Bảo đảm cả chất và lượng nguồn cung tôm giống

Theo kế hoạch năm 2024, cả nước có 737 nghìn hecta nuôi tôm, sản lượng 1.150 nghìn tấn, xuất khẩu 4 - 4,3 tỷ USD. Do đó, nhu cầu tôm bố mẹ cần 260 - 270 nghìn con; tôm giống sản xuất và ương dưỡng khoảng 140 - 155 tỷ con. Để đạt mục tiêu, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các đơn vị chủ động nguồn tôm bố mẹ từ sản xuất trong nước; thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý giống tôm nước lợ.

Chất lượng tôm giống ngày càng cao 

Tại Hội nghị “Quản lý giống tôm nước lợ và ký Quy chế phối hợp năm 2024” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức ngày 17.4, Cục Thủy sản thông tin, năm 2023 diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 737.000ha (cơ bản không tăng so với năm 2022), sản lượng thu hoạch đạt ước khoảng 1,12 triệu tấn (tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2022 - 1,06 triệu tấn). Sản lượng giống tôm nước lợ đạt 153,539 tỷ con (bằng 96% so với năm 2022).

Đảm bảo nguồn cung tôm giống cả về chất và lượng.Nguồn:ITN
Nguồn:ITN

Cũng trong năm 2023, cả nước đã nhập khẩu khoảng 152.500 tôm thẻ bố mẹ (bằng 89% so với năm 2022); 1.079 con tôm sú bố mẹ (bằng 329% so với năm 2022). Ấu trùng tôm sú nhập khẩu là 39.600 và ấu trùng tôm thẻ nhập khẩu là 16.991.600 con. Tôm bố mẹ được nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ và Thái Lan.

Ngoài ra, nguồn cung ứng trong nước ước đạt 60.000 con tôm bố mẹ. Trong đó, tôm bố mẹ khai thác từ tự nhiên khoảng 20.000 con (toàn bộ là tôm sú); 2 doanh nghiệp lớn sản xuất, ương dưỡng được gần 41.000 tôm bố mẹ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp.

Hiện, cả nước có 2.270 cơ sở sản xuất và ương dưỡng giống tôm nước lợ (1.222 cơ sở sản xuất giống và 1.048 cơ sở ương dưỡng). Các tỉnh trọng điểm trong ương dưỡng giống bao gồm: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang... 

Theo đánh giá, về cơ bản nước ta đã chủ động được nguồn tôm sú bố mẹ trong nước và bắt đầu xuất khẩu. Nguồn giống tôm thẻ chân trắng nhập khẩu và sản xuất trong nước đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước. Sản lượng tôm giống sản xuất đáp ứng được nhu cầu thả nuôi của người dân.

Chủ tịch Hiệp hội tôm giống Ninh Thuận Lê Văn Quê cho biết, năm 2023, các đơn vị sản xuất tôm giống tỉnh Ninh Thuận đã sản xuất được khoảng 40 tỷ con con giống. Trong 3 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh Ninh Thuận đã sản xuất được 8 tỷ con tôm giống, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Các đơn vị sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh đã nhập khẩu trên 25.000 con tôm bố mẹ để sản xuất, ương dưỡng tôm giống cung ứng khắp cả nước.

Các doanh nghiệp sản xuất tôm giống ở Ninh Thuận cũng đã ứng dụng thành tựu khoa học vào sản xuất tôm giống như công nghệ xử lý nước bằng hệ thống siêu lọc, tích hợp tia cực tím (UV), Công nghệ ozone, công nghệ sinh học để quản lý, kiểm soát chất lượng nước. Đến nay, các cơ sở đã loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh, hóa chất độc hại trong suốt quá trình ương dưỡng tôm giống. Một số cơ sở cũng đã kết hợp áp dụng các tiêu chuẩn BMP, VietGap, Global GAP, tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) vào hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng con giống. Nhờ đó chất lượng con giống ngày càng được nâng cao, khẳng định uy tín...

Theo kế hoạch năm 2024, diện tích nuôi tôm đạt 737.000ha (tôm sú 622.000ha, tôm thẻ 115.000ha). Sản lượng tôm các loại 1.065 nghìn tấn: tôm sú 300.000 tấn, tôm thẻ chân trắng 765.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 4 - 4,3 tỷ USD. Nhu cầu tôm bố mẹ cần khoảng 260.000 - 270.000 con; tôm giống sản xuất và ương dưỡng khoảng 140 - 155 tỷ con.

Xây dựng hạ tầng đồng bộ cho vùng sản xuất tôm giống

Tuy nhiên, nhiều dự báo cho thấy năm 2024 ngành tôm có thể tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn như xung đột địa chính trị khiến giá vật tư, xăng dầu tăng cao; biến đổi khí hậu được dự báo khắc nghiệt; dịch bệnh trên tôm giống diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho sản xuất...

Tại hội nghị, diễn ra ký kết Quy chế phối hợp công tác quản lý giống tôm nước lợ năm 2024 giữa các địa phương, với 6 nội dung phối hợp chính: xây dựng văn bản, chính sách về quản lý; giải quyết vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước; thống kê và cung cấp thông tin, số liệu; kiểm tra về giống thủy sản trong quá trình thực hiện; giải quyết khiếu nại, tố cáo về giống tôm...

Trước thuận lợi và khó khăn đan xen, Hiệp hội tôm giống Ninh Thuận cho rằng, cần tiếp tục tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tôm bố mẹ nhập khẩu. Đối với tôm bố mẹ có nguồn gốc gia hóa trong nước, cần định kỳ tổ chức khảo nghiệm/hậu kiểm để kiểm tra, đánh giá lại chất lượng tôm bố mẹ. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, hướng đến việc quy định bắt buộc áp dụng các quy trình bảo đảm an toàn sinh học trong trại giống. Có các giải pháp, cơ chế phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa vùng nuôi và vùng sản xuất, sản xuất con tôm giống theo đặt hàng.

Các tỉnh tiêu thụ con giống cần thống kê nhu cầu con giống trước mỗi vụ nuôi, thông tin kịp thời cho khu vực sản xuất để đảm bảo nguồn cung tôm giống cả về số lượng và chất lượng. Có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất tôm giống được tiếp cận với các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi. Xem xét, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm một phần phí xét nghiệm, kiểm dịch trong các giai đoạn sản xuất gặp nhiều khó khăn.

Hiệp hội đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quan tâm, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh cho các vùng sản xuất giống thủy sản tập trung.

Nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng tính cạnh tranh cho tôm Việt Nam so với các nước, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bạc Liêu, Sóc Trăng cũng đề nghị Cục Thủy sản nghiên cứu và tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bổ sung “tôm giống” vào danh mục hàng hóa phải được đăng ký niêm yết giá, kê khai giá hoặc phải được kiểm tra yếu tố hình thành giá.

Thời gian tới, Cục Thủy sản sẽ tiếp tục chủ động nguồn tôm bố mẹ từ sản xuất trong nước, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật trong quản lý giống tôm nước lợ. Triển khai các giải pháp an toàn sinh học trong cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ, hạn chế tác hại của dịch bệnh. Phối hợp chặt chẽ với Cục Thú y để tiếp tục cung cấp các thông tin về nhập khẩu giống thủy sản; phối hợp với các địa phương để quản lý chất lượng tôm giống, thông tin về nguồn gốc, chất lượng và các vấn đề liên quan khác... để đẩy nhanh sản xuất, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng năm 2024. 

Đời sống

Miền Tây lên kế hoạch ứng phó đợt hạn, mặn gây gắt
Xã hội

Miền Tây lên kế hoạch ứng phó đợt hạn, mặn gây gắt

Trước tình trạng xâm nhập mặn sâu vào đất liền, các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng... lên kế hoạch ứng phó. Ngoài việc theo dõi độ mặn, đắp hàng chục đập tạm ngăn mặn, chính quyền còn khuyến cáo người dân chủ động trữ nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất.

Năm 2025, Việt Nam thiếu 150.000 - 200.000 nhân lực công nghệ thông tin, đặc biệt ở các lĩnh vực như AI, Big Data, lập trình viên và bảo mật an ninh mạng.
Xã hội

Nhân lực AI - Chìa khóa cho tương lai số

Theo các chuyên gia, Việt Nam đang thiếu nhân lực AI ở mọi cấp độ, cần hàng trăm nghìn kỹ sư trong lĩnh vực này trong 3 năm tới, đây đang là điểm nghẽn lớn mà Việt Nam phải gấp rút giải quyết.

Thị trường lao động sau Tết đang khá sôi động khi nhu cầu tuyển dụng lao động đang có xu hướng tăng.
Xã hội

Tín hiệu khởi sắc từ thị trường việc làm

Ngay từ đầu năm 2025, thị trường lao động đã ghi nhận sự thay đổi mạnh mẽ trong chiến lược tuyển dụng của các doanh nghiệp. Theo đánh giá của Cục Việc làm (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), năm 2025 thị trường lao động có nhiều cơ hội bứt phá, khi kinh tế Việt Nam tiếp tục là địa điểm thu hút FDI hấp dẫn hàng đầu khu vực và trên thế giới.

Xuất hiện loạt website giả mạo các sàn thương mại điện tử
Đời sống

Xuất hiện loạt website giả mạo các sàn thương mại điện tử

Hệ thống của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC (thuộc Cục An toàn thông tin) đã phát hiện 72 website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo được phát tán trên không gian mạng. Trong đó, phát hiện có 30 trang web giả mạo các sàn thương mại điện tử, công ty cung ứng dịch vụ chuyển phát thương mại điện tử.

Hướng tới "Tam nông xanh"
Đời sống

Hướng tới "Tam nông xanh"

Với vị thế ngân hàng chủ lực trong phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế xanh, hướng tới xây dựng "Tam nông xanh"...

Những cơ hội cuối trúng vàng, trúng xe Mùa vàng thắng lớn 2024
Đời sống

Những cơ hội cuối trúng vàng, trúng xe Mùa vàng thắng lớn 2024

Liên tục trong những ngày đầu năm, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tiếp tục trao nhiều xe máy, nhẫn vàng cho bà con nông dân trúng giải từ chương trình Mùa vàng thắng lớn 2024. Những phần thưởng giá trị này là niềm vui bất ngờ, đồng thời đánh dấu khởi đầu thuận lợi, hứa hẹn một năm thịnh vượng của bà con mọi miền. Đặc biệt, chương trình vẫn kéo dài tới hết tháng 2 năm nay với nhiều cơ hội cho nhiều bà con được mùa, được trúng.

Những lá thư cảm ơn của người dân gửi đến lực lượng Công an luôn là nguồn động viên, khích lệ
Đời sống

Những lá thư cảm ơn của người dân gửi đến lực lượng Công an luôn là nguồn động viên, khích lệ

Sau những việc làm ý nghĩa, nhân văn, những lá thư cảm ơn của người dân gửi đến lực lượng Công an luôn là nguồn động viên, khích lệ rất ý nghĩa, tiếp thêm sức mạnh để mỗi cán bộ, chiến sĩ tích cực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân.

Hà Nội Metro phát triển mạng lưới giao thông xanh cho Thủ đô
Đời sống

Hà Nội Metro phát triển mạng lưới giao thông xanh cho Thủ đô

Ngày 19.2, Hà Nội Metro đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các công ty thuộc hệ sinh thái giao thông xanh gồm Xanh SM, VinBus, FGF và V-Green để cùng phát triển mô hình giao thông công cộng thuần điện. Đặc biệt, với sự tích hợp từ các bên, lần đầu tiên một mạng lưới di chuyển xanh sẽ được kết nối liền lạc và thông minh trên một ứng dụng duy nhất, mang lại sự thuận tiện tối đa cho người dùng.

Cảnh báo nguy cơ cháy nổ từ thiết bị điện chuyên dùng trong mùa nồm ẩm
Đời sống

Cảnh báo nguy cơ cháy nổ từ thiết bị điện chuyên dùng trong mùa nồm ẩm

Thời gian này, để “đối phó” với những khó chịu, phiền toái do thời tiết nồm ẩm gây ra khiến nhu cầu sử dụng các loại thiết bị điện như máy sấy quần áo, máy hút ẩm... tăng cao . Tuy nhiên, nếu người dân sử dụng các thiết bị này không đúng cách hoặc mua phải loại kém chất lượng, không đúng tiêu chuẩn sẽ tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ...

Sáng 17/2, rất đông doanh nghiệp và người lao động đến Sàn Trung tâm để tuyển dụng và tìm việc làm phù hợp. Ảnh: Trần Oanh
Đời sống

71.500 cơ hội việc làm được giới thiệu tại phiên giao dịch việc làm trực tuyến

Ngày 17.2, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh, thành phố tổ chức “Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 13 tỉnh, thành phố": Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hải Dương, Ninh Bình, Phú Thọ, Hải Phòng, Hà Nam, Quảng Ninh, Nam Định. Hàng nghìn cơ hội việc làm đã được kết nối.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá: Cân nhắc mức tăng, lộ trình phù hợp
Xã hội

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá: Cân nhắc mức tăng, lộ trình phù hợp

Theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Theo đó, cơ quan soạn thảo đề nghị tăng thuế suất với mặt hàng thuốc lá để góp phần điều tiết tiêu dùng và thực hiện cam kết quốc tế. Nhiều ý kiến cho rằng, cần cân nhắc mức tăng và lộ trình tăng cho phù hợp, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Hộ ông Kim Văn Chưởng, xã Lãng Công, huyện Sông Lô (trong diện tái định cư do có tuyến đường dây 500kV đi qua) trình bày nguyện vọng với lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc
Đời sống

Chính quyền và người dân đồng lòng vào cuộc

Với tính cấp bách của dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, vận động Nhân dân ủng hộ, phối hợp chặt chẽ với EVN quyết liệt triển khai các công việc liên quan nhằm bảo đảm tiến độ, chất lượng dự án.