Lạng Sơn:

Bảo đảm điện phục vụ tăng trưởng kinh tế - xã hội là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu

Nhờ không ngừng đầu tư, nâng cấp và từng bước hiện đại hóa lưới điện, những năm qua, Công ty Điện lực Lạng Sơn (PC Lạng Sơn) đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2024, PC Lạng Sơn đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, trong đó nổi bật là tổng sản lượng điện thương phẩm đạt trên 652 triệu kWh, tăng 3,58% so với cùng kỳ (tương ứng 22,55 triệu kWh).

anh-1-day-manh-viec-ung-dung-nhieu-cong-nghe-moi-trong-cong-tac-quan-ly-van-hanh-anh-npc.png
Đẩy mạnh việc ứng dụng nhiều công nghệ mới trong công tác quản lý, vận hành.
Ảnh: NPC

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Cũng trong 9 tháng đầu năm 2024, giá bán điện bình quân đạt 2.117 đồng, tăng 32,73 đồng so với kế hoạch giao và tăng 140,54 đồng so với cùng kỳ 2023. Tỷ lệ tổn thất điện năng 6,26%, thấp hơn cùng kỳ 0,41% và thấp hơn kế hoạch giao cả năm 0,19%...

Để đạt được những kết quả ấn tượng đó, từ đầu năm 2024 đến nay, PC Lạng Sơn đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quản lý, kỹ thuật như: Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát lại hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh, khắc phục những khiếm khuyết của đường dây; thường xuyên theo dõi tình trạng vận hành trạm biến áp (TBA) nhằm kịp thời thực hiện các biện pháp san tải, cân, đảo pha; thực hiện phương án hoán đổi các máy biến áp non tải và quá tải, cũng như nâng công suất và hạ công suất cho các TBA phân phối; đảm bảo tiến độ đối với các dự án đầu tư xây dựng; thường xuyên tính toán, đảm bảo khai thác hiệu quả các tụ bù cao, hạ thế.

Cùng với đó, công ty còn đẩy mạnh việc ứng dụng nhiều công nghệ mới trong công tác quản lý vận hành như: sử dụng camera ảnh nhiệt, thiết bị đo phóng điện cục bộ trong công tác kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nguy cơ sự cố; lắp đặt công tơ điện tử kết hợp hệ thống đo xa; tăng cường thực hiện công tác hotline trên lưới điện và thực hiện sửa chữa, đấu nối, vệ sinh cách điện trong tình trạng đường dây vẫn mang điện.

Ngoài ra, từ ngày 7 – 9.9.2024, bão và hoàn lưu sau bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại rất lớn đến hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh, làm nhiều cột điện bị gãy đổ, đứt dây, thiết bị TBA, hệ thống đo đếm bị ngập nước… gây mất điện trên diện rộng với 185.187 khách hàng (chiếm 70,3%) bị ảnh hưởng. Ngay sau khi bão tan và các điều kiện khắc phục sự cố được đảm bảo, công ty đã nỗ lực triển khai các biện pháp khắc phục cấp điện trở lại sớm nhất cho khách hàng. Đặc biệt, tính đến ngày 20.9.2024, PC Lạng Sơn đã khôi phục cấp điện cho 185.187 khách hàng.

anh-2-pc-lang-son-no-luc-trien-khai-cac-bien-phap-khac-phuc-cap-dien-tro-lai-som-nhat-cho-khach-hang-bi-anh-huong-con-bao-so-3-yagi-anh-npc.png
PC Lạng Sơn nỗ lực triển khai các biện pháp khắc phục cấp điện trở lại sớm nhất cho khách hàng bị ảnh hưởng cơn bão số 3 (Yagi). Ảnh: NPC

Mặt khác, bên cạnh các giải pháp về quản lý kỹ thuật vận hành, PC Lạng Sơn còn tích cực triển khai tích hợp số hóa và công nghệ số vào mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiến lược nhất quán là “Lấy khách hàng làm trung tâm” để hướng tới tối ưu trải nghiệm và phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

Cụ thể, trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng, đến nay, khách hàng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có thể sử dụng các dịch vụ điện trực tuyến thông qua website của Trung tâm CSKH: https://cskh.npc.com.vn/; website công ty: https://pclangson.npc.vn/; Cổng dịch vụ công Quốc gia; Ứng dụng EVNNPC CSKH… Từ đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tiếp cận sử dụng các dịch vụ điện do PC Lạng Sơn cung cấp…. Điều này còn giúp khách hàng chủ động nắm bắt thông tin liên quan đến ngành Điện một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm được thời gian, công sức thay vì phải thực hiện các yêu cầu, giao dịch thủ công.

Ngoài ra, khách hàng sử dụng điện giờ đây có thể dễ dàng thanh toán tiền điện trực tuyến mà không cần phải đến nộp trực tiếp tại các điểm thu hoặc phòng giao dịch khách hàng. PC Lạng Sơn đã ký kết hợp đồng ủy quyền thu tiền điện qua các ngân hàng có chi nhánh đóng trên địa bàn tỉnh, cũng như ký kết với nhiều đơn vị trung gian để thực hiện dịch vụ thu hộ tiền điện.

Đây được coi là một trong những bước đột phá trong giao dịch thanh toán hóa đơn tiền điện, ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ khách hàng thanh toán tiền điện thuận tiện, nhanh chóng và an toàn nhất. Nhờ vậy, tính đến hết tháng 9.2024, tổng số lượng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh là 226.184 khách hàng, chiếm tỷ lệ 91,14% trên tổng số khách hàng thanh toán.

anh-3-khach-hang-de-dang-tiep-can-su-dung-cac-dich-vu-dien-do-pc-lang-son-cung-cap-anh-npc.png
Khách hàng dễ dàng tiếp cận sử dụng các dịch vụ điện do PC Lạng Sơn cung cấp.
 Ảnh: NPC

Phát huy trí tuệ, đoàn kết để hoàn thành nhiệm vụ

Để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao trong những tháng cuối năm và của cả năm 2024, Giám đốc PC Lạng Sơn Phạm Ngọc Minh đề nghị các phòng, đơn vị trực thuộc tiếp tục tập trung thực hiện tốt các kế hoạch, nhiệm vụ đã đề ra trong năm; thực hiện tốt công tác kinh doanh dịch vụ khách hàng, công tác thay đổi giá bán điện; vận hành lưới điện một cách kinh tế nhất, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, rà soát hệ thống lưới điện để đảm bảo cấp điện trong dịp Tết; hoàn thành đưa vào sử dụng và quyết toán đúng tiến độ các dự án, công trình đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn; đảm bảo cung cấp kịp thời vật tư thiết bị, công cụ dụng cụ phục vụ cho các hoạt động của công ty; tập trung hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh được giao.

Đặc biệt quan tâm công tác quản lý giảm tổn thất điện năng trên lưới trung, hạ thế, công tác quản lý sự cố lưới điện, đảm bảo an toàn về con người, thực hiện tốt công tác quản lý hành lang lưới điện; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại các đơn vị để phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Tổng công ty giao.

Có thể nói, trong xu thế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, ngành Điện nói chung và PC Lạng Sơn nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của tỉnh nhà. Thời gian tới, PC Lạng Sơn sẽ tiếp tục phát huy mọi thành quả, năng lực, trí tuệ, tinh thần đoàn kết để hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được giao, cũng như góp phần cải thiện tốt hơn môi trường đầu tư, kinh doanh, đưa Lạng Sơn trở thành điểm sáng trong công tác mời gọi các doanh nghiệp vào đầu tư.

Đời sống

Bạc Liêu có nhiều doanh nghiệp thủy sản, thu hút số lượng lớn lao động trên địa bàn tỉnh (Ảnh: Duy Anh)
Đời sống

Ngành lao động quyết tâm cao cho mục tiêu giảm nghèo

Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, tỉnh Bạc Liêu đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, với mục tiêu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập, thời gian qua, ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện nhiều chính sách, định hướng quan trọng.

Tổ tiết kiệm, vay vốn - cánh tay nối dài của hộ nghèo
Xã hội

Tổ tiết kiệm, vay vốn - cánh tay nối dài của hộ nghèo

Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV), những năm qua, nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có cơ hội phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo. Các tổ TKVV như những “cánh tay nối dài" góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khởi công xây nhà và tặng quà cho gia đình ông Nguyễn Văn Đồng, xóm Doi, xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) ngày 13.4.2024. (Ảnh: Khôi Nguyên)
Đời sống

Chắp cánh cho ước mơ vươn mình của người nghèo

Thời gian qua, nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo, huy động nguồn lực lớn của Nhà nước và nhân dân để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Chương trình không đơn thuần là xây dựng lại những căn nhà mới, mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, mở ra con đường giúp người dân thoát nghèo và vươn lên thực hiện khát khao “vươn mình” của người nghèo. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn khoảng 170.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa thuộc đối tượng hỗ trợ, phải sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát… cần được hỗ trợ.

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk
Đời sống

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

Với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tỉnh Đắk Lắk đã tạo bước đột phá trong hỗ trợ những đối tượng yếu thế vượt nghèo, thay đổi cuộc sống. 

Chính sách mới tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển
Đời sống

Chính sách mới tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển

Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ ngày 1.11.2024. Theo đó, nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển hợp tác xã được thực thi hứa hẹn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo sức bật mới cho khối kinh tế tập thể.

Quảng Bình: Trao tặng 500 suất quà sẻ chia khó khăn cùng người dân “rốn lũ” Lệ Thủy
Đời sống

Quảng Bình: Trao tặng 500 suất quà sẻ chia khó khăn cùng người dân “rốn lũ” Lệ Thủy

Ngày 4.11, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Quảng Bình cùng Câu lạc bộ (CLB) Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa đã trao 500 phần quà đến người dân chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ tại thôn Thượng Giang, thị trấn Kiến Giang; thôn Tân Lệ, xã An Thủy và xã Mỹ Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình).

27/68 tạp chí trực thuộc VUSTA được tính điểm học hàm, học vị
Đời sống

27/68 tạp chí trực thuộc VUSTA được tính điểm học hàm, học vị


Sau 5 năm thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) giảm còn 69 cơ quan báo chí, bao gồm 1 báo và 68 tạp chí, trong đó có 27 tạp chí được tính điểm học hàm, học vị, TS. Lê Công Lương, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Khoa học công nghệ và Môi trường VUSTA thông tin.

Nghề truyền thống mang lại thu nhập cho nhiều lao động dân tộc thiểu số tại Lào Cai
Đời sống

Lào Cai: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững

Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đã và đang tác động trực tiếp đến việc hoàn thành 29 chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 của địa phương như chỉ tiêu giảm nghèo, hệ thống giao thông nông thôn…

Eximbank tài trợ 5 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát tại TP. Hồ Chí Minh
Xã hội

Eximbank tài trợ 5 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát tại TP. Hồ Chí Minh

Vừa qua, Eximbank đã ủng hộ 5 tỷ đồng cho chương trình "Ngành ngân hàng Thành phố chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh". Khoản tài trợ này sẽ được sử dụng để xây dựng và sửa chữa 75 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ có nơi ở an toàn và ổn định.

Cảnh báo mạo danh yêu cầu thông tin cá nhân để cập nhật thẻ BHYT
Đời sống

Cảnh báo mạo danh yêu cầu thông tin cá nhân để cập nhật thẻ BHYT

Thời gian gần đây, BHXH TP. Hà Nội nhận được thông tin phản ánh về việc một số đối tượng mạo danh cơ quan BHXH TP. Hà Nội gửi giấy mời đến học sinh và phụ huynh yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như: căn cước công dân, thẻ BHYT để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng VssID - BHXH số. BHXH TP. Hà Nội khẳng định không yêu cầu phụ huynh, học sinh, sinh viên, người dân cập nhật thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng VssID.