mở ra một kỷ nguyên phát triển và hội nhập đầy cơ hội nhưng đồng thời cũng không ít thách thức cho đất nước ta. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ trong tầm nhìn tới năm 2045, trước mắt tới năm 2030, cấp bách đòi hỏi Đảng ta cần kíp lựa chọn đột phá đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền đáp ứng ngang tầm nhiệm vụ lịch sử mà Dân tộc giao phó và Nhân dân ủy thác. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề “Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng hiện nay”.

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển

Lời Tòa soạn: Bài học lớn của công cuộc đổi mới gần 40 năm qua khẳng định, sau khi có đường lối đúng đắn, động lực căn bản quyết định thành công của mọi sự phát triển chính là con người và thể chế. Nói cách khác, để phát triển, trước hết và trung tâm chính là kiến tạo thể chế tương dung và phù hợp. Để góp phần làm rõ hơn vấn đề này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Thể chế và phát triển”.

Người dân xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình tập trung tại trụ sở UBND xã để phản đối Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Tăng sức đề kháng trước âm mưu chống phá trước Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp

Trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng, bầu cử ĐBQH Khóa XVI, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031, các thế lực thù địch đang ra sức khai thác những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội, tâm lý bức xúc của người dân khi quyền lợi chưa được giải quyết, kích động gia tăng phức tạp, lôi kéo đông người tham gia, gây mất ổn định xã hội, chuyển thành các hoạt động chống Đảng, Nhà nước...

Bài cuối: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tài sản vô giá, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, dân tộc ta
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tài sản vô giá, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, dân tộc ta

THS. PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, kết tinh tư tưởng, văn hóa, trí tuệ, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một bậc vĩ nhân, Người "đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.

Bài 1: Không thể xuyên tạc giá trị bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Không thể xuyên tạc giá trị bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

THS. PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người là tấm gương sáng ngời, mẫu mực của người chiến sĩ cộng sản kiên trung, dành trọn cuộc đời vì nước, vì dân. Trước khi “đi xa” về cõi vĩnh hằng, Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta bản Di chúc thiêng liêng, vô giá.