Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV

Bảo đảm cho sự ổn định, đổi mới phát triển, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của cả giai đoạn

Sáng 5.12, phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024), HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vi Ngọc Bích nhấn mạnh, những nội dung trình, thảo luận, xem xét, quyết nghị tại kỳ họp này là những vấn đề rất lớn, cần thiết không chỉ bảo đảm cho sự ổn định, đổi mới phát triển của tỉnh trong năm 2025, mà còn quyết định hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của cả giai đoạn 2020 - 2025.

Nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vi Ngọc Bích cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, HĐND tỉnh đã tổ chức thành công 6 kỳ họp (gồm 1 kỳ họp thường lệ và 5 kỳ họp chuyên đề) ban hành 60 nghị quyết theo thẩm quyền, trong đó có 6 nghị quyết là cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh. Với khối lượng công việc rất lớn, Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) đã được Thường trực HĐND tỉnh chủ động phối hợp chặt chẽ với UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các cơ quan hữu quan từ rất sớm để chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cho biết, theo chương trình đã được HĐND tỉnh thông qua, kỳ họp sẽ xem xét, cho ý kiến và quyết định về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và điều hành ngân sách nhà nước: các báo cáo của UBND tỉnh, báo cáo thẩm tra của các Ban của HĐND tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách năm 2025; kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2024, dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2025.

img-9937.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vi Ngọc Bích phát biểu khai mạc kỳ họp

Năm 2024, trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn, phát sinh một số vấn đề vượt ngoài dự báo, gần đây nhất là cơn bão số 3 lịch sử mà Quảng Ninh là một trong những địa phương thiệt hại nặng nề nhất, chiếm khoảng 1/3 tổng thiệt hại của cả nước. Song, Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh đã bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, thực tiễn của địa phương và chủ đề công tác năm “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”, phát huy ý chí tự lực, tự cường, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững được sự ổn định chính trị - kinh tế - xã hội, sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, niềm tin của Nhân dân và doanh nghiệp, đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tuy có sụt giảm so với cùng kỳ, song vẫn cao hơn bình quân chung cả nước. Thu ngân sách nhà nước phấn đấu đạt 100% kế hoạch; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 02 tỷ USD, nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước. Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng chính, tăng 20,45%, cao hơn 4,05 điểm % cùng kỳ. Tổng khách du lịch đạt 19 triệu lượt, tăng 20% cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 3,5 triệu lượt. Phát triển văn hóa, xã hội và con người có nhiều mặt tiến bộ; an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm; nhanh chóng khắc phục thiệt hại, đưa các hoạt động trở lại bình thường, khôi phục sản xuất, kinh doanh sau cơn bão số 3; công tác xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững đạt kết quả rõ nét. GRPD bình quân đầu người năm 2024 phấn đấu đạt trên 10.000 USD, gấp 1,4 lần so với năm 2020; tạo ra 30.000 việc làm tăng thêm…

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cũng thẳng thắn chỉ rõ, một số những tồn tại, hạn chế cần quan tâm khắc phục: hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, nhất là quản lý đất đai, đầu tư công, tài chính, ngân sách... của một số địa phương, sở, ngành còn hạn chế; công tác giao khu vực biển theo quy hoạch còn chậm; có 4/16 khoản thu ngân sách nội địa dự kiến không đạt tốc độ bình quân, trong đó thu tiền sử dụng đất đến nay chỉ đạt 29% kế hoạch năm, ảnh hưởng lớn đến nguồn lực bố trí cho các dự án đầu tư công. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công rất thấp; công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, tiến độ triển khai một số dự án đầu tư công còn chậm, chưa đạt yêu cầu…

Tạo nền tảng vững chắc để Quảng Ninh cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Trên cơ sở nhận diện những khó khăn, thách thức, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: năm 2025 là năm cuối của nhiệm kỳ và kế hoạch 5 năm 2021 - 2025; được Trung ương, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; là năm cuối cùng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tạo nền tảng vững chắc để Quảng Ninh cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Dự báo bối cảnh tình hình trong và ngoài nước khó khăn, thách thức nhiều hơn, HĐND tỉnh đề nghị, các vị đại biểu nghiên cứu thật kỹ các báo cáo, tờ trình của UBND tỉnh, báo cáo thẩm tra của các Ban của HĐND tỉnh, tập trung thảo luận, phân tích sâu sắc bối cảnh, đặc điểm tình hình của năm 2024, nhận rõ những kết quả và bài học đã đạt được, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân để xem xét, quyết định các mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cơ bản và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách, đầu tư công cho năm 2025.

img-9950.jpg
Toàn cảnh kỳ họp thường lệ cuối năm của HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV

Về 21 dự thảo nghị quyết sẽ được HĐND tỉnh thảo luận, quyết nghị (trong đó, có 15 nghị quyết do UBND tỉnh trình), Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh nhấn mạnh: Đây là những nội dung quan trọng liên quan đến kế hoạch điều hành phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách và đầu tư công; các quy chế quản lý kiến trúc đô thị; biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, phê duyệt số lượng người làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, quyết định số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã năm 2025; thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh…

Cùng với đó, là một số nghị quyết quy định cụ thể mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; quy định về thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng, quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất; quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc danh mục do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc danh mục do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán mà không phải là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh quản lý; bãi bỏ Nghị quyết số 32/2024/NQ-HĐND ngày 19.4.2024 của HĐND tỉnh và thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, thông qua danh mục chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất trên địa bàn tỉnh; quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh.

Tại kỳ họp, HĐND tỉnh cũng xem xét quyết nghị 4 nghị quyết do HĐND tỉnh trình về kế hoạch tổ chức các kỳ họp năm 2025 của HĐND tỉnh; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến HĐND tỉnh Kỳ họp thứ 19 và các Kỳ họp trước của HĐND tỉnh; kết quả giám sát của HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, thông qua những nội dung Thường trực HĐND tỉnh đã xem xét giải quyết giữa hai kỳ họp theo đề nghị của UBND tỉnh và 2 nghị quyết về công tác cán bộ… Bên cạnh đó, HĐND tỉnh sẽ xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND tỉnh, các ban HĐND tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh; các báo cáo của UBND tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024, báo cáo giải quyết kiến nghị của cử tri. Dành thời gian thỏa đáng cho các phiên thảo luận tại tổ và hội trường, chất vấn có trọng tâm, trọng điểm các thành viên UBND tỉnh về những vấn đề nổi lên đang được cử tri, Nhân dân, dư luận rất quan tâm.

Với những nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vi Ngọc Bích đề nghị, các vị đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cử tri và Nhân dân, tập trung trí tuệ, dành thời gian nghiêm túc nghiên cứu tài liệu, thảo luận thẳng thắn, ngắn gọn, thiết thực, tích cực đóng góp vào thành công tại kỳ họp, nâng cao chất lượng ban hành các nghị quyết có tính khả thi cao, xứng đáng với sự kỳ vọng và tin tưởng của cử tri và nhân dân trong tỉnh.

Chuyển động

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên chủ trì hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Đoàn ĐBQH tỉnh
Hội đồng nhân dân

Tăng tính thực tiễn, dự báo khi quyết nghị chính sách

Thực hiện tham vấn trong hoạt động lập pháp là việc làm có ý nghĩa thiết thực và tầm quan trọng rất lớn nhằm tăng tính thực tiễn, dự báo, giúp các chính sách ban hành được khả thi, toàn diện, bám sát thực tiễn. Nhận thức sâu sắc điều này, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thường xuyên đổi mới quy trình, đa dạng hóa cách thức tham vấn để có thể tiếp nhận được nhiều hơn những ý kiến chất lượng có tính phản biện chuyên sâu, đặc biệt là trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân, làm cơ sở để các ĐBQH nghiên cứu, tham gia đóng góp ý kiến tại các kỳ họp của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt dự Lễ bàn giao nhà ở dự án bố trí, ổn định dân cư Suối Cạn
Chuyển động

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt dự Lễ bàn giao nhà ở dự án bố trí, ổn định dân cư Suối Cạn

UBND huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, cấp ủy, chính quyền xã Ia Sol và hệ thống chính trị thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol tổ chức Lễ bàn giao nhà ở cho 38 hộ dân vùng thiên tai Suối Cạn, thôn Thắng lợi 3, xã Ia Sol.

HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng
Hội đồng nhân dân

HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Sáng 17.1, HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 25 (chuyên đề) để xem xét, quyết nghị các nội dung thuộc thẩm quyền nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ theo đúng định hướng Trung ương và tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

 Đà Nẵng tập trung chăm lo Tết Nguyên đán cho người dân
Chuyển động

Đà Nẵng tập trung chăm lo Tết Nguyên đán cho người dân

Ngày 15.1, HĐND TP. Đà Nẵng tổ chức Phiên họp thường kỳ tháng 1.2025 để xem xét, xử lý một số nội dung quan trọng liên quan đến việc phục vụ Tết Nguyên đán cũng như tiến độ sắp xếp tổ dân phố trên địa bàn. Chủ tịch HĐND thành phố Ngô Xuân Thắng chủ trì hội nghị.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa Lê Tiến Lam quyên góp, ủng hộ. Ảnh: Khánh Phương
Hội đồng nhân dân

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa quyên góp 160 triệu đồng xây nhà ở cho các gia đình khó khăn

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức quyên góp, ủng hộ đợt 2 cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh. Tổng số tiền quyên góp được là 160 triệu đồng.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân

Chiều 13.11, HĐND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội đồng nhân dân (HĐND) hai cấp tỉnh và huyện năm 2024 và triển khai chương trình công tác năm 2025. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vũ Văn Cài; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lý Bình Minh chủ trì hội nghị.

HĐND tỉnh Hòa Bình nỗ lực đổi mới hoạt động giám sát
Chuyển động

HĐND tỉnh Hòa Bình nỗ lực đổi mới hoạt động giám sát

Tại Hội nghị giao ban, tổng kết công tác HĐND tỉnh và HĐND các huyện, thành phố năm 2024, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Thị Cẩm Phương đề nghị, HĐND các cấp trong tỉnh tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao vai trò, chất lượng hiệu quả hoạt động. Đồng thời, cải tiến, đổi mới hình thức và phương pháp hoạt động giám sát tại kỳ họp; tổ chức thực hiện chương trình giám sát và nâng cao chất lượng các cuộc giám sát chuyên đề năm 2025.

Cao Bằng: Cử tri kiến nghị xem xét kéo điện lưới thắp sáng cho khu tái định cư
Hội đồng nhân dân

Cao Bằng: Cử tri kiến nghị xem xét kéo điện lưới thắp sáng cho khu tái định cư

Sáng 7.1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Cao Bằng gồm các đại biểu Đỗ Văn Thắng (Bí thư Huyện ủy Quảng Hòa); Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Đàm Thu Hằng; Chánh Văn phòng Huyện ủy Quảng Hòa Phan Văn Cầu đã tiếp xúc cử tri (TXCT) sau Kỳ họp thứ 26 HĐND tỉnh Khóa XVIII tại thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa.

Ông Lê Hồng Vinh được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An
Hội đồng nhân dân

Ông Lê Hồng Vinh được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An

Chiều 3.1, tại TP. Vinh, HĐND tỉnh Nghệ An Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề). Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ tọa kỳ họp.