Mặc dù việc bảo đảm an toàn hành lang lưới điện thời gian qua đã được TP Hà Nội đặc biệt quan tâm, song vi phạm hành lang lưới điện tại nhiều nơi trên địa bàn vẫn còn xảy ra, làm ảnh hưởng đến hoạt động truyền tải điện, tính mạng con người và tài sản của người dân và Nhà nước.
Theo Điều 15, Nghị định 134/2013/NĐ - CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định an toàn điện. Mức phạt tiền thấp nhất là 1 triệu đồng và cao nhất là 50 triệu đồng, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm. Ngoài hình thức xử phạt chính là phạt tiền thì tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị các hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu phương tiện vi phạm, bồi thường thiệt hại, khôi phục lại hiện trạng ban đầu, buộc chấm dứt hành vi vi phạm… Đối với những hành vi vi phạm có tính chất và mức độ nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính một lần mà vẫn tiếp tục vi phạm, đối tượng vi phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp nghiêm khắc hơn, đó là xử lý hình sự…
Chia sẻ trên một số phương tiện thông tin đại chúng về những vi phạm hành lang lưới điện, Giám đốc Công ty Lưới điện cao thế TP Hà Nội (thuộc Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội - EVN HANOI) Phạm Đại Nghĩa cho biết: “kể từ khi có Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26.2.2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực, ngành điện lực có thêm công cụ để phối hợp triển khai trong công tác quản lý. Nghị định quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, nhờ đó việc quản lý hành lang lưới điện đi vào quy củ và giảm đáng kể số vụ vi phạm”.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn không ít vi phạm liên quan đến hành lang an toàn lưới điện chưa được xử lý triệt để. Tính đến cuối tháng 6.2019, Hà Nội còn 18 công trình vi phạm tồn tại dưới lưới điện cao áp 110kV. Bên cạnh đó, vẫn còn xảy ra tình trạng lắp đặt bảng hiệu quảng cáo, tự ý xây dựng, cải tạo, sửa chữa công trình, trồng cây... làm ảnh hưởng đến hành lang lưới điện. Vụ việc vi phạm gần đây nhất vào ngày 26.4.2019, xe cẩu biển kiểm soát 29LD-1566 do ông Bùi Sỹ Điền điều khiển đã vi phạm khoảng cách an toàn tại khoảng cột 54-55 lộ đường dây Hà Đông - Bắc An Khánh (quận Nam Từ Liêm)… Các vi phạm không chỉ làm gián đoạn cung cấp điện, gây thiệt hại về kinh tế, mà nghiêm trọng hơn còn có nguy cơ đe dọa đến an toàn của người dân.
Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do các tuyến đường dây và trạm biến áp nằm rải rác ở 30 quận, huyện của thành phố, tốc độ đô thị hóa nhanh, các tòa chung cư cao tầng và công trình nhà dân thi công xây dựng liên tục vi phạm hành lang lưới điện cao áp 110kV… trong khi lực lượng thanh kiểm tra còn mỏng. Để bảo đảm an toàn lưới điện Công ty Lưới điện cao thế TP Hà Nội đã chủ động khuyến cáo, người dân, cơ quan, chủ các công trình không tự ý làm các công việc trong phạm vi hành lang lưới điện; ký liên kết an ninh với 76 đơn vị phường, xã, thị trấn về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp, nhằm phát hiện ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm. Nhưng thực tiễn cho thấy, việc xử lý các vi phạm về an toàn điện, nhất là vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của nhiều cơ quan chức năng địa phương và ý thức tự giác tuân thủ luật pháp của người dân, đặc biệt là những vi phạm xảy ra trong khu vực đô thị, tập trung đông dân cư.
Để bảo đảm an toàn hành lang lưới điện, ngoài việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, hạn chế phát sinh các vi phạm mới, cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền; việc xử lý vi phạm cần nghiêm túc, đối với những trường hợp nguy hiểm có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, ảnh hưởng đến an toàn lưới điện cần được tập trung xử lý dứt điểm.
Theo kế hoạch, đường sắt Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5km, gồm 8,5km trên cao và 4km đi ngầm, sẽ hoàn thành từ cách đây hơn 2 năm. Sau nhiều lần lỡ hẹn tiến độ, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt điều chỉnh thời gian khai thác vận hành dự án này vào tháng 4.2021. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giao thông cũng nghi ngờ kế hoạch này bởi hệ thống cầu thang cuốn kết nối các nhà ga đường sắt trên cao với vỉa hè đến nay vẫn không giải phóng được mặt bằng khiến tiến độ tổng thể hệ thống nhà ga trên cao bị chậm.
Hà Nội đang trải qua những ngày căng thẳng khi xuất hiện ca nhiễm virus corona chủng mới đầu tiên. Các chợ, siêu thị tại Thủ đô gần như “vỡ trận” khi người dân tranh nhau mua sắm, tích trữ đồ ăn bất chấp chính quyền khẳng định bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm. Mỗi ngày trôi qua lại có thêm những ca dương tính mới, kéo theo đó số người phải cách ly theo dõi cũng nhiều hơn.
Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là kết thúc khung thời vụ gieo cấy vụ xuân, tuy nhiên, ở các huyện ngoại thành Hà Nội như: Quốc Oai, Sóc Sơn, Gia Lâm, Phúc Thọ, Đông Anh vẫn còn tình trạng thiếu nước trên một số cánh đồng. Người dân lo lắng nếu không nhanh chóng cấp nước sẽ không kịp thời gian để làm đất, tiến hành gieo cấy.
Mặc dù, mức phạt đối với người không đeo khẩu trang tại các nơi công cộng theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã tăng gấp 10 lần so với quy định xử phạt hành vi này tại Nghị định 176/2013, nhưng rất ít người dân sử dụng khẩu trang nơi công cộng, “phớt lờ” quy định.
Mặc dù việc quản lý công viên, cây xanh đã được UBND TP Hà Nội quy định rất cụ thể như: vai trò của chính quyền địa phương, vai trò của chủ đầu tư, đặc biệt xác định rất rõ vai trò của cộng đồng dân cư... Song, do các bên liên quan chưa quyết liệt trong giám sát, tố giác cũng như xử lý vi phạm nên tình trạng lấn chiếm đất, không gian công cộng tại không ít công viên trên địa bàn vẫn diễn ra, gây nhiều bức xúc trong dư luận.
Thêm một lần nữa, Hà Nội lại ùn ứ rác mà lý do là bởi người dân xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn chặn không cho xe vào bãi rác Nam Sơn. Ngay sau đó, ngày 25.10, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã tổ chức họp phiên bất thường nghe các đơn vị liên quan báo cáo, xem xét các khó khăn, vướng mắc nhằm chỉ đạo về xử lý chất thải rắn tại khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn nói riêng và xử lý chất thải rắn nói chung trên địa bàn Hà Nội...
Việc phương tiện giao thông dừng đỗ trái phép trước cổng các bệnh viện không chỉ gây mất trật tự, mỹ quan đô thị, ùn tắc giao thông mà còn ảnh hưởng tới công tác khám chữa bệnh. Tình trạng này đang trở thành vấn đề nan giải của Hà Nội. Do vậy, để bảo đảm an toàn cho người dân, cần sớm có các giải pháp để khắc phục, không thể cứ mãi đá "quả bóng" trách nhiệm giữa các bên liên quan.
Trước kỳ họp thứ 15 HĐND thành phố Khoá XV, đại biểu HĐND TP đã tiếp xúc cử tri tại 30 đơn vị bầu cử và tổng hợp nhiều kiến nghị của tri gửi gắm, đề nghị thành phố quan tâm xem xét giải quyết. Trong đó, vấn đề cơ chế chính sách có 16 kiến nghị của 14 quận huyện trên địa bàn.
Giữa lúc dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn những yếu tố khó lường, dịch cúm gia cầm vẫn còn nhiều nguy cơ bùng phát, các cấp, các ngành và toàn dân đang nỗ lực thực hiện mọi biện pháp phòng, chống dịch thì tình trạng chợ cóc, chợ tạm và việc tập trung đông người vẫn diễn ra trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Đây là vấn đề đang khiến nhiều người dân trên địa bàn lo lắng vì không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, nhiều người dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội công việc bị đình trệ dẫn tới thu nhập giảm sút, ảnh hưởng đến cuộc sống. Trong khi đó, việc đi chợ lo cho các bữa ăn hàng ngày đang là băn khoăn, lo lắng của các bà nội trợ, bởi giá cả của các mặt hàng lương thực, thực phẩm đều có chiều hướng tăng lên, có mặt hàng tăng lên gần gấp đôi so với ngày thường, ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí sinh hoạt của người dân.
Vào mùa gặt, tình trạng tuốt lúa, phơi thóc, đốt rơm rạ tái diễn tại các tuyến đường ngoại thành Hà Nội. Điều này không chỉ gây cản trở mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Thời gian qua, một số dự án xây dựng trên địa bàn Thủ đô đang chậm triển khai, chủ yếu do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), giải ngân nguồn vốn... Trong đó, 2 dự án xây dựng đường giao thông đang vướng mắc GPMB, gồm: Dự án Tuyến đường nối từ Đại học Mỏ - Địa chất vào khu công nghiệp (KCN) Nam Thăng Long; Dự án Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
Thời gian vừa qua, khu vực bờ hữu sông Cà Lồ (xã Nguyễn Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội), đoạn từ khu vực đền Ba Voi đến cầu Phủ Lỗ xuất hiện lún sụt ở bờ sông, các công trình phụ trợ của di tích đã xuất hiện nhiều vết nứt xé, lún nền. Trong khuôn viên di tích đền Ba Voi, hơn 100m2 công trình Nhà thờ Mẫu và nhà bếp bị nứt xé trần bê tông, sụt nền sân, các mảng tường chằng chịt vết hở. Diễn biến sạt lở ngày càng phức tạp, uy hiếp an toàn tính mạng và tài sản của người dân sinh sống trong khu vực, uy hiếp trực tiếp, nghiêm trọng đến an toàn của công trình văn hóa tâm linh đã được xếp hạng cấp thành phố.
Phố Nguyễn Cảnh Dị kéo dài, đoạn từ cầu sông Lừ đến cầu Định Công thuộc địa bàn phường Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) nhiều năm nay đang trở thành nỗi ám ảnh của người dân mỗi khi di chuyển qua. Bởi, không chỉ mặt đường xuống cấp, xuất hiện ngày càng nhiều nhiều “ổ trâu”, ổ gà” khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn, mà còn có nhiều điểm rác thải ùn ứ, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân xung quanh.
Những ngày qua, người dân xóm Náng (xã Nhã Lộng), xóm Tân Sơn (xã Úc Kỳ), huyện Phú Bình, Thái Nguyên vô cùng bức xúc về hành vi xả trộm chất thải công nghiệp nguy hại, gây ô nhiễm môi trường. Theo phản ánh của người dân, chất thải có màu đen, bốc mùi khó chịu được đổ tràn lan ở rất nhiều khu ruộng, vườn, làm chết hoa màu, cây cỏ, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
Làng nghề tái chế chất thải xã Tân Triều (huyện Thanh Trì, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề thu gom phế thải, lông vũ, tái chế nhựa. Toàn xã có gần 200 cơ sở sản xuất thuộc 8 ngành nghề khác nhau, hiện đang xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của những người dân giữa làng nghề.
Những năm qua, việc phát triển các làng nghề ở huyện Hoài Đức đã tạo ra nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người dân. Thế nhưng, mặt trái của sự phát triển này là tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân địa phương. Mặc dù người dân kiến nghị nhiều lần, chính quyền địa phương cũng đã có nhiều giải pháp nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề vẫn đang là bài toán nan giải.
Ông Trần Quốc Tuấn phường Quảng An, (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) có đơn phản ánh tới Báo Đại biểu Nhân dân về hành trình mòn mỏi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của gia đình ông từ năm 2005 đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Trong suốt quá trình gõ cửa các cơ quan công quyền, cán bộ phường Quảng An quên hồ sơ, quận Tây Hồ xác định sai nguồn gốc và vị trí đất, tiền thuế tính không chính xác, giải quyết không thỏa đáng, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, gây bức xúc và bất bình… khiếu nại, tố cáo kéo dài.
Ông Nguyễn Đình Hồng ở xã Di Trạch, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội tiến hành tháo dỡ căn nhà trên thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình, tuy nhiên, những người trong gia đình chồng của chủ cũ đã ngăn cản, chính quyền và công an yêu cầu tạm dừng để hòa giải, khiến anh bức xúc vì công việc dở dang, thiệt hại khi không thể thực hiện quyền sử dụng tài sản của mình đã được pháp luật công nhận.
Những năm qua, số công trình nhà cao tầng mọc lên trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng nhiều, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ ngày càng lớn… đòi hỏi ngành chức năng cần có biện pháp mạnh hơn đối với những vi phạm về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại các tòa nhà, chung cư.