Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Bảo đảm thận trọng, chính xác, đồng bộ

Nhấn mạnh 6 chữ "thận trọng, chính xác, đồng bộ", vì quyền lợi hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, cơ sở y tế, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, phải làm sao để Luật Dược sửa đổi lần này sau khi ban hành có “tuổi thọ” cao, góp phần chăm lo sức khỏe người dân tốt hơn, chất lượng hơn.

Không để tình trạng cùng một loại thuốc nhưng mỗi nơi một giá

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã quy định về công bố giá buôn thuốc dự kiến thay thế cho thủ tục kê khai giá bán buôn thuốc, để tránh nhầm lẫn với biện pháp kê khai giá trong Luật Giá. Theo đó, dự thảo Luật đã bổ sung giải thích từ ngữ “giá bán buôn thuốc dự kiến”, “công bố giá bán buôn thuốc dự kiến”, “công bố lại giá bán buôn thuốc dự kiến”, “mặt hàng thuốc tương tự”, xác định rõ chủ thể thực hiện thủ tục, cơ quan tiếp nhận thủ tục; biện pháp khi phát hiện công bố giá cao bất hợp lý.

Bảo đảm thận trọng, chính xác, đồng bộ -0
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 178-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật, do đó, cần rà soát lại xem dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược này có nhóm lợi ích nào không để chúng ta điều chỉnh với tinh thần trách nhiệm rất cao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi tiếp thu, giải trình.

Tôi đề nghị trách nhiệm Bộ Y tế là cơ quan chủ trì soạn thảo phải tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội, cơ quan thẩm tra có chính kiến rõ ràng, công tâm, khách quan, vô tư về vấn đề này, không bị bất cứ cá nhân nào, tổ chức nào tác động trong việc sửa đổi Luật Dược này. Đề nghị phải làm hết sức nghiêm túc. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Dự thảo Luật cũng quy định cụ thể hơn về biện pháp quản lý giá thuốc cũng như trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở kinh doanh dược liên quan tới thực hiện các biện pháp quản lý giá thuốc.

Nhấn mạnh điểm mới của dự thảo Luật là kiểm soát giá bán buôn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu quy định này, để không làm ảnh hưởng đến việc mua thuốc của cơ sở y tế. "Phải làm rõ trách nhiệm của cơ sở kinh doanh khi công bố giá và trách nhiệm của cơ quan quản lý cảnh báo về giá bán thuốc". Lưu ý điều này, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, cần rà soát, có thêm quy định về hậu kiểm để bảo đảm chất lượng thuốc an toàn đối với người sử dụng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hết sức cầu thị, lắng nghe, tháo gỡ những vướng mắc của thực tiễn
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

“Hiện nay, người dân quan tâm nhất là chất lượng thuốc, tôi cũng phát biểu một lần ở phiên thảo luận tổ là đừng để tiền mất tật mang về quảng cáo thuốc trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm sao để người dân sử dụng thuốc một cách an toàn. Ngành y tế phải kiểm soát được về chất lượng thuốc. Giá bán thuốc ở các nhà thuốc phải thống nhất, chứ không thể cùng một loại thuốc mà nhà thuốc A bán giá như thế này, nhà thuốc B bán giá khác”, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải phân tích chặt chẽ vấn đề quảng cáo thuốc
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tại khoản 2, Điều 3, Luật Giá quy định: “Trường hợp Luật khác ban hành sau ngày Luật Giá có hiệu lực thi hành cần quy định đặc thù về quản lý, điều tiết giá khác với quy định tại Luật Giá thì phải xác định cụ thể nội dung thực hiện hoặc không thực hiện theo quy định của Luật Giá, nội dung thực hiện theo quy định của luật khác đó”. Dẫn quy định này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng khẳng định, quy định công bố giá bán buôn thuốc dự kiến tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược hoàn toàn đáp ứng yêu cầu nêu trên, chưa có trong Luật Giá và không trái với Luật Giá.

Bảo đảm thận trọng, chính xác, đồng bộ -0
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Liên quan đến công bố giá, dự thảo Luật quy định, các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất thuốc bán buôn phải gửi thông báo về giá bán buôn đến Bộ Y tế để công bố và Bộ Y tế có quyền kiến nghị về mức giá đã công bố, công bố lại trong quá trình thuốc lưu hành trên thị trường khi Bộ Y tế phát hiện một trong các trường hợp đã được quy định tại khoản 4, Điều 107, dự thảo Luật. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, cơ quan soạn thảo cần làm rõ giá trị pháp lý về kiến nghị của Bộ Y tế; và kiến nghị này có bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện hay không?

Cân nhắc quy định về oxy y tế

Một nội dung vẫn còn ý kiến khác nhau giữa Thường trực Ủy ban Xã hội và Bộ Y tế là quy định về oxy y tế. Nêu rõ, đây là nội dung có tính chuyên môn sâu, có đưa hay không đưa vào dự thảo Luật và nếu không đưa vào dự thảo Luật này thì đưa vào Luật nào hay văn bản có tính pháp lý nào của Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, đây là sản phẩm đặc biệt đưa vào cơ thể người bệnh để chữa bệnh, nên phải được Luật quy định với các quy phạm có tính nguyên tắc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải phân tích chặt chẽ vấn đề quảng cáo thuốc
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Thực tế cho thấy, vì quyền lợi của người bệnh, “có quy định pháp luật về khí y tế thì bảo hiểm y tế sẽ chi trả cho người bệnh khi sử dụng loại khí này”. Do đó, trong khi chưa được điều chỉnh trong Luật, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, có thể xem xét cân nhắc đưa nội dung này vào Nghị quyết về Kỳ họp Quốc hội hoặc Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tuy nhiên, dù là quy định trong văn bản luật, nghị quyết hay nghị định, thì phải bao hàm các loại khí sử dụng trong y tế, trong khám, chữa bệnh, không nên chỉ đề cập đến oxy y tế; trong trường hợp cần thiết, có thể đưa ra 2 phương án trình tại Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách sắp tới để ĐBQH đánh giá, thảo luận, cho ý kiến thêm", Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.

Bảo đảm thận trọng, chính xác, đồng bộ -0
Các đại biểu tại phiên họp

Cho rằng “dược” là thuốc và nguyên liệu làm thuốc, “dược chất” là chất hỗn hợp các chất dùng để chuẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh; và khi ốm nặng và dẫn đến tình trạng rất nguy kịch phải bổ sung oxy để trợ giúp sức khỏe người bệnh thì bản chất là chữa bệnh, theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, trong trường hợp này oxy là chất chữa bệnh, là dược chất.

"Trong khi đó, chúng ta chưa quy định về oxy y tế trong bất cứ luật nào, nếu cần thiết phải quy định thì có thể đưa vào phạm vi của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với nhu cầu cấp thiết để phục vụ người bệnh", Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề xuất.

Nhấn mạnh 6 chữ "thận trọng, chính xác, đồng bộ", vì quyền lợi hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, cơ sở y tế, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, phải làm sao để Luật Dược sửa đổi sau khi ban hành có “tuổi thọ” cao, góp phần chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn, chất lượng hơn. Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần ban hành nghị định, thông tư một cách đồng bộ để thực hiện Luật.

Diễn đàn Quốc hội

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm
Diễn đàn Quốc hội

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm

Cho ý kiến vào kết quả thực hiện công tác dân nguyện tháng 9.2024; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn, sớm khắc phục những vấn đề nổi cộm để báo cáo Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước.

Đoàn giám sát khảo sát tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Tiền Giang
Diễn đàn Quốc hội

Vận dụng tối đa chính sách, pháp luật, mang lại hiệu quả cao nhất

Chỉ rõ thực tế, yêu cầu về khiếu nại, tố cáo sẽ luôn hiện hữu, phát sinh với nhiều mức độ khác nhau, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, Tiền Giang không chủ quan, hài lòng với những kết quả đạt được mà cần lường trước thuận lợi, khó khăn. Đặc biệt, trong đối thoại với Nhân dân, cần vận dụng tối đa chính sách, pháp luật để mang lại hiệu quả cao nhất trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng
Diễn đàn Quốc hội

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng

Nhà giáo Nguyễn Thị Diệu - một liệt sĩ gan vàng dạ sắt, đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của phong trào phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm khả thi, phổ quát, công bằng

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 37, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, việc mở rộng đối tượng và mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế cần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, phổ quát, công bằng cũng như khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của người dân.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ảnh: Lâm Hiển
Diễn đàn Quốc hội

"Quốc hội trẻ em đã động chạm đến nhiều vấn đề cốt lõi"

Tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, các đại biểu Quốc hội trẻ em đã chỉ ra rằng, bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường hiện đáng báo động, diễn ra dưới nhiều hình thức, cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Khai mạc Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ hai
Quốc hội và Cử tri

Cất cao tiếng nói của trẻ em

Vinh dự, tự hào khi đại diện cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, mang theo tâm tư, nguyện vọng của bạn bè đồng trang lứa, các đại biểu Quốc hội trẻ em mong muốn cất cao tiếng nói, đưa ra ý kiến về những vấn đề xác đáng tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri

Ghi nhận các nỗ lực của các bộ, ngành trong giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội thời gian qua, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, các bộ, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại Hội thảo "Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay"
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý và hoạt động khoa học công nghệ

Tại hội thảo “Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay” diễn ra sáng 27.9, các đại biểu cho rằng, cần thiết tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực khoa học công nghệ để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo cơ sở pháp lý để phát triển nhanh, bền vững khoa học công nghệ. Trong đó, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ hiện hành.

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi
Văn hóa - Thể thao

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi

Cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra những thách thức về nguồn lực và cơ chế phân bổ ngân sách, cũng như tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu.

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế

Góp ý vào dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 37, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần rà soát thật kỹ dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hoá chủ trương về cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đã được nêu tại các văn bản của Đảng, Nhà nước. Trong đó, rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, bảo đảm tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định trong trung và dài hạn.

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài
Diễn đàn Quốc hội

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài

Thảo luận Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần làm rõ các nội dung cần tập trung chỉ đạo, có giải pháp, lộ trình cụ thể để giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Đồng thời, hạn chế tối đa phát sinh vụ việc mới, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể
Quốc hội và Cử tri

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể

Qua xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” tại Phiên họp chiều nay, 25.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Nghị quyết giám sát cần thể hiện rõ các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm của từng chủ thể theo quy định của pháp luật.

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm
Quốc hội và Cử tri

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm

Cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm, nhất là các địa phương ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
Quốc hội và Cử tri

Bao quát, khả thi, có tính dự báo cao

Cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục đối chiếu, rà soát với các luật chuyên ngành và các cam kết quốc tế để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên không gian mạng, các nền tảng số, bảo đảm tính khả thi và có tính dự báo cao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác năm 2024 của Kiểm toán nhà nước và dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2025
Diễn đàn Quốc hội

Lựa chọn nội dung kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm

Cơ bản thống nhất với mục tiêu, định hướng, kế hoạch kiểm toán năm 2025 được Kiểm toán Nhà nước xác định, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục rà soát kế hoạch kiểm toán, lựa chọn nội dung có trọng tâm, trọng điểm, kiểm toán trúng và đúng, cắt giảm các nhiệm vụ thực sự không cần thiết, trùng lặp với kế hoạch thanh tra.

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội

Nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh yêu cầu các nội dung sửa đổi cần tập trung khắc phục, tháo gỡ kịp thời các bất cập, vướng mắc cho doanh nghiệp, đồng thời, tạo môi trường pháp lý thống nhất và ổn định, bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng trong các chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, cần quán triệt quan điểm chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Toàn cảnh Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn là một hình thức giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Tại Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu cho rằng, nội dung này cần được luật hóa vì đây là một công cụ hết sức sắc bén của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đã được thực tiễn chứng minh hiệu quả.

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng
Diễn đàn Quốc hội

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Báo cáo của Chính phủ cần phân tích, làm rõ hơn về công tác phòng, chống tiêu cực. Cụ thể, cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá với công tác này.