Sứ mệnh và tiền đồ của chủ nghĩa xã hội Việt Nam - thách thức từ cuộc đấu tranh, phát triển tư tưởng, lý luận hiện nay

Bài cuối: Bảo đảm thống nhất tư tưởng - lý luận - thực tiễn

Loại công việc nổi bật và cấp bách thứ tư cần được tiếp tục giải quyết đồng bộ và thống nhất trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay, đó là cơ chế vận hành phát triển và đấu tranh tư tưởng, lý luận.

Phối hợp đồng bộ, thống nhất các binh chủng tư tưởng, lý luận 

Theo chức năng, phân định một cách độc lập tương đối trong chỉnh thể, công tác tư tưởng, lý luận là người đi tiên phong đồng thời cũng là người về sau cùng. Nói cách khác, là người mở đường về tư tưởng đồng thời là người tổng kết về kinh nghiệm, phát triển lý luận hợp thành tổng thể công tác tư tưởng, lý luận. Đây là công việc rất to lớn, nặng nề.        

Khoa học chính trị làm rường cột cùng với các khoa học liên ngành khác (khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học nông nghiệp…) hợp thành chỉnh thể công tác tư tưởng, lý luận, tham mưu và tham gia hoạch định những quyết sách chính trị chung và trên từng lĩnh vực. Cùng với nghiên cứu cơ bản, hết sức coi trọng nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai; qua đó sơ kết, tổng kết, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường XHCN Việt Nam. 

Cần nhấn mạnh ở đây, việc nghiên cứu cơ bản phải được tổ chức thật sự hệ thống và thật sự xứng tầm; đồng thời chủ động tổng kết thực tiễn, không ngừng phát triển lý luận là mục tiêu hoạch định đường lối chính trị của Đảng và những quyết sách chính trị khác. Vì, nếu không như vậy, rất dễ phạm sai lầm trên những phương diện, những vấn đề cụ thể; càng rất khó khăn trong việc tổng kết, phát triển và đấu tranh một cách chủ động, hiệu quả, bảo vệ nền tảng tư tưởng chính trị của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay.   

Bảo đảm sự thống nhất giữa tư tưởng - lý luận - và thực tiễn mang tính chỉnh thể; kết hợp chẽ công tác tuyên truyền, cổ động với nghiên cứu tổng kết, phát triển lý luận nhằm tạo sự thống nhất về tư tưởng, sự đột phá, sáng tạo về lý luận bằng tổ chức thực tiễn và tổng kết thực tiễn; tăng cường đối thoại một cách dân chủ và cầu thị. Lúc này, hơn lúc nào hết, một bước tiến của thực tiễn đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội có giá trị đặc biệt trong việc phát triển tư tưởng, lý luận, bảo vệ trực tiếp nền tảng tư tưởng và thực tiễn đổi mới; phát triển và làm phong phú kho tàng của chủ nghĩa xã hội nói riêng, chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay.   

Phối hợp đồng bộ, thống nhất các binh chủng tư tưởng, lý luận, theo chức năng, nhiệm vụ giữa nhà trường - học viện với báo chí truyền thông, cơ quan nghiên cứu lý luận, các ngành, địa phương và tham chiếu mạng xã hội để hoạch định những công việc lớn, dành sự ưu tiên thích đáng một cách toàn diện. 

Loại công việc thứ năm, đó là hợp tác quốc tế và tham chiếu phát triển tư tưởng, lý luận. Tư tưởng, lý luận tự nó không có biên giới. Trong thế giới phẳng, với sự phát triển của công nghệ thông tin, phát triển của mạng xã hội trên nền tảng intenet hiện nay, mọi sự hạn chế không gian về tư tưởng, lý luận đều trở nên chật hẹp, bị dỡ bỏ và san phẳng, dù muốn hay không. Theo đó, công tác tư tưởng, lý luận đang đối diện với những thời cơ, thuận lợi, đồng thời là những nguy cơ, thách thức mới chưa bao giờ có: bão tố thông tin mạnh mẽ và sự chia sẻ thông tin, chiến tranh không gian mạng trên mọi lĩnh vực, xung đột và khủng bố tư tưởng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan vùng dậy, chủ nghĩa dân túy tái sinh và bành trướng, khuynh đảo chính trị, chủ nghĩa cá nhân trỗi dậy dưới mọi hình thức…  

Phương châm chung là phải chủ động và cầu thị nắm lấy và giải quyết toàn bộ điều đó, để mở rộng mọi con đường và mức độ phát triển và bảo vệ tư tưởng, lý luận một cách đa diện, phong phú, hiệu quả và thiết thực của chúng ta. Trước hết, chú trọng hợp tác song phương, dưới mọi quy mô và hình thức trao đổi, tham chiếu về tư tưởng, lý luận. Cổ vũ và nhân lên những hình thức song phương chính là phát triển đa phương một cách chủ động và hiệu quả, nhất là những vấn đề nghiên cứu lý luận cơ bản và nghiên cứu ứng dụng ở mọi cấp độ. Kết hợp chặt chẽ hợp tác song phương với hợp tác đa phương, dưới quy mô và hình thức phù hợp, nhằm tập trung nghiên cứu, trao đổi những vấn đề lý luận cơ bản, nhất là những vấn đề chúng ta còn thiếu, còn đang bỏ ngỏ. Cầu thị nhưng không ảo tưởng, không huyễn hoặc hay rụt rè, co thủ, càng không kỳ thị, xa lánh… bảo đảm việc hợp tác, tham chiếu tư tưởng, lý luận thật sự ngang tầm, cụ thể và thiết thực.

Tham chiếu, hành xử theo luật pháp và thông lệ quốc tế

Và loại công việc cuối cùng, đó là tham chiếu định chế và thực thi nghiêm chế tài nhằm bảo vệ và phát triển tư tưởng, lý luận XHCN. Tự do, dân chủ và đối thoại là động lực phát triển của tư tưởng, lý luận. Nhưng, nó sẽ trở thành phản động lực khi nhân danh cá nhân, lợi dụng nhân quyền để sử dụng tự do, dân chủ nhằm xâm phạm tự do, dân chủ về tư tưởng, nhằm bôi nhọ, xúc phạm người khác; nhân danh đối thoại dân chủ lý luận để công kích, bôi nhọ lý luận gia, chính trị gia và xâm hại lợi ích quốc gia, dân tộc, dưới mọi hình thức, mọi môi trường, mọi mức độ. Tự do báo chí, tự do intenet, dân chủ mạng xã hội không có nghĩa là tự do tuyệt đối, dân chủ vô giới hạn. Tất cả đều được hành xử theo luật pháp và thông lệ quốc tế một cách kiên quyết, không ngoại lệ, không miễn trừ một ai, một tổ chức nào. 

Từ châu Á tới châu Âu - nơi các thiết chế vốn tự coi là dân chủ nhất đối với báo chí hay các phương tiện truyền thông khác như: mạng xã hội, nạn tin giả, tin thất thiệt - rất nhiều nước phải vào cuộc bằng những chế tài thật nghiêm khắc. Mới đây, tháng 3.2017, Bản báo cáo của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) được công bố, có 42/57 quốc gia tham gia tổ chức này đã hình sự hóa tội tung tin giả bôi nhọ thanh danh và sỉ nhục cá nhân. Phạt tù là hình thức được áp dụng nhiều nhất, sau đó là phạt tiền, lao động công ích và tước bỏ các quyền chính trị. Tại Hàn Quốc, người dùng phải cung cấp tên thật trên tất cả các nội dung bình luận, nhận xét trên mạng. Đây là quy định chặt chẽ hơn so với nhiều nước khi phần lớn không bắt buộc phải nêu rõ tên thật khi chat, bình luận. Tại Mỹ, đầu tháng 9.2016, tờ The Huffington Post đã đuổi việc một phóng viên vì người này viết bài bịa đặt về tình hình sức khỏe của ứng viên nữ Tổng thống Mỹ Hilary Clinton… Các hành động lợi dụng internet để xúc phạm người khác, nguy hại hơn là xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá đất nước thì không có quốc gia nào dung túng.   

Ở những đất nước theo chế độ quân chủ lập hiến, việc tung tin đồn thất thiệt bôi nhọ và xúc phạm các thành viên hoàng tộc, phải đối mặt với những hình phạt nghiêm khắc. Tại Kuwait, bất kỳ hành động phê phán người đứng đầu đất nước đều có khả năng bị phạt tù 5 năm, thậm chí bị lưu đày. Tại Ảrập Xêút, việc xúc phạm nhà vua bị coi là hành động khủng bố. Ở Thái Lan, hình phạt cao nhất cho hành vi bôi nhọ, xúc phạm hoặc đe dọa nhà vua, là 15 năm tù…

Vì tự do và cho tự do của mỗi người và toàn cộng đồng, một cách văn minh và tiến bộ, dù ngay cả trên không gian mạng, chúng ta kiên định, nghiêm khắc thực thi dân chủ và pháp quyền trong việc giữ vững, bảo vệ tự do chính trị, tự do tư tưởng, tự do lý luận, vì Tổ quốc Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, hùng cường phát triển XHCN, vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại, trong thế kỷ XXI.  

Tới đây, lại chợt nhớ lời cụ Lương Khải Siêu khuyên cụ Phan Bội Châu, vào những năm 20 của thế kỷ XX, rằng: Quý quốc chớ lo không có ngày độc lập, mà chỉ nên lo quốc dân không có đủ tư cách độc lập mà thôi.

Điều này mới thật sự cần kíp trong tiến trình tiếp tục đổi mới, phát triển công tác tư tưởng, lý luận độc lập và sáng tạo vì và cho chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại Hội thảo
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận - nền tảng cho mọi quyết sách

Nhấn mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận là nền tảng cho mọi quyết sách, tại Hội thảo khoa học quốc gia công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đại biểu đề nghị, cần đẩy mạnh gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, các cơ quan nghiên cứu cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để triển khai các dự án thí điểm, từ đó rút ra bài học thực tiễn. Xây dựng mạng lưới học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu nhằm phát triển các giải pháp lý luận sáng tạo.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu tham dự phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Xây dựng Đảng về văn hóa bắt đầu từ chính mỗi đảng viên

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Trong rất nhiều công việc, cấp bách 6 trọng sự. Trước tiên là bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lenin - “lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Đảng chúng tôi, làm cho Đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi”(24) - Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định - một cách độc lập, sáng tạo nhằm cung cấp tri thức lý luận chính trị hết sức căn bản; đồng thời, đào tạo đảng viên một cách toàn diện về tri thức văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, tri thức lãnh đạo, quản lý, các kỹ năng “mềm”, năng lực công nghệ hiện đại… làm nền tảng xây dựng và phát triển văn hóa Đảng và văn hóa của đảng viên.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 2: Dự báo những nhân tố phi văn hóa, phản văn hóa trong xây dựng, thực hành văn hóa của đảng viên

“Đảng ta không phải từ trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra”(22). Hơn nữa, “Đảng ta là một Đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại. Song cũng không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào trong Đảng”(23).

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 1: Văn hóa Đảng - dòng chủ lưu và phát triển trong dòng chảy văn hóa dân tộc

Lời Tòa soạn: Trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc xây dựng và phát triển văn hóa đảng viên không chỉ là yêu cầu cấp thiết, mà còn là nền tảng cho sự bền vững của Đảng và dân tộc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề “Dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh – Phát triển văn hóa của đảng viên trong kỷ nguyên mới”.

toàn cảnh Hội thảo
Chính trị

Lý luận phải đồng hành, vươn lên dẫn đường cho thực tiễn trong kỷ nguyên mới

Tại Hội thảo quốc gia về Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đại biểu nhấn mạnh, cần tiếp tục quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn gắn với đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu một cách thiết thực, khoa học, hiệu quả, bảo đảm lý luận phải đồng hành với thực tiễn và vươn lên dẫn đường cho thực tiễn trong kỷ nguyên mới.

Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII thảo luận nhiều vấn đề quan trọng chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Hết sức bền bỉ, công phu, tăng "sức đề kháng" để bảo vệ Đảng

Xây dựng văn hóa trong Đảng phải hết sức bền bỉ, công phu, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Phải làm cho toàn Đảng, từng tổ chức đảng, từng cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng về văn hóa Đảng, làm văn hóa Đảng trở thành những giá trị đặc trưng cho một đảng cách mạng chân chính và hiện đại, thành nhu cầu trong Đảng và của đảng viên. Phải làm cho Đảng tăng sức đề kháng để bảo vệ mình vì suy đến cùng sức mạnh của Đảng là sức mạnh về văn hóa.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Quốc hội và Cử tri

Bài 3: Xây dựng những cán bộ tốt, đảng viên tốt

Trong bối cảnh hiện nay, nước ta phải hướng đến xây dựng những cán bộ tốt hay cụ thể hơn, đó là những đảng viên tốt. Đảng chú trọng công tác cán bộ vừa là quyền hạn nhưng cũng là trách nhiệm trước sự tồn vong của Đảng, sự hưng thịnh của đất nước, của chế độ. Để đi tới được kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thì Đảng phải quản trị cho được đội ngũ cán bộ thật sự toàn diện, nghiêm minh. Có được cán bộ, đảng viên tốt, văn hóa trong Đảng cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa.
Chính trị

Bài 2: Mỗi đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên là những tấm gương sáng

Để tiếp tục phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong xây dựng văn hóa Đảng, Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới đã được ban hành. Có thể thấy, nếu mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hiểu rõ và tự giác thực hiện đầy đủ Quy định 144 - QĐ/TW, thì đây chính là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, sự xói mòn về phẩm chất đạo đức, tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí, xa rời quần chúng. Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên sẽ là những tấm gương sáng, toàn Đảng sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt với Nhân dân.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng trong giai đoạn mới ngày 15.1.2025
Chính trị

Bài 1: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - hồn cốt của văn hóa trong Đảng

Lời Tòa soạn: Văn hóa trong Đảng là những giá trị văn hóa tốt đẹp mà Đảng ta đã lựa chọn, vun đắp, xây dựng, đổi mới và phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó là những giá trị văn hóa được kết tinh từ truyền thống văn hóa dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; được tiếp thu, bổ sung những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại trong thời đại mới, với nền tảng, hạt nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin; được khơi nguồn, soi sáng và dẫn dắt bởi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; được kiểm nghiệm, khẳng định trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài về "Xây dựng văn hóa trong Đảng" với mong muốn cung cấp thêm thông tin về chủ đề đặc biệt quan trọng này.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu khai mạc Hội nghị quán triệt, triển khai Luật Công đoàn 2024. Ảnh: Hải Nguyễn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Minh chứng hùng hồn nhất bác bỏ những luận điệu xuyên tạc

Trước mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch và việc Việt Nam buộc phải cụ thể hóa quy định thành lập “Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp” theo cam kết quốc tế, tổ chức Công đoàn Việt Nam cần nâng cao vai trò, sứ mệnh của mình, để người lao động tin tưởng, gắn bó với “mái nhà chung” – nơi đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ. Đây là câu trả lời xác đáng, minh chứng hùng hồn nhất bác bỏ những luận điệu xuyên tạc.

Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang bàn giao nhà Mái ấm Công đoàn tặng đoàn viên công đoàn. Ảnh: Mỹ Linh
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 4: Vững tin trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc

Ngoài đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích đoàn viên, người lao động, Công đoàn Việt Nam luôn đi đầu phát động, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; là chỗ dựa tinh thần vững chắc để công nhân, lao động tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, tin vào sứ mệnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Qua đó, tăng sức đề kháng cho công nhân lao động trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch trên không gian mạng.

Người biểu tình đốt phá nhà ở thủ đô Dhaka, Bangladesh vào tháng 7.2024
Chính trị

Bài 3: Mưu đồ chiến lược “không đánh mà thắng”

Việc các thế lực phản động trong nước, quốc tế câu kết với nhau, dùng con bài dân chủ, nhân quyền mà trực tiếp là con bài “Công đoàn độc lập” để ép Việt Nam phải đi theo quỹ đạo của chúng vạch ra thực chất là để thực hiện mưu đồ chiến lược “không đánh mà thắng”.

Biểu tình của Công đoàn Đoàn kết tại thành phố Kraków, Ba Lan, tháng 5.1989. Ảnh: Tư liệu
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 2: Làm xáo trộn niềm tin, gây mất đoàn kết

Thực chất con bài “Công đoàn độc lập” chỉ là cái vỏ. Mục đích của các thế lực thù địch trong, ngoài nước là làm cho niềm tin của công nhân, người lao động trong nước bị xáo trộn, gây mất đoàn kết để tiến tới mục tiêu xa hơn là tạo ra lực lượng đối lập, sử dụng phương thức đấu tranh bất bạo động, gây bất ổn chính trị tiến tới sử dụng “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” để lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những bài viết kêu gọi thành lập công đoàn độc lập đăng tải trên không gian mạng
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: “Công đoàn độc lập” – “mũi tiến công số một”

Những năm gần đây, cụm từ “Công đoàn độc lập” được nhắc rất nhiều trên truyền thông đại chúng. Đặc biệt, từ cuối tháng 4, đầu tháng 5.2024, khi biết kế hoạch tổ chức Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và Hội nghị thượng đỉnh Geneva về nhân quyền và dân chủ tổ chức, hàng loạt câu hỏi đặt ra là: tại sao lại có hiện tượng này; tổ chức nào và ai là những kẻ đứng sau; thực hiện nhằm mục đích gì trong khi tại Việt Nam có đầy đủ hệ thống công đoàn được pháp luật quy định?

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng và Ban Chỉ đạo tổng kết 40 năm Đổi mới cho ý kiến về những chủ trương lớn vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nguyên tắc đổi mới và phát triển kỷ nguyên mới

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Đổi mới là một yêu cầu khách quan, một đòi hỏi của chính thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta, nhằm nhận thức đúng hơn về CNXH, khắc phục những mặt trì trệ, đẩy nhanh quá trình xây dựng xã hội XHCN một cách hợp quy luật, đạt hiệu quả cao, củng cố và tăng cường CNXH.

Bài 1: Mệnh lệnh phát triển đất nước và phát triển nguyên tắc kiến tạo kỷ nguyên mới
Chính trị

Bài 1: Mệnh lệnh phát triển đất nước và phát triển nguyên tắc kiến tạo kỷ nguyên mới

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Lời Tòa soạn: Để góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn 40 năm đổi mới, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề “Mệnh lệnh đổi mới và phát triển nguyên tắc kỷ nguyên mới”.