Bảo tàng văn học và các tác phẩm viết tay

Hoàng Vân
Theo Nhật báo Thế giới
23/09/2010 00:00

Nằm giữa khu phố Saint - Germain ở Paris, Bảo tàng Văn học và các tác phẩm viết tay trưng bày những bộ sưu tập tư liệu đặc biệt và đồ sộ, từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Sự độc đáo của bảo tàng nằm ở tính cổ xưa và sự quý hiếm của các hiện vật, tài liệu cũng như danh giá của tác giả.

04-Bao-tang-26610-300A1.jpg

Trước đây, bảo tàng nằm ở đường Nesle, do nhà sưu tập và doanh nhân Gérard Lhéritier thành lập. Bảo tàng mở cửa đón khách trở lại từ ngày 15.4.2009 tại một khu phố xa hoa hơn ở đại lộ Saint Germain. Bảo tàng được di dời để bảo đảm tình trạng tốt nhất cho hàng nghìn tài liệu viết tay, có một không gian trưng bày hiện đại hơn và được giám sát chặt chẽ bằng hệ thống cáp về độ ẩm và độ sáng.

Cần phải nhấn mạnh là hầu hết tác phẩm ở đây đều cần sự chăm sóc đặc biệt. Pascal Fulacher, người trông coi tại đây cho biết, việc gìn giữ “một di tích văn hóa độc nhất vô nhị, mang đến cho chúng ta một lượng lớn tri thức cho đến tận ngày hôm nay cần đến công việc của các chuyên gia”. Mặt khác, những nơi như Thư viện Quốc gia Pháp, hay Viện Văn bản và các tác phẩm viết tay hiện đại (CNRS) sở hữu rất nhiều bản viết tay đặc biệt là Kho lưu trữ quốc gia, công chúng đều rất khó tiếp cận đối. Về khía cạnh này, Bảo tàng Văn học và các tác phẩm viết tay, bảo tàng tư nhân có tham vọng đưa công chúng tiếp cận đến các di sản chưa được biết đến.
Bảo tàng lưu trữ gần 70.000 tài liệu, bao gồm các bức thư, tác phẩm văn học và các bản viết tay. Ngoài ra còn có tác phẩm từ những bộ sưu tập mà bảo tàng mượn từ các cá nhân dưới dạng hợp đồng. Khoảng 1.000 tài liệåu, hiệån vật tiêu biểu được chọn giới thiệu trong không gian 600m2 đã được làm lại để phục vụ công tác bảo tồn. 10.000 -15.000 tài liệu được giữ ở đại lộ Saint - Germain, số còn lại bảo quản tại một địa điểm bí mật khác, dĩ nhiên là với hệ thống an ninh kiên cố.

Sự độc đáo của bảo tàng nằm ở tính cổ xưa và sự quý hiếm của các tác phẩm cũng như danh giá của tác giả như: Francois Ier, Charles Quint, Louis XIV, Napoleon Bonapart, Rousseau, Voltaire. Các tài liệu bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực: lịch sử, văn học, khoa học khám phá, nghệ thuật, âm nhạc; từ sách cầu kinh thời Trung cổ (tờ giấy da cổ nhất của bảo tàng có niên đại từ năm 825) đến các tác phẩm viết tay của Einstein cùng những lý thuyết cơ bản về Thuyết tương đối, 2 bản tuyên ngôn của chủ nghĩa siêu hiện thực của André Breton, thư của Saint-Exupéry... Trong số các tài liệu quý hiếm còn có bản di chúc chính trị của Louis XVI được Gérard Lhéritier mua lại (từ Mỹ) năm 2009, giá 1 triệu euro. Những tài liệu, hiện vật được đưa vào danh sách kho báu quốc gia còn có: bản viết tay gốc Cellulairement, tuyển tập Paul Verlaine viết khi ở trong tù, và bản viết tay cuốn La Belle et la Bête (Người đẹp và quái vật) của Jean Cocteau.

04-Bao-tang-26610-300A2.jpg

Chất lượng của các tác phẩm và bản viết tay, bất chấp tuổi tác và sự biến động (chúng đã qua tay nhiều người), có thể làm bạn ngạc nhiên. Bạn không cần thiết phải là một nhà cổ tự học để có thể giải mã các bức thư thời Trung đại hoặc Phục hưng và nếu bạn may mắn nắm được chữ cái kirin, bạn có thể chiêm ngưỡng những bức thư của Catherine II, vị Sa hậu lớn nhất của Nga.

Những tác phẩm dễ bị tác động nhất lại là những tác phẩm gần đây, đặc biệt là vào cuối thế kỷ XIX. Tuy vậy, điều này không phải là không có lý, như lời giải thích của những người bảo quản ở đây: “Những bản viết tay cổ xưa nhất mà chúng tôi có, nếu chúng đã có thể trải qua một khoảng thời gian dài như vậy thì điều đó chứng tỏ chúng có sức sống mạnh mẽ đến thế nào”. Một cách khoa học hơn, Pascal Fulacher giải thích: “Việc đưa gỗ vào sản xuất giấy, chất lignine trong gỗ (thành phần làm vàng giấy đồng thời dẫn đến sự phân hủy và vụn ra của giấy) có hại cho sự bảo quản nguyên vật liệu này”.

Dạo quanh một vài gian phòng khác, bạn có thể bắt gặp các tác phẩm của Jean-Jacques Rousseau trong văn học và một điều lý thú khác là thấy ông giữa các nhà khoa học lớn. Bằng chứng là một cuốn thủ bút về thực vật học của ông có mặt ở đây. Nhưng bạn sẽ bớt ngỡ ngàng hơn khi biết chủ đề của cuốn sách được đề cập nhiều trong tác phẩm văn học nổi tiếng của ông, Julie ou la Nouvelle Héloise (Julie hay nàng Héloise mới), trong đó nhà văn bộc lộ niềm vui thích của mình với nghệ thuật vườn tược.

Ngoài ra trong số những căn phòng huyền thoại của bảo tàng còn có những tấm đá hình góc cho biết về nguồn gốc chữ viết ở Lưỡng Hà trong hàng nghìn năm. Gần hơn là một trong những chiếc bóng đèn đầu tiên của Thomas Edison hay thậm chí là bản mẫu chiếc máy Enigma nổi tiếng thời Chiến tranh Thế giới lần thứ 2.
Hiện tầng trệt của bảo tàng đang trưng bày triển lãm Viện Hàn lâm Pháp qua các tác phẩm văn học.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Bảo tàng văn học và các tác phẩm viết tay
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO