Bảo tàng Hải dương học Nha Trang - Cơ sở nghiên cứu khoa học đầu tiên ở Việt Nam
Bảo tàng Hải dương học Việt Nam do Viện Hải dương học quản lý điều hành và tổ chức hoạt động. Tiền thân của Bảo tàng Hải dương học hiện nay là Bảo tàng Sinh vật biển, được người Pháp xây dựng đồng thời với Viện Hải Dương Học Nha Trang (1923). Bảo tàng Hải dương học Việt Nam là một trong những bảo tàng tự nhiên có giá trị, là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học đầu tiên ở Việt Nam.
Ban đầu, Bảo tàng có tên là Hồ cá Hải học viện Nha Trang, với mục đích là một dạng bảo tàng - thư viện hỗ trợ nghiên cứu như các trung tâm nghiên cứu khoa học trên thế giới. Trong quá trình hình thành và phát triển, cùng với Viện Hải dương học, Bảo tàng Hải dương học đã trở thành một bảo tàng độc lập, có quy mô lớn và có giá trị với hơn 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loài sinh vật biển và hàng trăm loài hiện đang được nuôi trong môi trường nhân tạo. Mỗi năm Bảo tàng Hải dương học đón hàng trăm ngàn lượt khách du lịch trong nước và ngoài nước đến tham quan, nhiều nhà khoa học và sinh viên - học sinh đã đến nghiên cứu, học tập...
Ngày nay Bảo tàng Hải dương học còn có nhiệm vụ nuôi dưỡng nhiều loài sinh vật biển để tìm hiểu điều kiện sinh thái, sinh học… của chúng. Do đó Bảo tàng Hải dương học giúp ích rất nhiều cho các nhà khoa học, nhằm nghiên cứu, so sánh, đối chiếu để tìm ra các qui luật của từng đối tượng, với mục đích phục vụ cho đời sống con người.
Sau đây là một số hình ảnh của Bảo tàng trong việc lưu giữ, nghiên cứu về biển:
![]() Rạn nhân tạo - Là cấu trúc dưới nước do con người xây dựng bằng các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo làm giàu thủy sinh vật ở vùng đáy nghèo sinh vật. |
![]() Phòng trưng bày "Từ ánh sáng đến sự sống" |
![]() Kích thước của sinh vật phù du |
![]() |
![]() Mô hình la-ze ba chiều của loài thực vật phù du Protoperidinium divergens được phóng đại 1.000 lần |
![]() Mô hình la-ze ba chiều của loài thực vật phù du Chaetoceros debilis được phóng đại 1.000 lần |
![]() Mô hình la-ze ba chiều của loài thực vật phù du Dinophysis sp được phóng đại 2.000 lần |
![]() Khu vực nuôi hải cẩu |
![]() Cá Chình |
![]() Cá khoang cổ |
![]() Hải quỳ ống |
![]() Cá nóc |
![]() Bộ xương cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae) khổng lồ (dài 18 mét, nặng 10 tấn) đã bị chôn vùi trong lòng đất ở đồng bằng sông Hồng ít nhất là hơn 200 năm nay |
![]() Khu trưng bày tài nguyên biển Hoàng Sa - Trường Sa. Việc xây dựng khu trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa giúp cho công chúng hiểu rõ hơn các giá trị kinh tế, môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng… trên 2 quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. |
![]() San hô tại quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa |
![]() Khu trưng bày đa dạng là nơi đang trưng bày, bảo quản bộ mẫu sinh vật biển – nguồn di sản biển lớn nhất Việt Nam hiện nay |
![]() Cá nhám voi |