Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Sáng 11.12, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường giai đoạn 2019 - 2023 trên địa bàn. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tạ Văn Hạ - Trưởng Đoàn khảo sát chủ trì cuộc làm việc.

ubnd-tinh-lao-cai.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì cuộc làm việc giữa Đoàn khảo sát với Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai sáng 11.12

Ban hành nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ

Theo báo cáo, toàn tỉnh Lào Cai có 468 trường có trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, chiếm 80,1% tổng số trường mầm non, phổ thông, với 121.454 học sinh, chiếm 52,45%. Trong đó, có 213 trường tổ chức ăn bán trú buổi trưa (học sinh đi đến trường và trở về trong ngày), với 38.554 học sinh, chiếm 16,65%; có 255 trường tổ chức ăn, ở tại trường (học sinh không thể đi đến trường và trở về trong ngày), với 82.900 học sinh, chiếm 35,8%.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Dương Bích Nguyệt khẳng định, công tác dinh dưỡng học đường luôn được địa phương rất quan tâm, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, từ truyền thông đến việc tổ chức bữa ăn học đường, bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện tốt mô hình dinh dưỡng học đường gắn với bữa ăn bán trú, tạo điều kiện cho học sinh phát triển thể chất toàn diện.

ubnd-tinh-lao-cai2.jpg
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai Giàng Thị Dung báo cáo làm rõ một số vấn đề Đoàn khảo sát quan tâm

Nhiều đơn vị sáng tạo các mô hình dinh dưỡng học đường như: Trường THCS&THPT huyện Bát Xát có mô hình “Tăng cường dinh dưỡng học đường thông qua trồng trọt, chăn nuôi của học sinh bán trú”; Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Thắng triển khai nhân rộng mô hình “Trường học xanh - dinh dưỡng an toàn”. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Hà chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện mô hình “Trồng một cây, nuôi một con”, “Vườn cây trong trường học”, “Dinh dưỡng cho bé”; phối hợp với trạm y tế các xã, thị trấn tổ chức “Bữa ăn dinh dưỡng” 1 lần/tuần…

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai đã ban hành các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Nổi bật là Nghị Quyết số 15/NQ/2023-HĐND ngày 13.11.2023 hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ giáo viên quản lý học sinh và cấp dưỡng nấu ăn cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo đó, hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ trẻ em từ 24 tháng trở lên trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

ubnd-tinh-lao-cai3.jpg
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Dương Bích Nguyệt báo cáo Đoàn khảo sát

Ngoài ra, nhiều tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân tham gia góp sức nâng cao chất lượng bữa ăn, dinh dưỡng cho trẻ vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

“Nhờ có các chính sách kịp thời và sự chung tay của toàn xã hội, dinh dưỡng cho trẻ vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã được cải thiện rõ rệt”, bà Dương Bích Nguyệt khẳng định.

Đề nghị tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú

Tuy nhiên, bà Dương Bích Nguyệt cho rằng, mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh/tháng còn thấp, rất khó khăn để cân đối khẩu phần ăn, dinh dưỡng hằng ngày cho học sinh ăn 3 bữa/ngày.

Hầu hết trường học có số lượng lớn học sinh nội trú, bán trú và có học sinh bán trú từ lớp 1, rất khó khăn việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục. Chế độ đãi ngộ, chính sách hỗ trợ cho giáo viên kiêm nhiệm quản lý học sinh bán trú hằng ngày 24/24h còn thấp.

Nhiều trường học vẫn sử dụng bếp ăn tạm bợ, chưa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đội ngũ nhân viên y tế, quản lý dinh dưỡng còn thiếu nên gặp khó khăn trong quản lý, triển khai về công tác dinh dưỡng học đường.

ubnd-tinh-lao-cai4.jpg
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Thoa quan tâm tới các mô hình dinh dưỡng học đường cũng như việc thí điểm phổ cập mầm non cho trẻ 4 tuổi tại Lào Cai

Từ thực tiễn tại địa phương, Lào cai đề nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng trong các chương trình mục tiêu quốc gia (giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi); ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để tổ chức thực hiện chiến lược ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.

Đặc biệt, đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 8.9.2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non; sửa đổi, bổ sung Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

ubnd-tinh-lao-cai6.jpg
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh phát biểu tại cuộc làm việc

Trong đó, bổ sung đối tượng trẻ nhà trẻ được hỗ tiền ăn và tăng mức hỗ trợ từ 160.000 đồng/trẻ/tháng lên 250.000 đồng/trẻ/tháng (tương đương với tăng mức lương cơ sở). Bổ sung đối tượng học sinh bán trú vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hỗ trợ tiền ăn.

Mở rộng đối tượng học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh dân tộc thiểu số học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Trung tâm GDNN-GDTX các huyện, bảo đảm công bằng cho học sinh sau THCS. Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú lên 60% mức lương cơ sở/tháng/học sinh; không quy định tối đa 5 lần định mức cấp dưỡng/trường.

ubnd-tinh-lao-cai00.jpg
Trưởng ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai Lưu Thị Hiên cho biết, tỉnh luôn quan tâm ưu tiên đầu tư cho giáo dục với các chính sách riêng, trong đó có dinh dưỡng học đường, nhưng do nguồn lực hạn chế nên chưa đáp ứng yêu cầu

Lào Cai cũng kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết kế Chương trình giáo dục dinh dưỡng học đường từ cấp học mầm non đến phổ thông; đồng thời cho Lào Cai được tiếp cận các mô hình bữa ăn học đường thành công trên thế giới như chương trình bữa ăn học đường tại Nhật Bản…

Tiếp tục quan tâm, có chính sách phù hợp

Đoàn khảo sát ghi nhận, tuy là một tỉnh còn khó khăn nhưng Lào Cai đã quan tâm, có nhiều cố gắng, nỗ lực, ban hành các chính sách riêng để bảo đảm dinh dưỡng cho học sinh nói riêng, chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em nói chung.

ubnd-tinh-lao-cai5.jpg
Quang cảnh cuộc làm việc

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ nhấn mạnh trẻ em là tương lai của dân tộc, không quan tâm chăm lo cho giai đoạn đầu đời của trẻ sẽ gây hệ lụy cho cả thế hệ. “Trong chăm sóc trẻ em, dinh dưỡng là khâu rất quan trọng; đề nghị Lào Cai tiếp tục quan tâm có chính sách phù hợp. Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ cao nhất có thể cho dinh dưỡng học đường; hỗ trợ chính sách cho nhân viên phục vụ nấu ăn trong trường học…”.

Phó Chủ nhiệm Tạ Văn Hạ cũng đề nghị tỉnh tăng cường công tác truyền thông, để học sinh, phụ huynh và xã hội nhận thức được vai trò quan trọng của dinh dưỡng, từ đó thay đổi hành vi. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phối hợp tốt giữa các sở, ngành để bảo đảm hiệu quả công tác dinh dưỡng học đường, trong đó làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu.

Chính trị

Trong bối cảnh tình hình mới rất khẩn trương, cần sự đột phá, quyết đoán, quyết liệt, đoàn kết, thống nhất từ khâu đề xuất chính sách tới triển khai thực hiện
Sự kiện nổi bật

Trong bối cảnh tình hình mới rất khẩn trương, cần sự đột phá, quyết đoán, quyết liệt, đoàn kết, thống nhất từ khâu đề xuất chính sách tới triển khai thực hiện

Lời Tòa soạn: Chiều 23.1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu khai mạc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Pháp luật họp thẩm tra sơ bộ

Sáng 23.1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Thường trực Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải gặp gỡ các đơn vị phối hợp tổ chức Hội nghị APF tại Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải gặp gỡ các đơn vị phối hợp tổ chức Hội nghị APF tại Cần Thơ

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 22.1, tại TP. Cần Thơ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã gặp gỡ 11 đơn vị phối hợp tổ chức tốt Hội nghị APF.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp đoàn nghị sĩ Pháp
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp đoàn nghị sĩ Pháp

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 22.1, tại TP. Cần Thơ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã tiếp Đoàn nghị sĩ Pháp do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Pháp Bruno Fuchs làm Trưởng đoàn. 

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Chiều 22.1, trong không khí phấn khởi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930-3.2.2025), chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tại Trụ sở Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã đến thăm, làm việc và chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia

Trong khuôn khổ Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu và Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), chiều 22.1, tại Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia Ouch Borithp.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Pháp luật họp thẩm tra sơ bộ 2 dự án Luật

Chiều 22.1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Thường trực Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Congo
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Congo

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 22.1, tại thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Congo Vital Kamerhe.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì tham quan mô hình nông nghiệp xanh tại Cần Thơ
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì tham quan mô hình nông nghiệp xanh tại Cần Thơ

Ngày 22.1, tại TP. Cần Thơ, trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dẫn đầu đoàn đại biểu tham quan thực tế tại Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Trung An; Hợp tác xã Nông trại xanh - New Green Farm và Sông Hậu Fram.

Việt Nam luôn chia sẻ, ủng hộ các giá trị và mục tiêu cao cả của Cộng đồng Pháp ngữ
Thời sự Quốc hội

Việt Nam luôn chia sẻ, ủng hộ các giá trị và mục tiêu cao cả của Cộng đồng Pháp ngữ

Lời Tòa soạn: Chiều 22.1, Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) đã diễn ra tại TP. Cần Thơ. Đây là sự kiện quan trọng do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức, khẳng định vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong các hoạt động của Cộng đồng Pháp ngữ, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và APF. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Chiều 22.1, tại TP. Cần Thơ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự, phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) - một trong hai cơ chế quan trọng nhất của APF (sau Đại hội đồng tổ chức vào tháng 7). Đây là sự kiện do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức, là hoạt động đầu tiên của APF sau khi Cộng đồng Pháp ngữ tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 19 tại Paris, Pháp vào tháng 10.2024, qua đó, khẳng định vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong các hoạt động của APF và Cộng đồng Pháp ngữ.