Báo chí tận tâm, tận lực cống hiến xây dựng văn hóa Thủ đô
Báo Đại biểu Nhân dân
Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và hội nhập toàn cầu, giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Trong đó, báo chí, truyền thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Báo chí, truyền thông đóng vai trò quan trọng giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Sát cánh đồng hành
Hà Nội - mảnh đất nghìn năm văn hiến, không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế mà còn là nơi kết tinh, lan tỏa những giá trị văn hóa đặc sắc, hun đúc tinh thần thanh lịch, tao nhã của người Tràng An. Trải qua biến thiên của lịch sử, nếp sống văn minh, thanh lịch của người Hà Nội vẫn luôn là biểu tượng đáng tự hào, là tài sản vô giá cần được bảo tồn và phát huy trong thời đại mới.
Trong dòng chảy đó, báo chí không chỉ phản ánh hiện thực mà còn định hướng, lan tỏa giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại và giàu bản sắc. Điều này được khẳng định tại Hội nghị tọa đàm “Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” do Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội Nhà báo thành phố Hà Nội và Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức chiều 24.3.
Báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng trong giữ gìn các giá trị truyền thống, góp phần tạo động lực thúc đẩy Thủ đô phát triển. Nhận định như vậy, Đại tá, nhà báo Đỗ Phú Thọ, chuyên gia Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân cho rằng, những năm qua Nhân dân tin tưởng và ngày càng tìm đến diễn đàn báo chí, qua đó báo chí có điều kiện định hướng đúng đắn dư luận xã hội. Dẫn chứng về thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19.2.2024 “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, báo chí đã làm tốt công tác tuyên truyền, biểu dương, cổ vũ những tập thể, cá nhân làm tốt và phê phán, nhắc nhở những nơi làm chưa tốt.
“Trong phong trào này, báo chí đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố về văn hóa giao tiếp, ứng xử; từng bước xây dựng, hình thành chuẩn mực văn hóa trong lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng trên địa bàn thành phố, góp phần gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô, xây dựng thành phố văn minh, hiện đại”, nhà báo Đỗ Phú Thọ chỉ ra.
Các đại biểu chủ trì hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh". Ảnh: Thái Minh
Từ tình yêu Hà Nội, trăn trở về những biến đổi văn hóa Hà Nội, nhà báo Phùng Công Sưởng, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong cho rằng, Hà Nội xưa rất khác bây giờ. Hà Nội ngày càng muốn phát triển, mở rộng, thu nạp văn hóa từ muôn nơi, việc giữ gìn bản sắc ngày càng khó khăn. Báo chí với các tác phẩm mang tính tuyên truyền, định hướng, đánh giá, phản biện là đường dẫn quan trọng để phát triển Hà Nội trong sự đa dạng văn hóa ấy. Báo chí với những lát cắt rất nhỏ còn góp phần làm nổi bật nét đặc trưng, đặc sắc của Hà Nội. Qua đó, đến với Hà Nội, nghĩ về Thủ đô, mọi người thấy Hà Nội có những giá trị khác biệt, nét văn minh, thanh lịch người Hà Nội là điển hình cho con người Việt Nam…
“Như nhiều chuyên gia nhận định, Hà Nội không chỉ của Hà Nội mà còn của cả nước. Văn hóa ứng xử ở Thủ đô sẽ tạo ấn tượng đầu tiên và sâu sắc nhất tới du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Thực tế, báo chí luôn quan tâm phản ánh sinh động đời sống kinh tế - xã hội cả nước, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Báo chí không đứng ngoài cuộc trong quá trình đồng hành tuyên truyền về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, đi theo phương châm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”. Những quy tắc cô đọng, dễ nhớ mang tính chất khuyến khích “nên làm”, “không nên làm” gieo vào tâm thức mỗi người, tạo ra những thước đo chung về chuẩn mực ứng xử trong các mối quan hệ”, nhà báo Phùng Công Sưởng nói.
Nhận thức và hành động
Vừa là bộ phận của văn hóa, vừa là phương tiện truyền tải, phổ biến văn hóa tới công chúng, bên cạnh chức năng phản ánh, tuyên truyền, báo chí còn có vai trò định hướng, hình thành, lan tỏa chuẩn mực văn hóa ứng xử. Trước tình trạng lệch chuẩn trong văn hóa ứng xử của một bộ phận người dân, báo chí là kênh quan trọng tuyên truyền người dân thực hiện bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng.
Từ góc nhìn này, Trưởng Ban Nhân Dân điện tử, nhà báo Nguyễn Ngọc Thanh phân tích cái khó của báo chí trong đồng hành với Hà Nội triển khai Quy tắc ứng xử nơi công cộng: “Do Hà Nội là nơi hội tụ dân cư của nhiều tỉnh, thành phố, vùng miền của cả nước nên văn hóa và trình độ dân trí không đồng đều, cộng thêm dân cư thường xuyên biến động nên việc tuyên truyền, phổ biến và xây dựng chuẩn mực văn hóa người Hà Nội gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, thay đổi nhận thức và thói quen của người dân là cả quá trình, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ. Đối diện với thách thức này, việc báo chí góp phần xây dựng đời sống văn hóa, văn minh ở Thủ đô Hà Nội cần được xác định là quá trình khó khăn, lâu dài, liên tục”.
Việc truyền thông trên báo chí đã đạt được độ phủ rộng, nhưng theo nhà báo Đồng Mạnh Hùng, Trưởng Ban Thư ký, Đài Tiếng nói Việt Nam, nhiều sản phẩm trên báo chí cách viết còn cũ, hình thức chưa thực sự bắt tai, bắt mắt. Đặc biệt, nhiều bài viết chưa phát hiện những nhân tố mới, chi tiết mới, khiến việc tuyên truyền lặp đi lặp lại, không hấp dẫn; cách đề xuất giải pháp còn chung chung, thậm chí rơi vào răn dạy, giáo điều... Một số chiến dịch truyền thông của các cơ quan báo chí thiếu chiều sâu, nhiều chiến dịch chỉ rầm rộ trong thời điểm nhất định như ngày 10.10 hoặc lễ, Tết... Nhiều cơ quan báo chí trung ương, nếu tuyên truyền về Hà Nội chỉ coi trọng những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, còn viết về văn hóa, về người Hà Nội thanh lịch là chủ đề phụ…
“Để nâng cao hiệu quả truyền thông trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, Hà Nội cần có chiến lược mạnh mẽ để kết nối các cơ quan báo chí. Nếu có kế hoạch cụ thể, chắc chắn sẽ có nhiều bài viết, phóng sự, hình ảnh đẹp, hấp dẫn để tuyên truyền cho nội dung người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Trong các bài viết, phóng sự cần phát huy thế mạnh của báo chí giải pháp, báo chí kiến tạo để đề xuất các giải pháp cho các cơ quan chức năng, hướng dẫn người dân thực hành nếp sống văn minh, hiện đại mà vẫn giữ được nét thanh lịch, hào hoa của người Hà Nội... Đó là cách khuyến khích để báo chí cống hiến xây dựng văn hóa Thủ đô, lan tỏa nét văn minh, thanh lịch người Hà Nội", nhà báo Đồng Mạnh Hùng nói.
Nhà báo Nguyễn Anh Vũ, Tổng Biên tập báo Văn hóa: Đặt hệ giá trị người Hà Nội trong hệ giá trị con người Việt Nam
Trong hệ giá trị người Hà Nội không thể thoát ra khỏi hệ giá trị con người Việt Nam, rộng hơn nữa là hệ giá trị quốc gia. Hệ giá trị của người Hà Nội và hệ giá trị người Việt Nam có những điểm chung nhưng cũng có những điểm khác biệt tạo ra “chất” người Hà Nội.
Chúng ta cần nhìn nhận những khí chất khác biệt của người Hà Nội như tinh tế, nhẹ nhàng từ lối sống, ẩm thực ứng xử, và thực tế có ít nhiều sự pha trộn và đang mất dần, mà không thể đổ lỗi cho sự di dân từ các địa phương khác.
Với vai trò của báo chí truyền thông, cần lan tỏa, nâng cao hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh; tập trung xây dựng các chuyên mục, chương trình tuyên truyền phổ biến những chuẩn mực văn hóa, nêu gương người tốt, ứng xử có văn hóa trong cộng đồng. Đồng thời khuyến khích người dân, đặc biệt là người nổi tiếng lan tỏa những hành động đẹp, hành động truyền cảm hứng của người Hà Nội, để tạo được những hiệu ứng mạnh mẽ, hiệu quả hơn.
Nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô: Kết nối, tạo điều kiện cho báo chí góp tiếng nói
Trong hành trình phát triển của báo chí, vai trò của Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội và Hội Nhà báo thành phố Hà Nội hết sức quan trọng. Là cơ quan định hướng chiến lược, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội đã luôn chỉ đạo sát sao, kịp thời, giúp báo chí Thủ đô phát huy tốt vai trò của mình trong việc giữ gìn, lan tỏa những giá trị tốt đẹp của người Hà Nội.
Hội Nhà báo thành phố Hà Nội với nhiều hoạt động thiết thực đã kết nối, hỗ trợ đội ngũ những người làm báo, tạo điều kiện để báo chí phát huy vai trò định hướng dư luận, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại.
Trong suốt 40 năm qua, với sứ mệnh là tiếng nói của tuổi trẻ Thủ đô, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã không ngừng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, triển khai nhiều chuyên mục, chương trình ý nghĩa, qua đó khắc họa những hình mẫu đẹp về đạo đức, lối sống của thanh niên Hà Nội, góp phần nhân rộng những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội, cũng như sự phối hợp, đồng hành của các cơ quan báo chí, đội ngũ phóng viên, nhà báo trong công tác tuyên truyền về người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực đổi mới, sáng tạo, phát huy trách nhiệm của mình để góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, xứng đáng là trái tim của cả nước.
Đường sách Hải Phòng lần đầu tiên được tổ chức với chủ đề “Đọc sách - Con đường hướng đến thành công” với nhiều hoạt động sôi nổi. Lễ khai mạc Đường sách Hải Phòng năm 2025 sẽ diễn ra vào 20h15 tối 19.4.
Chiều 18.4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phối hợp huy động đồng bào các dân tộc tham gia tổ chức hoạt động tại Làng.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thể hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Sáng 23.4, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, sẽ diễn ra tọa đàm chủ đề về phim "Địa đạo" và sự tái hiện ký ức chiến tranh trong điện ảnh đương đại.
Sáng 18.4, tại Thư viện Hà Nội đã khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV, phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2025.
Hơn 20 đoàn đại biểu quốc tế đã xác nhận tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Lần đầu tiên trong khối diễu hành có sự xuất hiện của đoàn kiều bào tiêu biểu với hơn 120 đại biểu...
Với nỗ lực không ngừng kiến tạo hệ sinh thái tri thức vững mạnh, các đơn vị xuất bản Việt Nam đã chủ động tổ chức nhiều chương trình giao lưu, giới thiệu, quảng bá sách. Những hoạt động này không chỉ là cầu nối giữa tác giả và độc giả, mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng.
Sáng 19.4, tại không gian bảo tàng đương đại Muong Art Today Museum sẽ khai mạc trưng bày "Giãn nở đa chiều", quy tụ các tác phẩm có ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng, thể hiện mối quan tâm bền bỉ và liên tục của nghệ sĩ với thay đổi nhanh chóng của đời sống thực tế.
Chương trình "Nét đẹp Việt mùa 3: Chạm vào di sản", với sự đồng hành của nhiều nhà sáng tạo nội dung có hàng triệu lượt theo dõi, hứa hẹn góp phần lan tỏa mạnh mẽ vẻ đẹp di sản, văn hóa của 5 vùng đất cố đô của Việt Nam.
Chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 50 năm giải phóng tỉnh Bình Thuận (19.4.1975 - 19.4.2025), ngày 17.4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận khai mạc triển lãm ảnh, kết hợp trưng bày, giới thiệu sản phẩm thương mại - du lịch với chủ đề “Bình Thuận - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”.
Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26.4) với thông điệp toàn cầu “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc: Cảm nhận nhịp điệu của sở hữu trí tuệ”, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, trọng tâm là lĩnh vực âm nhạc.
“Kỷ Nguyên Nhựa” không chỉ là một triển lãm nghệ thuật thị giác, mà còn là hành trình khám phá đầy màu sắc về một phần ký ức tuổi thơ – nơi những món đồ chơi nhựa từng mang đến niềm vui vô tận giờ được nhìn lại qua lăng kính nghệ thuật. Triển lãm khơi gợi sự tò mò, mở ra cuộc đối thoại nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về vai trò của nhựa trong đời sống hiện đại.
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), từ ngày 21 - 26.4, Viện Phim Việt Nam tổ chức chương trình Những ngày phim Việt Nam.
Hướng tới kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức chuỗi lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch sôi động, trải dài từ thành phố biển đến các địa phương. Những sự kiện đặc sắc như đại nhạc hội, lễ hội khinh khí cầu, liên hoan diều nghệ thuật không chỉ tri ân lịch sử mà còn mở ra “mùa vàng” du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh địa phương và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Cầu truyền hình đặc biệt nằm trong loạt chương trình trọng điểm do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Là một trong những thí sinh lọt chung khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024, Thiếu úy Trần Ngọc Châu Anh không chỉ sở hữu vẻ đẹp hình thể ấn tượng mà còn truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về tình yêu đất nước, trách nhiệm và phẩm chất kiên cường của thế hệ trẻ.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, NXB Chính trị quốc gia Sự thật và Omega Việt Nam hợp tác xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris.
Nhằm khám phá mối quan hệ đặc biệt giữa con người và động vật trong cuộc sống hàng ngày, Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Mối giao cảm giữa con người và động vật" của nghệ sĩ người Pháp Tina Merandon, trong khuôn khổ chương trình Nghệ sĩ lưu trú Villa Saigon 2025.