Bảo hiểm xã hội huyện Tương Dương: Bám làng, bám bản để lan tỏa chính sách an sinh

Hiện nay, việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vốn là một nhiệm vụ không hề dễ dàng ngay cả đối với các huyện ở đồng bằng, ở những địa phương phát triển chứ chưa nói ở vùng 30a, dân tộc thiểu số như Tương Dương. Bằng sự nổ lực không ngừng nghỉ, công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở huyện Tương Dương đang trở thành điểm sáng của tỉnh Nghệ An.

Đạt 125,5% kế hoạch được giao

Tương Dương là huyện miền núi 30a của tỉnh Nghệ An, điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, nơi có đa phần đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và phần lớn người dân vẫn chưa hiểu rõ về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tuy nhiên với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, Bảo hiểm xã hội huyện Tương Dương cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể chính trị đã vượt khó “bám làng, bám bản” để phát triển đối tượng tham gia chính sách này. Chính vì thế, thời gian gần đây, công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở huyện Tương Dương trở thành điểm sáng của tỉnh Nghệ An.

Theo Bảo hiểm xã hội huyện Tương Dương, tính đến hết tháng 10 năm nay, toàn huyện Tương Dương có 1.711 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tăng 626 người so với cùng kỳ năm 2023, tăng 576 người so với cuối năm 2023, đạt 125,5% kế hoạch của Bảo hiểm xã hội tỉnh giao và đạt 121,5% kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An giao. Qua đó góp phần đưa tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện đạt 15,2%. Một số địa phương có số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng cao như thị trấn Thạch Giám có 343 người tham gia, xã Tam Quang 298 người, xã Xá Lượng 122 người, xã Tam Quang 109 người…Chỉ tính riêng năm 2023 và 10 tháng của năm 2024 thì số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của huyện Tương Dương bằng tổng số người tham gia từ bốn năm trước (năm 2019 đến năm 2022) cộng lại.

14bc684ba37f1921406e.jpg
Bám làng, bám bản đưa chính sách an sinh xã hội đến gần hơn với đồng bào dân tộc thiểu số

Chị Moong Thị Ngân (Xã Tam Thái, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) chia sẻ “Tôi hiện đang đi làm công ty và đã tham gia bảo hiểm xã hội nên phần nào tôi cũng hiểu được những lợi ích mà bảo hiểm xã hội mang lại. Do đó, tôi cũng vận động những người thân ở nhà tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Giờ Nhà nước đã tạo điều kiện cho phép đóng phí bảo hiểm xã hội tự nguyện linh hoạt hằng tháng, hay “một cục” hằng quý, sáu tháng, một năm hay nhiều năm nhưng không quá 5 năm với các mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của mình thì dại gì mà không tham gia. Sau này về già mình lại có lương hưu để trang trải cuộc mà không phải phụ thuộc vào con cháu”.

Những kết quả đạt được thực sự ấn tượng, là những con số biết nói khẳng định nỗ lực không ngừng nghỉ của Bảo hiểm xã hội huyện Tương Dương cùng cả hệ thống chính trị huyện Tương Dương trong việc phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn.

Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc

Thực tế cho thấy, đối với huyện Tương Dương nói riêng và các huyện miền núi Nghệ An nói chung, công tác phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện luôn đặt ra nhiều thách thức. Một trong những nguyên nhân chính là do đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, công việc không ổn định; phần lớn lao động chưa quan tâm đến cuộc sống của mình trong tương lai và nhận thức được lợi ích của bảo hiểm xã hội khi về già... Đáng nói, không chỉ khó trong việc vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà việc duy trì đóng tiền trong cả một thời gian dài cũng là bài toán khó.

Theo Bảo hiểm xã hội huyện Tương Dương để có được “sức bật” này, giải pháp quan trọng nhất vẫn là công tác tuyên truyền với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, “bám làng, bám bản và lan tỏa niềm tin” để đưa chính sách an sinh của Đảng đến với đồng bào dân tộc thiểu số. Do đặc thù công việc của bà con ở đây là ban ngày lên nương, lên rẫy, chỉ ở nhà vào buổi tối, chính vì thế, Bảo hiểm xã hội huyện đã chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở tranh thủ vào những buổi tối, các ngày nghỉ lễ để tổ chức tuyên truyền cho bà con.

Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai đã chủ động linh động lồng ghép trong các đợt sinh hoạt pháp luật tại các xã, thôn, bản để vừa hạn chế được chi phí, vừa thu hút được đông đảo người dân tham gia để tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Trong mỗi cuộc tuyên truyền, Bảo hiểm xã hội huyện luôn đổi mới, sáng tạo, đưa những dẫn chứng các trường hợp cụ thể để cho dân hiểu, dân tin. Đặc biệt, cùng với đội ngũ cán bộ, tuyên truyền viên của bảo hiểm xã hội, thời gian qua đã phát huy vai trò của già làng, trưởng bản trong công tác tuyên truyền, vận động, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội huyện Tương Dương cũng đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, đồng hành với cơ quan Bảo hiểm trong các buổi tuyên truyền, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bảo hiểm xã hội huyện Tương Dương cũng tranh thủ sự lãnh đạo chỉ đạo kịp thời của bảo hiểm cấp trên; của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với cơ sở; các chỉ tiêu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được cụ thể hóa thành chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đồng thời, chú trọng việc nêu gương của các thành viên Ban chỉ đạo từ cấp huyện đến cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội.

Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút đầu tư tăng gấp đôi, hướng tới phát triển đột phá trong năm 2025
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút đầu tư tăng gấp đôi, hướng tới phát triển đột phá trong năm 2025

Năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt nhiều thành tựu nổi bật nhờ sự lãnh đạo quyết liệt, đồng bộ và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều tăng trưởng mạnh, tạo nền tảng vững chắc để tỉnh tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

TP. Hồ Chí Minh: Hoàn thành cao nhất các mục tiêu, sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Hoàn thành cao nhất các mục tiêu, sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên kêu gọi toàn hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục phát huy đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, quyết tâm, nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025, sẵn sàng cùng cả nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Ninh Thuận cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh
Trên đường phát triển

Ninh Thuận cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh

Một trong những quan điểm chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Ninh Thuận năm 2024 là “Lấy doanh nghiệp là trung tâm, là động lực và mục tiêu cho sự phát triển, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân”. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ nét, chỉ số PCI năm 2023 của tỉnh đạt 69,10 điểm, tăng 3,67 điểm, tăng 38 bậc so với năm 2021 và tăng 19 bậc so với năm 2022, xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 2/14 tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất.

Hà Nội: Tổng kết, sắp xếp tổ chức bộ máy trong tháng 12 và đầu năm 2025
Địa phương

Hà Nội: Tổng kết, sắp xếp tổ chức bộ máy trong tháng 12 và đầu năm 2025

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu trong tháng 12 và đầu năm 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội tập trung lãnh đạo thực hiện việc tổng kết, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thái Nguyên: Huyện Võ Nhai đào tạo nghề, trao sinh kế
Địa phương

Thái Nguyên: Huyện Võ Nhai đào tạo nghề, trao sinh kế

Là huyện miền núi, tỷ lệ hộ nghèo cao, những năm qua, cùng với thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển KT-XH, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đổi mới theo hướng gắn với nhu cầu thực tiễn. Có kiến thức, nhiều hộ có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, tạo động lực thoát nghèo bền vững.

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển

Năm 2024, mặc dù phải hứng chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố Hải Phòng đạt trên 11% - năm thứ 10 liên tiếp duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số; đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; thành lập thành phố Thủy Nguyên, quận An Dương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng được Quốc hội thông qua… Những nhiệm vụ tưởng chừng như không thể đã làm được, mang ý nghĩa lịch sử, tạo động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển của thành phố.

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ
Trên đường phát triển

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo cụm liên kết ngành, phấn đấu đưa tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực về công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tỉnh Quảng Nam tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nguyên liệu… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt sản xuất. Đồng thời, chú trọng vấn đề thu hút đầu tư và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

Lực lượng đoàn viên thanh niên thành phố Vĩnh Yên hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử
Trên đường phát triển

Thành phố Vĩnh Yên bứt phá trong chuyển đổi số

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành phố Vĩnh Yên cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có bước đi đột phá, sáng tạo. Trong đó, đột phá về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đưa thành phố này vươn mình mạnh mẽ…

Thái Nguyên: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Đại Từ
An ninh cơ sở

Thái Nguyên: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Đại Từ

Từ năm 2016 đến nay, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An là nhà thầu trúng hàng loạt các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

“Vườn ươm" hạt giống đỏ
Địa phương

“Vườn ươm" hạt giống đỏ

“Vườn ươm hạt giống đỏ” là cụm từ được nhiều người dân Yên Bái sử dụng để nói về Đề án số 11-ĐA/TU về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án số 11) của Tỉnh ủy Yên Bái ban hành năm 2018. Sau 5 năm triển khai, từ vườn ươm mang tên Đề án số 11, nhiều cán bộ trẻ của tỉnh ngày càng trưởng thành với năng lực chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. Đề án 11 cũng được coi như “cú hích” thay đổi tư duy, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong công tác cán bộ hiện nay.

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo
Địa phương

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo

Trong quá trình phát triển, thu hút đầu tư, Yên Bái có nhiều cách làm sáng tạo, cách tiếp cận chủ động “đi tìm” chứ không “ngồi đợi”, được người dân, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh ủng hộ. Những câu chuyện thực tế diễn ra thời gian qua là minh chứng khẳng định tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm của những người đứng đầu địa phương để mở rộng các mối quan hệ hữu nghị hợp tác, xúc tiến đầu tư và nâng cao vị thế, uy tín của Yên Bái với bạn bè quốc tế...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn
Địa phương

Tư duy đột phá, quyết tâm hành động

Yên Bái còn nhiều khó khăn, song nói như Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn, nếu cứ mang “cái nghèo” ra để “kêu khó, than khổ” thì không bao giờ bứt phá vươn lên được. Trên cơ sở đã định vị được con đường và mục tiêu phát triển, với ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh, Yên Bái đã sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển.

Bền chặt biên giới Việt - Lào
Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào

Cùng với công tác phối hợp bảo vệ biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị cho phát triển, các cụm dân cư và lực lượng bảo vệ biên giới tại Quảng Bình và các địa phương nước bạn Lào cũng kết nghĩa bền chặt, kết dải biên giới Việt - Lào thắm đượm nghĩa tình.