Bảo quản thực phẩm sau Tết như thế nào cho đúng ?

Bữa ăn ngày Tết thường đầy đủ, cầu kỳ hơn so với ngày thường. Do vậy, các loại đồ ăn chế biến sẵn được rất nhiều người lựa chọn để bảo quản trong tủ lạnh.

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) chỉ ra những cách bảo quản đối với thực phẩm Tết hiệu quả tránh dẫn đến hư hỏng gây ngộ độc như sau:

Bánh chưng, bánh tét

Đây là món ăn ngon truyền thống, một món ăn tương đối hoàn chỉnh về các nhóm thực phẩm và giàu dinh dưỡng. Người ta thường quan niệm là bánh chưng không nên bảo quản trong tủ lạnh vì dễ bị lại gạo (cứng). Tuy nhiên, nếu thời tiết nóng thì có thể bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần còn lại dùng màng che thực phẩm bao kín.

Lưu ý khi lấy bánh trong tủ lạnh ra cần luộc, hấp lại hoặc rán trước khi ăn. Nên hạn chế rán bánh bởi làm tăng thêm lượng chất béo (dầu/mỡ) vào trong khẩu phần ăn hàng ngày không có lợi cho sức khỏe.

Đối với các loại bánh bị mốc trắng, lên men mùi chua… tốt nhất là không nên ăn vì tất cả các thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm.

Giò, chả

Giò là món ngon đặc trưng của người Việt bao gồm nhiều loại: Giò lụa, giò bò, giò tai, giò xào. Bên cạnh đó, giò lụa với thành phần chủ yếu là thịt lợn nạc, ngoài ra còn có thịt mỡ, nước mắm và gia vị, vì thế giò không để lâu được.

Giò lụa không được sử dụng hàn the vì nó không tốt cho sức khỏe, cách bảo quản giò lụa, giò bò, chả là giống nhau, để ở nhiệt độ thường dưới 25oC . Khi bảo quản đúng cách giò sẽ giữ được 4-6 ngày nếu để ngăn mát, thậm chí giữ được khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá, nếu bạn đã lỡ mua quá nhiều.

Giò lụa lấy ra khỏi ngăn đông, để ở nhiệt độ phòng khoảng 4 giờ hoặc chuyển vào ngăn mát trước khi sử dụng 8 giờ. Nếu muốn sử dụng ngay, thì rã đông nhanh bằng cách bọc giò lụa vào bọc nilon, ngâm vào nước lạnh khoảng 1 giờ. Tuy nhiên, do mọi người thường chỉ mua lượng vừa đủ ăn trong vòng 1 tuần nên không nhất thiết phải bảo quản giò trong ngăn đá hoặc tủ đông bởi quá trình rã đông sẽ làm hao hụt các chất dinh dưỡng.

Tương tự với giò tai, giò xào do đặc điểm về sự kết dính mà phải để ở nhiệt độ mát, lạnh vì vậy để bảo quản nên để vào ngăn mát tủ lạnh.

Thịt đông

Món thịt đông là món ăn truyền thống, độc đáo của người Việt. Thịt nấu đông ăn với cơm nóng, chấm nước mắm nguyên chất với chanh ớt, ăn với dưa hành, dưa cải, củ kiệu…là món ăn được sử dụng trong ngày Tết và những ngày thông thường trong năm.

Với món thịt đông, nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, và nó vừa giữ được hương vị đặc trưng vừa giúp món ăn bảo quản lâu hơn.

Dưa hành

Dưa hành thường được sử dụng ăn kèm với bánh chưng hoặc những món ăn có mỡ để đỡ ngấy. Vị chua dịu, cay nhẹ và vị thơm của dưa hành giúp gia tăng hương vị của những món ăn khác và kích thích tiêu hóa tốt hơn.

Vì vậy, mọi người nên bảo quản ở nơi thoáng mát, khi ăn dùng đũa sạch gắp dưa hành ra, rửa qua bằng nước sôi để nguội hoặc nước muối pha loãng, sau đó bóc vỏ ngoài, lấy phần dưa hành trắng nõn để ăn.

Các thực phẩm nấu chín khác

Không nên để món ăn là các loại rau vào tủ lạnh khi dùng không hết, vì hàm lượng nitrat có trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrit – chất gây ung thư, cho dù có đun lại cũng không thể khử được. Vì vậy, không nên ăn các món rau đã để qua đêm.

Những thực phẩm đã chế biến nên ăn ngay, không nên để thức ăn đã nấu chín trong môi trường nhiệt độ thường quá 2 giờ đồng hồ. Những thức ăn còn dư sau bữa ăn nên đun nóng lại, để nguội rồi mới để vào trong ngăn mát tủ lạnh.

Nếu thức ăn còn nóng cho ngay vào tủ lạnh, nơi có nhiệt độ thấp, thức ăn sẽ biến chất, nước trong thức ăn ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến gây độc cho thực phẩm. Khi ăn phải nấu chín lại thức ăn trước khi dùng vì nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng hạn chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó.

Tuy nhiên, tủ lạnh cũng không phải là “chiếc tủ thần kỳ” để bảo quản đồ ăn. Thức ăn được lấy ra ở trong tủ lạnh chỉ sử dụng một lần cho bữa sau, và nếu còn không để lại bữa sau, thức ăn để lâu nhất là 5 – 6 giờ.

Bác sĩ khuyến cáo thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, để lâu trong tủ lạnh vẫn sinh ra độc tố. Thức ăn đun lại, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100ºC, nhưng độc tố do vi sinh khuẩn sinh ra vẫn còn nguyên độc tính gây nên ngộ độc cho người sử dụng. Mọi người nên chế biến lượng thức ăn vừa đủ, đừng quá dư thừa, vì khi thừa đun lại thức ăn sẽ bị sẽ bị hao hụt chất dinh dưỡng.

Sức khỏe

Quy trình chẩn đoán và điều trị ung thư phổi của Việt Nam tương đương khu vực và thế giới
Sức khỏe

Quy trình chẩn đoán và điều trị ung thư phổi của Việt Nam tương đương khu vực và thế giới

Theo báo cáo của Bệnh viện Phổi Trung ương, trong năm 2024, Bệnh viện đã phục vụ trên 100 nghìn lượt khám bệnh, 41 nghìn lượt bệnh nhân điều trị nội trú. Đặc biệt, Bệnh viện thực hiện thành công khoảng 5 nghìn ca phẫu thuật, trong đó có 3 ca ghép phổi - một kỹ thuật khó trong lĩnh vực ghép tạng với đạt tỉ lệ ghép thành công 100%.

Cảnh báo về tăng nguy cơ các bệnh lý viêm vùng mũi họng sau Tết
Sức khỏe

Cảnh báo về tăng nguy cơ các bệnh lý viêm vùng mũi họng sau Tết

Sau Tết, nhiều người gặp phải các vấn đề tai mũi họng do chế độ ăn uống không khoa học và thói quen sinh hoạt chưa hợp lý. Việc nhận thức rõ nguyên nhân và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, giúp mỗi người có một cơ thể khỏe mạnh để tiếp tục làm việc và học tập hiệu quả sau kỳ nghỉ lễ.

 Trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán cả nước có hơn 14.000 trẻ chào đời tại các cơ sở y tế
Sức khỏe

Trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán cả nước có hơn 14.000 trẻ chào đời tại các cơ sở y tế

Theo báo cáo về công tác y tế trong dịp Tết Ất Tỵ 2025 của Bộ Y tế cung cấp, tổng số bệnh nhân đến khám, cấp cứu tại các cơ sở y tế trên toàn quốc trong 7 ngày nghỉ Tết (từ 25 đến 31.1, tức từ 26 tháng Chạp đến mùng 3 Tết) là hơn 478.000 trường hợp, trong đó có hơn 160.000 người phải nhập viện điều trị nội trú.

Hai người bệnh chết não hiến tạng giúp 3 người hồi sinh đầu năm mới
Sức khỏe

Hai người bệnh chết não hiến tạng giúp 3 người hồi sinh đầu năm mới

Tối ngày 31.1, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức cho biết, trong 2 ngày 30 và 31.1 (tức mùng 2 và mùng 3 Tết), bệnh viện đã thực hiện thành công vận động hiến tạng từ hai người bệnh chết não giúp 1 trái tim và 2 quả thận được ghép, hồi sinh cho 3 bệnh nhân trong những ngày đầu năm mới.

Trực Tết của bác sĩ cấp cứu - hồi sức tích cực: Khi trách nhiệm trở thành niềm vui
Sức khỏe

Trực Tết của bác sĩ cấp cứu - hồi sức tích cực: Khi trách nhiệm trở thành niềm vui

“Tôi vẫn thường nói với cả tất cả các bác sĩ trẻ sau này, ở thế hệ sau của tôi rằng nếu các em không muốn trực Tết, không muốn làm những trách nhiệm này thì các em không thể theo đuổi ngành y. Hãy biến những trách nhiệm đó trở thành niềm vui...”, bác sĩ Ngô Đức Hùng Phó Trưởng khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nói.

Các y, bác sĩ Bệnh viện E tiếp nhận bệnh nhân đêm Giao thừa 2025
Sức khỏe

Bác sĩ cấp cứu Bệnh viện E căng mình cứu chữa bệnh trong đêm giao thừa

Tin từ Bệnh viện E cho biết, trong đêm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, các bác sĩ trực đã phải căng mình cấp cứu cho 70 ca bệnh với nhiều bệnh lý khác nhau như chấn thương do tai nạn sinh hoạt, bán tắc ruột, tai biến mạch máu não, ngộ độc thuốc trừ sâu, tăng huyết áp… Đây đều là những ca rất nặng, đòi hỏi xử trí nhanh chóng. Đây cũng là giao thừa tiếp theo Phó vụ trưởng Vụ Xã hội (Văn phòng Quốc hội) Nguyễn Hồng Ngọc đến cùng chia sẻ cùng người bệnh đang nằm điều trị tại Bệnh viện E.

Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Sức khỏe

Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực

Dịp Tết Nguyên Đán thường là những ngày vất vả nhất trong năm đối với các y bác sĩ, đặc biệt ở chuyên ngành cấp cứu - hồi sức tích cực. 
Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không chỉ cao hơn so với ngày thường mà mặt bệnh cũng đa dạng, phức tạp hơn. Lựa chọn gắn bó với nghề y, các bác sĩ không thể đón Tết trọn vẹn với gia đình. Nhưng gạt mọi nỗi niềm riêng, với họ, trực Tết vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ, cũng là niềm tự hào của mỗi nhân viên y tế ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.