Chế độ chính sách cho người có công

Bảo đảm đúng người, đúng đối tượng

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thăm hỏi các thương, bệnh binh trong buổi tiếp công dân.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thăm hỏi các thương, bệnh binh trong buổi tiếp công dân.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa công bố kết quả 2 cuộc thanh tra quy mô lớn, tính đến ngày 31.12.2023, kết quả thanh tra, kiểm tra, rà soát hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trên toàn quốc đã phát hiện 24.590 trường hợp hưởng sai chế độ ưu đãi. Đây là hiện tượng cần được chấn chỉnh kịp thời để những người có công thực sự được hưởng các chế độ chính sách phù hợp.

24.590 trường hợp hưởng sai chế độ người có công

Báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tính đến ngày 31.12.2023 cho thấy, kết quả thanh tra, kiểm tra hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trên toàn quốc đã phát hiện 24.590 trường hợp hưởng sai chế độ ưu đãi, đã yêu cầu nộp trả ngân sách nhà nước số tiền trên 2.400 tỷ đồng. Trong đó, 5.397 đối tượng thuộc diện khai man, giả mạo tài liệu để lập hồ sơ hưởng chế độ.

Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tiến hành 3 cuộc thanh tra chính sách đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; việc quản lý, sử dụng kinh phí ưu đãi người có công với cách mạng và kinh phí mộ liệt sĩ, nghĩa trang tại các tỉnh Yên Bái, Hưng Yên và Phú Yên.

IMG_1706316075019_1706316223587.jpg
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thăm và tặng quà người có công, gia đình chính sách tại tỉnh Yên Bái. Ảnh: Tống Giáp

Qua kiểm tra 5.129 hồ sơ và xác minh trực tiếp đối tượng, cơ quan thanh tra kiến nghị chấm dứt trợ cấp và nộp ngân sách nhà nước hơn 36 tỷ đồng đối với 229 trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn hưởng chế độ; kiến nghị xác minh đối với một số trường hợp nghi vấn không bị dị dạng, dị tật, có khả năng lao động; phát hiện nhiều trường hợp sai sót về chuyên môn khám, giám định y khoa...

Được biết, theo số liệu của Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cuộc thanh tra lớn đầu tiên được tiến hành trước năm 2015 với sự tham gia phối hợp của Bộ Quốc phòng. Các hồ sơ chủ yếu của giai đoạn đầu thanh tra là hồ sơ thương binh do cơ quan quân đội xác lập từ năm 1998 đến năm 2013, số lượng 66.014 hồ sơ. Sau khi kết thúc cuộc thanh tra này vào năm 2018, Thanh tra Bộ tiếp tục phối hợp với các địa phương thanh tra, rà soát 320.000 hồ sơ hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và hồ sơ hưởng chế độ con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, việc chấm dứt trợ cấp đối với 24.950 đối tượng hưởng sai chế độ đã giảm chi ngân sách nhà nước mỗi năm ước tính trên 400 tỷ đồng. Kết quả thanh tra đã xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp khai man, giả mạo tài liệu để hưởng chế độ hoặc chứng nhận sai sự thật cho người khác hưởng chế độ ưu đãi, góp phần thực hiện chính sách ưu đãi đúng người, đúng đối tượng thụ hưởng theo quy định của pháp luật.

Bảo đảm chặt chẽ và minh bạch

Trong buổi tiếp công dân mới nhất, tiếp thu ý kiến của cử tri, thời gian tới, lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện các nội dung thanh tra; trong đó có thanh tra lĩnh vực người có công với cách mạng theo kế hoạch và giám sát hoạt động thanh tra; theo dõi, đôn đốc các đối tượng đã thanh tra thực hiện nghiêm kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra để bảo đảm hiệu quả của công tác thanh tra.

Buổi tiếp xúc công dân cũng lắng nghe nhiều ý kiến về rà soát các điều kiện của thương binh được hưởng thêm chế độ bệnh binh. Điển hình như trường hợp của ông Nguyễn Minh Liên (tỉnh Bắc Ninh) chia sẻ và bày tỏ mong muốn, được tham gia giám định y khoa, xác định thương tật để có thể hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Trong quá khứ, ông Liên từng tham gia các chiến trường Quảng Trị, mặt trận B5 và tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, bản thân ông Nguyễn Minh Liên thường xuyên phải điều trị các di chứng của chiến tranh và có liên quan tới phơi nhiễm chất độc hóa học khi tham gia chiến đấu.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã giao Thanh tra Bộ và Cục Người có công hướng dẫn công dân về quy trình giám định y khoa cũng như các quy trình để công dân được hưởng chế độ cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Bộ trưởng chỉ đạo, các đơn vị thuộc Bộ cần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ nhằm giải quyết dứt điểm các ý kiến, kiến nghị và thắc mắc của công dân trên tinh thần công khai, minh bạch và không để công dân phải đi lại nhiều. Đối với các vấn đề không thuộc thẩm quyền quản lý, Bộ sẽ có văn bản gửi các đơn vị liên quan xem xét xử lý, giải quyết.

Theo các chuyên gia, công tác xác nhận người có công với cách mạng là vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm nên cần thực hiện đúng quy định của pháp luật với quy trình chặt chẽ, công khai, minh bạch, nhằm ngăn ngừa tình trạng khai man hồ sơ, xác nhận sai sự thật để hưởng chế độ trợ cấp và danh hiệu Nhà nước tôn vinh. Theo đó, việc giải quyết chế độ, chính sách đối với người hoạt động bí mật, đơn tuyến, ngoại tuyến lại càng khó khăn, phức tạp hơn do không có hoặc không còn căn cứ chứng minh tham gia cách mạng.

Vì vậy, khi xem xét các trường hợp tham gia hoạt động cách mạng bí mật, đơn tuyến, ngoại tuyến, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có quan điểm không đề xuất chính sách chung, không giải quyết đồng loạt các trường hợp mà căn cứ quy định hiện hành để xem xét từng hồ sơ, từng trường hợp trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thận trọng tài liệu, tận dụng mọi nguồn thông tin để công nhận đúng người.

Năm 2024, ngành lao động tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19.7.2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác chăm sóc người có công với cách mạng, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Đồng thời, tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ về người có công. Bên cạnh đó, triển khai quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, điều dưỡng người có công với cách mạng, các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn", "Xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công"...

Đời sống

Căn cốt để xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững
Xã hội

Căn cốt để xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững

PGS.TS. Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Gia đình là nền tảng giáo dục quan trọng, góp phần định hướng nhân cách và năng lực của thế hệ trẻ. Để đạt được mục tiêu giáo dục cho một tương lai bền vững, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-VT
Đời sống

Nổi bật thông điệp hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển

Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện quan trọng nhằm thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế đồng bộ, toàn diện, sâu rộng cho tất cả các lĩnh vực; tăng cường đối ngoại quốc phòng, phát triển hợp tác với tất cả các nước. Triển lãm là điểm đến kết nối các doanh nghiệp các đơn vị nghiên cứu sản xuất sử dụng vũ khí trang bị với các đối tác tiềm năng trong lĩnh vực quốc phòng, hứa hẹn mang đến cơ hội hợp tác về xuất khẩu và chuyển giao công nghệ cho tất cả các bên.

Sinh viên Khóa 1 Tiếng Nhật do Công ty XKLĐ hợp tác với Trường Cao đẳng Yên Bái trong buổi khai giảng.
Đời sống

Nhiều gia đình khá giả nhờ xuất khẩu lao động

Nhờ quan tâm triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài nên giai đoạn 2019-2023, tỉnh Yên Bái đã có 2.212 lao động đi làm việc tại các thị trường chủ yếu như: Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga...

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị.
Xã hội

Bảo đảm cung ứng thuốc an toàn, chất lượng với giá hợp lý

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn phòng, chống đại dịch và các vấn đề cấp bách cần tháo gỡ, góp phần bảo đảm cung ứng đủ thuốc khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân. Đồng thời, đổi mới mạnh mẽ quy trình, thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm tối đa thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm chất lượng thuốc.

 “Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân chất độc da cam
Đời sống

“Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân chất độc da cam

Sáng 19.12, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400) và Nền tảng thiện nguyện của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân chất độc da cam. Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Thiếu tướng, TS Đỗ Hồng Lâm chủ trì buổi lễ.

Một số hình ảnh tại Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Đời sống

Một số hình ảnh tại Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, chương trình nghệ thuật lễ khai mạc triển lãm có chủ đề "Việt Nam - Hòa bình, hợp tác, cùng phát triển" với sự tham gia của hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh với khán giả. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Xã hội

Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Sáng 18.12 tại thành phố Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026 - 2030 khu vực phía Bắc.

Viettel trình diễn những công nghệ hiện đại nhất tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xã hội

Viettel trình diễn những công nghệ hiện đại nhất tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, "mục tiêu chiến lược của Viettel trong việc nghiên cứu sản xuất công nghệ cao là tạo ra các sản phẩm lưỡng dụng, hiện đại thông minh hơn, nhanh hơn, chính xác hơn, uy lực hơn. Các sản phẩm quân sự công nghệ cao của Viettel sẽ phù hợp với điều kiện môi trường, phương thức tác chiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam và tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế". 

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chung tay xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chung tay xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát

Sáng 18.12, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức buổi Lễ trao quà tài trợ xây dựng nhà tình thương, nhà cho gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Tuấn Anh; Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Nguyễn Tuấn Dũng cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thành viên Tập đoàn, gồm: Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Công ty Cổ phần Hóa chất Cơ bản miền Nam và Công ty Cổ phần Bột giặt Lix tham dự buổi lễ.

Tăng cường ứng dụng số lĩnh vực y tế
Xã hội

Tăng cường ứng dụng số lĩnh vực y tế

Việc ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực y tế đã góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế.

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào
Xã hội

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là quyết sách lớn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước dành cho các tỉnh miền núi nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Sau 3 năm nỗ lực triển khai các dự án thành phần đã giúp đời sống người dân ngày càng nâng lên, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao thương hàng hóa. Đây là đòn bẩy quan trọng khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các DTTS khu vực vùng sâu, vùng xa.