Bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Ngày 17.10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phối hợp với Sở Y tế Hà Nội kiểm tra, giám sát các nhà hàng, khách sạn phục vụ ăn uống cho đại biểu Quốc hội trên địa bàn Hà Nội, gồm: Nhà khách Quân đội; Trung tâm hội nghị 37 Hùng Vương; Nhà khách La Thành. Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long làm trưởng đoàn.

img-0819-8059.jpg
Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long cùng đoàn giám sát kiểm tra tại khu bếp Nhà khách Quân đội

Chương trình giám sát được thực hiện theo chỉ đạo tại công văn số 2404/VPQH-CQTI ngày 26.9.2024 của Văn phòng Quốc hội về việc phối hợp công tác phục vụ Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra từ ngày 21.10.2024 đến ngày 30.11.2024.

Tại các đơn vị, đoàn giám sát đã kiểm tra hồ sơ pháp lý về công tác bảo đảm ATTP, phiếu khám sức khỏe của các nhân viên phục vụ và sổ kiểm thực hàng ngày. Bên cạnh đó, đoàn cũng kiểm tra thực tế công tác bảo đảm vệ sinh ATTP tại khu vực bếp ăn về: cơ sở vật chất, chế độ vệ sinh; phân khu chế biến đồ sống, đồ chín; cách thức bảo quản thực phẩm; cách lưu mẫu thực phẩm…

img-0836-7717.jpg

Đoàn giám sát đánh giá cao những cố gắng của các đơn vị trong bảo đảm ATTP phục vụ các đại biểu về dự Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Tuy nhiên, quá trình kiểm tra, đoàn đã phát hiện và chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế và đề nghị các đơn vị nhanh chóng khắc phục để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tốt nhất cho các đại biểu Quốc hội trong kỳ họp sắp tới.

img-0846-9819.jpg

Tại Nhà khách Quân đội, đoàn giám sát đề nghị nhà khách cần lưu mẫu thức ăn bài bản, chính xác hơn, có tem nhãn ghi ngày tháng và loại thức ăn rõ ràng; chú ý khu vực lưu trữ đồ khô cần vệ sinh và kiểm đếm thường xuyên để tránh sản phẩm hết hạn sử dụng; tăng cường chế độ vệ sinh khu vực bếp; rà soát nguồn gốc các nguyên liệu nhập vào để bảo đảm rõ nguồn gốc xuất xứ…

Tại Nhà khách 37 Hùng Vương, đoàn giám sát đề nghị cần quan tâm khâu vệ sinh không để tình trạng ẩm thấp; thực hiện chế độ ghi chép sổ kiểm thực một cách chi tiết, kỹ lưỡng hơn nữa; kiểm tra các tủ bảo quản thực phẩm; kiểm tra, truy xuất nguồn gốc các loại nguyên liệu, thực phẩm để đảm bảo các nguyên liệu và thực phẩm được mua từ những cơ sở đã được chứng nhận bảo đảm an toàn thực phẩm.

img-0825-5375.jpg

Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long nhấn mạnh, thời gian gần đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm thường xuyên xảy ra với nhiều ca bệnh nặng. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 38/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Điều này thể hiện sự quan tâm lớn của Chính phủ đối với vấn đề bảo đảm ATTP. Do đó, đoàn giám sát của Cục ATTP phối hợp với Sở Y tế Hà Nội không chỉ với mục tiêu bảo đảm ATTP cho các đại biểu Quốc hội trong kỳ họp, mà còn vì mục tiêu chung phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, nhất là phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

img-0835-6926.jpg

Tiếp thu ý kiến của đoàn giám sát, đại diện lãnh đạo các đơn vị đã cam kết khắc phục các hạn chế đã được chỉ rõ để bảo đảm điều kiện tốt nhất phục vụ các đại biểu tham gia Kỳ họp thứ 8 vào ngày 21.10 tới đây.

img-0891-9205.jpg

Tin tức

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025

Kết thúc tháng 3.2025, 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Đây là thành quả và tiền đề rất lớn để TP. Hồ Chí Minh chủ động và kiên trì trong công tác phòng chống dịch bệnh của ngành y tế, từ đó quyết tâm kết thúc dịch Sởi ngay trong quý II này.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 ca tử vong do các bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động. Ảnh: PV
Sức khỏe

Chính sách “cốt lõi” hướng tới mục tiêu giảm thiểu tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam

Giới chuyên gia nhìn nhận, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và trẻ em. Tăng thuế thuốc lá sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của người lao động, qua đó tăng năng suất, giảm chi phí y tế, tạo điều kiện tăng chi cho giáo dục, gia tăng tiết kiệm để phục vụ cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh.