Bảo đảm an sinh xã hội, lợi ích của người tham gia bảo hiểm y tế

Chiều 24.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đã thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và Luật Dữ liệu.

Bảo đảm tài chính cho nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân

Thảo luận tại Tổ 1, các ĐBQH Đoàn TP. Hà Nội cơ bản tán thành sự cần thiết kịp thời sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển bảo hiểm y tế toàn dân phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta. Bảo đảm an sinh xã hội, quyền, lợi ích của người tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Bảo hiểm xã hội...

Để hoàn thiện dự thảo luật, các ĐBQH đã cho ý kiến vào nhiều điều khoản cụ thể liên quan tới quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế; mức đóng, trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế; phương thức đóng bảo hiểm y tế; phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế, mức hưởng bảo hiểm y tế; thanh quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời, góp ý vào quy định về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế; trách nhiệm của các cơ quan về bảo hiểm y tế...

img-6351-3636-1749.jpeg
ĐBQH Trần Thị Nhị Hà phát biểu ý kiến

Theo ĐBQH Trần Thị Nhị Hà, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của nước ta hiện khá cao; trong đó, tại Hà Nội đã đạt 94,5%. Những năm gần đây, hầu như người dân nào đi khám chữa bệnh cũng xuất trình thẻ BHYT. Đặc biệt, với những người nghèo, bệnh ung thư, chạy thận... rất cần thẻ BHYT như "phao cứu sinh" để khám chữa bệnh. Theo đại biểu, về phạm vi được hưởng của người tham gia theo Dự thảo là phù hợp nhưng Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã quy định các hình thức khám chữa bệnh từ xa, khám chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình.

“Đề nghị bảo hiểm y tế cũng phải được thanh toán cho việc khám chữa bệnh từ xa, khám chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình. Đây là hình thức khám chữa bệnh mới, phù hợp với thực tiễn”, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà nêu quan điểm.

Về vận chuyển người bệnh, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà cho rằng, việc vận chuyển cấp cứu khi tai nạn, nhồi máu cơ tim... phải cấp cứu rất sớm cần được thanh toán bảo hiểm y tế. Bởi, hiện nay nội dung vận chuyển cấp cứu người bệnh chỉ được thanh toán với một số đối tượng. Như vậy, tất cả bệnh nhân bị cấp cứu mà có bảo hiểm y tế phải thanh toán, trường hợp nào cấp cứu thì do bác sĩ chỉ định.

img-6350-2078-6316.jpeg
ĐBQH Nguyễn Anh Trí phát biểu ý kiến

ĐBQH Nguyễn Anh Trí cho biết, ông đánh giá cao dự thảo Luật được xây dựng trên 4 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đại biểu bày tỏ tâm đắc với chính sách điều chỉnh các quy định bảo hiểm y tế có liên quan theo cấp chuyên môn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và phát huy vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

“Không nên coi việc khám chữa bệnh theo tuyến bảo hiểm là biện pháp chống quá tải cho hệ thống y tế, mà phải tổ chức lại hệ thống y tế làm sao người dân có thể đến nơi khám, chữa bệnh nhanh nhất, đầy đủ nhất, có thầy giỏi, thuốc tốt; bảo đảm công bằng, bình đẳng trong thụ hưởng bảo hiểm y tế”, ĐBQH Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh.

Còn ĐBQH Lê Quân cho rằng, dự án Luật đã “mở tuyến với bệnh hiểm nghèo”, song nên cân nhắc tới đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ ở vùng sâu, vùng xa bởi đây là những trường hợp dù được Nhà nước hỗ trợ rất nhiều về bảo hiểm y tế song vẫn gặp nhiều khó khăn. “Một bệnh nhân ở tuyến xã lên tuyến huyện thì mức chi khác rồi. Nhiều bà con khi lên Hà Nội khám thì gần như phải đi về... Do đó, việc thông tuyến, mở tuyến nên mở rộng với đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ ở vùng sâu, vùng xa chứ không nên chỉ dừng ở việc mở đối với bệnh hiểm nghèo”, ĐBQH Lê Quân nhấn mạnh.

Dữ liệu được đưa vào sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

Cũng tại phiên thảo luận tổ, các đại biểu còn cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu. Đa số các ĐBQH tại Tổ 1 đều nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Dữ liệu với những cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Về cơ sở chính trị, nội dung tại dự án luật đã thể chế hóa được chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trong những năm gần đây.

img-6349-3513-7971.jpeg
ĐBQH Lê Quân phát biểu ý kiến

Theo ĐBQH Lê Quân, việc ban hành Luật Dữ liệu trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo và các công cụ để thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu cũng như lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng về dữ liệu ngày càng phổ biến, tạo ra nhiều xu hướng và dữ liệu được đưa vào sử dụng với nhiều mục đích khác nhau là hết sức cần thiết. Theo đó, việc ban hành Luật Dữ liệu vô cùng quan trọng, vừa đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng cho công dân, vừa bảo đảm việc đầu tư và quản trị các xu hướng ứng dụng về công nghệ. Theo nghiên cứu, khảo sát của đại biểu, có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các đạo luật có liên quan bởi khi có hành lang pháp lý đầy đủ sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát triển, khởi nghiệp.

“Gần đây, chúng ta đang nói đến các ứng dụng thương mại điện tử bán hàng xuyên biên giới. Hàng ngày, hàng giờ các sản phẩm từ các ứng dụng đó được gửi đến mình và thông tin về các dữ liệu đó đều được nắm bắt. Trong các cuộc bầu cử quốc tế, họ nắm bắt rất nhiều tâm lý dữ liệu liên quan đến xu hướng hành vi. Vì vậy, việc ban hành Luật Dữ liệu là rất quan trọng. Nếu chỉ có nghị định thì sẽ không bao phủ được hết”, ĐBQH Lê Quân nhấn mạnh.

img-6348-1245-1977.jpeg
Quang cảnh thảo luận tổ của Đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Ngoài ra, một số ý kiến của ĐBQH cũng đánh giá về cơ sở pháp lý, dự án luật đã bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp với hệ thống pháp luật hiện hành. Dự án Luật Dữ liệu có phạm vi điều chỉnh liên quan đến nhiều văn bản luật, dự án luật đang được xây dựng. Các vấn đề liên quan đến tạo lập, sử dụng, khai thác và quản lý dữ liệu hiện đang được quy định rải rác ở các Luật như Viễn thông, Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Luật Căn cước công dân, Luật Lưu trữ... và một số luật đang trong quá trình soạn thảo như Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế bổ sung 40 điều về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, trách nhiệm đóng, quyền lợi, phạm vi hưởng, tổ chức khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý quỹ và một số quy định kỹ thuật; được bố cục gồm 2 điều về nội dung sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ và hiệu lực thi hành của Luật. Sau 15 năm triển khai thi hành, Luật Bảo hiểm y tế đã thực sự đi vào cuộc sống với 93,3 triệu người tương ứng 93,35% dân số tham gia bảo hiểm y tế, khẳng định tính đúng đắn, tính phù hợp của chính sách bảo hiểm y tế theo nguyên tắc chia sẻ rủi ro, bảo đảm nguồn tài chính cho nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, chúc mừng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hậu Giang

Sáng nay, 14.12, ngay sau cuộc tiếp xúc cử tri tỉnh Hậu Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hậu Giang nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu, trao đổi với cử tri tỉnh Hậu Giang
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xử lý ngay các kiến nghị của cử tri, bảo đảm nâng cao đời sống của Nhân dân

Nhấn mạnh, thông điệp về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như một lời hiệu triệu, thúc giục tinh thần hành động, đổi mới sáng tạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Nhân dân, vì lợi ích chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cấp, các ngành tỉnh Hậu Giang xử lý ngay các kiến nghị của cử tri, nhất là bảo đảm yêu cầu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì hội nghị làm việc với tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm việc với Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Chiều 13.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Hội nghị làm việc với tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị
Thời sự Quốc hội

Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị

Sáng 12.12, tại Nhà Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp đã phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp bộ “Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” tổ chức Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tặng hoa chúc mừng tập thể Liên minh HTX Việt Nam
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Tối 11.12, tại Nhà hát Quân đội, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tham dự Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã (HTX) và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024. Sự kiện do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì tổ chức.

Hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo”
Chính trị

Hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo”

Ngày 11.12, tại TP. Đà Nẵng, Ban Công tác đại biểu phối hợp cùng Văn phòng Quốc hội và Đại sứ quán Anh tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo” cho các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.