Đắk Lắk:

Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo

Chăn nuôi heo theo quy mô trang trại ngay trong khu dân cư ở thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk hàng chục năm qua, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Không chỉ vậy, hộ chăn nuôi này còn ngang nhiên bao chiếm hồ Lắk, là Di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia để làm nơi nuôi cá, lắp đường ống nhựa PVC dẫn chất thải từ trang trại, xả thẳng ra hồ.

Báo Đại biểu Nhân dân nhận được đơn kêu cứu của nhiều hộ dân ở thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk về việc, nhiều năm nay, hộ gia đình ông Lê Viết Thành (trú cùng địa phương) chăn nuôi heo theo quy mô trang trại với hàng trăm con heo ngay trong khu dân cư. Mùi hôi thối đã “hành hạ” người dân suốt nhiều năm qua.

Dân kêu cứu vì mùi hôi thối kéo dài nhiều năm

Nhận đơn kêu cứu của người dân, phóng viên đã về địa phương tìm hiểu thông tin thực tế. Theo ghi nhận, trang trại của hộ ông Lê Viết Thành với nhiều dãy chuồng trại nằm lọt giữa khu dân cư thuộc tổ dân phố 4 của thị trấn Liên Sơn. Chủ trang trại cho xây tường bao quanh rất cao, cổng luôn khóa chặt, người ngoài rất khó tiếp cận.

Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo -0
Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo -0

​​​​​​Trang trại heo của hộ ông Lê Viết Thành nằm trong khu dân cư

Ông Hoàng Thế Anh, nhà sát ngay trang trại của hộ gia đình ông Lê Viết Thành cho biết, gia đình ông Thành chăn nuôi trong khu dân cư đã hàng chục năm nay và liên tục mở rộng quy mô.

“Thời kỳ cao điểm, trang trại của ông Thành nuôi đến cả nghìn con heo thịt và heo nái. Một ngày, theo quy luật thì trang trại sẽ rửa chuồng 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Vào các thời điểm này thì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc lan khắp xóm, hôi thối đến ngạt thở.”, ông Anh cho hay.

Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo -0

Theo lãnh đạo UBND thị trấn Liên Sơn, trang trại heo của hộ ông Thành có quy mô hàng trăm con, việc gây ô nhiễm môi trường là có thật nhưng việc kiểm tra gặp rất nhiều khó khăn

Cũng theo ông Anh, dù chăn nuôi theo quy mô trang trại, nhưng hộ gia đình ông Thành không có phương án thu gom, xử lý chất thải mà đào mương xả trực tiếp ra khu đất ngay sát Quốc lộ 27. Phân heo, nước thải từ trang trại tích tụ tại đây tạo một màu đen kịt, gây mùi hôi thối. Cực chẳng đã, người dân đã làm đơn phản ánh, kêu cứu gửi lên cơ quan chức năng của huyện Lắk và tỉnh Đắk Lắk.

“Mỗi lần có đơn, cơ quan chức năng cũng về kiểm tra, nhưng được vài ngày thì tình trạng hôi thối đâu lại vào đấy.”, ông Anh tâm sự.

Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo -0
Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo -5
Đường ống nhựa dài hàng chục mét, được đâm xuyên qua Quốc lộ 27, dẫn nước thải từ trang trại xả thẳng ra hồ Lắk

Ông Anh cho biết, từ khi người dân có đơn gửi chính quyền, hộ gia đình ông Lê Viết Thành đã cho lắp một đường ống nhựa PVC dài hàng chục mét, nối từ trang trại đâm xuyên qua Quốc lộ 27 rồi xả thẳng ra hồ Lắk.

Ông Nguyễn Văn Diệu (trú tổ dân phố 4, thị trấn Liên Sơn) phản ánh, nhà ông nằm sát ngay Quốc lộ 27, đối diện với hồ Lắk. Gia đình có mở quán bán cơm và nước giải khát. Thế nhưng, trang trại chăn nuôi heo của ông Thành xả thải ra ngay khu đất sát nhà ông gây mùi hôi thối, phát sinh rất nhiều ruồi muỗi, buộc ông phải đóng cửa quán cơm vì không có khách.

Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo
Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo
Nước hồ Lắk đóng váng, đổi màu do tích tụ nước thải từ trang trại thải ra
Nước hồ Lắk đóng váng, đổi màu do tích tụ nước thải từ trang trại thải ra

“Mùa nắng cũng như mùa mưa, chỉ cần một cơn gió là mùi hôi thối thốc lên nồng nặc. Đặc biệt, về ban đêm thì mùi hôi thối càng đậm đặc. Không tài nào ngủ được.”, ông Diệu than thở.

Xâm hại danh thắng hồ Lắk nghiêm trọng

Cũng theo người dân phản ánh, không chỉ xả thải gây ô nhiễm môi trường, hộ ông Lê Viết Thành còn bao chiếm cả hecta mặt nước hồ Lắk làm nơi chứa chất thải từ trang trại và nuôi cá.

Ghi nhận của phóng viên, tại một khu vực eo của hồ Lắk nằm sát Quốc lộ 27, một bức “đê bao” bằng tre được dựng lên, kéo dài hàng chục mét, khoanh khu vực eo này tạo thành hồ nuôi cá rộng cả hecta. Người dân ở đây vẫn quen gọi là “hồ cá ông Thành”.

Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo
Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo
Khu vực eo hồ Lắk bị lấn chiếm, biến thành "hồ cá ông Thành"

Bên ngoài bức “đê bao” bằng tre, lục bình ken dày đặc. Còn bên trong “hồ cá ông Thành”, hoạt động nuôi, đánh bắt cá đang diễn ra. Tại khu vực đất nằm sát Quốc lộ 27 thì được tận dụng trồng rau. Cũng tại khu vực đất này, một đường ống nhựa được lắp đặt, nối từ trang trại ông Thành đâm xuyên qua Quốc lộ 27 kéo thẳng ra “hồ cá ông Thành”. Nước từ đường ống này chảy ra hồ Lắk với màu đen kịt, nổi bọt trắng, bốc mùi hôi thối. Cả một khu vực “hồ cá ông Thành” nổi váng đen, phủ kín một góc hồ. Theo người dân, đây chính là phân heo đông kết lại sau nhiều năm tích tụ lại. Chỉ cần một cơn gió, mùi hôi thối từ “hồ cá ông Thành” sẽ xộc vào khu dân cư.

Làm việc với ông Lê Thế Anh, Chủ tịch UBND thị trấn Liên Sơn, ông này xác nhận, trang trại chăn nuôi heo của hộ ông Lê Viết Thành xả thải ra môi trường gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến người dân là có thật.

Theo ông Anh, qua khai báo từ hộ ông Thành thì quy mô trang trại chăn nuôi khoảng 500 con heo, thế nhưng qua nắm bắt từ người dân, có những thời điểm lên đến cả nghìn con. Cũng theo ông Anh, trang trại của ông Thành là tự phát và tồn tại gần 20 năm nay. Trang trại không nằm trong khu quy hoạch chăn nuôi và cũng không được cấp phép.

Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo
Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo
Người dân đánh cá trên "ao cá ông Thành"

“Trang trại heo của ông Thành xả thải gẫy ô nhiễm là có, nhưng vấn đề kiểm tra rất khó, muốn vào bên trong trang trại kiểm tra thì phải thành lập đoàn liên ngành. Đến thời điểm này, địa phương chỉ mới kiểm tra, nhắc nhở mà chưa có hình thức xử phạt gì đối với trang trại”, ông Lê Thế Anh cho biết.

Về việc hộ ông Lê Viết Thành bao chiếm hồ Lắk để nuôi cá, làm nơi chứa chất thải từ trang trại, Chủ tịch UBND thị trấn Liên Sơn cũng xác nhận là có thật, tuy nhiên lãnh đạo thị trấn Liên Sơn cho rằng, vấn đề vượt thẩm quyền của thị trấn và đơn vị đã báo cáo lên UBND huyện. Trước mắt, thị trấn đang vận động hộ gia đình ông Thành tự tháo dỡ “đê bao” bằng tre, trả lại hiện trạng hồ Lắk.

Trong khi đó, trao đổi với ông Nay Y Phú, Chủ tịch UBND huyện Lắk, ông cho biết huyện cũng đã nhận được đơn phản ánh của người dân và đã chỉ đạo cho các phòng ban chuyên môn tiến hành kiểm tra, báo cáo. Khi có báo cáo thì huyện sẽ họp, xem xét và có chỉ đạo xử lý cụ thể.

Hồ Lắk có diện tích hơn 500 hecta, đây là một trong những hồ tự nhiên có diện tích lớn nhất ở Việt Nam. Hồ Lắk là một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, hồ Lắk còn là một vựa cá lớn của tỉnh. Đặc biệt, trên đỉnh đồi cạnh hồ Lắk đã được vua Bảo Đại xây dựng một biệt điện để nghỉ ngơi, ngắm phong cảnh. Biệt điện hiện đang được trùng tu và khai thác phục vụ khách du lịch. Ngày 11.5.1993, hồ Lắk được nhà nước công nhận là Di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.